Câu hỏi (8 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 114937
Phần 1: Trắc nghiệm khách quan: (2,0 đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.
(Trích Ngữ văn 6, tập 2, trang 38-39)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 114939
Ai là tác giả của đoạn văn trích trên?
-
A.
Tô Hoài
-
B.
Đoàn Giỏi
-
C.
Võ Quảng
-
D.
Nguyễn Tuân
-
A.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 114941
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào sau đây?
-
A.
Đất rừng Phương Nam
-
B.
Sông nước Cà Mau
-
C.
Dế Mèn phiêu lưu kí
-
D.
Quê nội
-
A.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 114942
Tác giả sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào để viết đoạn trích trên?
-
A.
Tự sự
-
B.
Miêu tả
-
C.
Biểu cảm
-
D.
Thuyết minh
-
A.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 114944
Dòng nào nêu chính xác nhất nội dung của đoạn trích trên?
-
A.
Kể chuyện dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò.
-
B.
Tả cảnh dượng Hương Thư đang cùng mọi người trên thuyền vượt thác Cổ Cò.
-
C.
Tả cảnh dượng Hương Thư đang điều khiển sào đưa thuyền vượt thác Cổ Cò.
-
D.
Tả cảnh dượng Hương Thư cùng mọi người trên thuyền đã vượt qua được thác Cổ Cò.
-
A.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 114947
Phần 2. Phần tự luận (8 điểm)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 114949
Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hoá trong đoạn thơ sau: (2 điểm):
“Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(Khánh Chi, “Biển”)
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 114951
Em hãy viết một bài văn miêu tả khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời. (6,0 điểm)