Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 478483
Nền công nghiệp ở Đông Dương trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất có vai trò như thế nào đối với nước Pháp?
- A. Hỗ trợ cho sự phát triền của công nghiệp chính quốc
- B. Bù đắp những tổn thất, thiếu hụt do chiến tranh của chính quốc
- C. Cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu của chiến tranh
- D. Tránh sự phụ thuộc vào nền công nghiệp chính quốc
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 478489
Cơ sở nào đã dẫn đến sự phân hóa xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Chính sách về kinh tế, văn hóa của Pháp ở Việt Nam
- B. Những biến động về xã hội ở Việt Nam
- C. Chính sách thống trị của Pháp và những biến động về kinh tế ở Việt Nam
- D. Pháp là một bên tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 478490
Vì sao nông dân Việt Nam ngày càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
- B. Pháp không quan tâm phát triển nông nghiệp
- C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất, sưu cao thuế nặng
- D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 478496
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất tư sản Việt Nam đã làm gì để vươn lên và xác lập địa vị chính trị nhất định?
- A. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất kinh doanh
- B. Đẩy mạnh buôn bán với tư bản Pháp
- C. Lập cơ quan ngôn luận, bênh vực quyền lợi về chính trị và kinh tế cho người trong nước
- D. Cử người tham gia bộ máy chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 478498
Tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do đã có tác động gì đến sự phân hóa giai cấp ở giai đoạn đoạn sau
- A. Đẩy mạnh quá trình tập hợp lực lượng, đặt cơ sở cho sự ra đời của giai cấp tư sản sau chiến tranh
- B. Đưa giai cấp tư sản trở thành một thế lực kinh tế hùng mạnh, đối trọng với tư bản Pháp
- C. Dẫn tới tinh thần thỏa hiệp của giai cấp tư sản sau chiến tranh
- D. Tạo điều kiện để tư tưởng vô sản có thể du nhập vào Việt Nam
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 478500
Nhận định “Rồng Nam phun bạc, đánh đổ Đức tặc” của tạp chí Nam Phong muốn nhấn mạnh điều gì?
- A. Sự đóng góp rất lớn của Việt Nam cho nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- B. Sự lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- C. Sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất
- D. Sức mạnh của nước Pháp trong chiến tranh thế giới thứ nhất
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 478502
Hình thức hoạt động của Việt Nam Quang phục hội trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. Giáo dục tuyên truyền tư tưởng tiến bộ.
- B. Cải cách văn hóa xã hội.
- C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
- D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 478503
Việt Nam Quang phục hội tan vỡ vào khoảng thời gian nào?
- A. 1915.
- B. 1916.
- C. 1917.
- D. 1918.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 478504
Trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào Hội kín ở Nam Kì hoạt động dưới hình thức nào?
- A. Tuyên truyền vận động quần chúng dưới hình thức tôn giáo, mê tín.
- B. Cải cách văn hóa, xã hội.
- C. Kêu gọi mọi người đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị.
- D. Vận động nhiều tầng lớp tham gia vào các cuộc bạo động.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 478506
Một trong những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là
- A. tuyên truyền, tố cáo tội ác của thực dân Pháp
- B. vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp tham gia đấu tranh
- C. tổ chức các cuộc bạo động: phá đường sắt, nhà lao, tấn công đồn lính
- D. kết hợp đấu tranh chính trị- vũ trang chống Pháp và chống phong kiến
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 478510
Lực lượng chủ yếu của Việt Nam Quang phục hội trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là
- A. công nhân, nông dân, thợ thủ công.
- B. công nhân và viên chức hỏa xa trên tuyến đường sắt Hà Nội – Vân Nam.
- C. công nhân và binh lĩnh người Việt trong quân đội Pháp.
- D. tất cả các giai tầng trong cả nước
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 478512
Thành phần tham gia đông đảo nhất trong phong trào Hội kín ở Nam Kì là
- A. Nông dân và dân nghèo thành thị.
- B. Nông dân và công nhân.
- C. Công nhân và binh lĩnh người Việt.
- D. Công nhân, thợ thủ công và dân nghèo thành thị
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 478513
Bản chất của phong trào hội kín ở Nam Kì là gì?
- A. Là phong trào ma thuật, bùa chú
- B. Là phong trào đấu tranh của nông dân khi bị đè nén đến cùng cực
- C. Là phong trào yêu nước của nhân dân Nam Bộ
- D. Là phong trào đấu tranh của công nhân Nam Kì
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 478515
Nguyên nhân chính khiến thực dân Pháp phải tăng cường chính sách khủng bố khi chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra?
- A. Để ngăn chặn nguy cơ cách mạng bùng nổ ở thuộc địa
- B. Để huy động tối đa các nguồn lực của thuộc địa cho chính quốc
- C. Để ngăn chặn nguy cơ bị các nước đế quốc khác xâm chiếm thuộc địa
- D. Để đưa thuộc địa vào quỹ đạo của cuộc chiến tranh
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 478517
Sự thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỉ XX đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho các cuộc đấu tranh giai đoạn sau?
- A. Phải có sự liên minh giữa giai cấp nông dân với công nhân.
- B. Phải có sự lãnh đạo của một giai cấp tiến tiến cách mạng.
- C. Phải tiến hành đoàn kết quốc tế.
- D. Phải đấu tranh vũ trang để giành chính quyền.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 478519
Hình thức đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là
- A. Đấu tranh chính trị
- B. Đấu tranh kinh tế
- C. Đấu tranh kinh tế kết hợp với bạo động
- D. Bạo động vũ trang
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 478520
Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất đã phản ánh điều gì?
- A. Đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân
- B. Thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức kỉ luật của giai cấp công nhân
- C. Là nguyên nhân thúc đẩy Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- D. Khẳng định vị trí, vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 478521
Ngày 5-6-1911 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
- A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập
- C. Phong trào kháng thuế ở Trung Kì bùng nổ
- D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 478522
Điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành là quốc gia nào?
- A. Pháp
- B. Trung Quốc
- C. Nhật Bản
- D. Liên Xô
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 478523
Vì sao năm 1911, Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
- A. Thực dân Pháp đặt xong ách thống trị trên đất nước Việt Nam
- B. Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
- C. Tư tưởng cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản ảnh hưởng sâu rộng đến nước ta
- D. Yêu cầu tìm kiếm một con đường cứu nước mới cho dân tộc
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 478524
Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường nào?
- A. Cải cách kinh tế, xã hội
- B. Duy tân để phát triển đất nước
- C. Dùng bạo động vũ trang để giành độc lập dân tộc
- D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 478526
Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục đích gì?
- A. Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam
- B. Duy tân làm cho đất nước cường thịnh để giành độc lập
- C. Đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ phong kiến, hành lập chính thể cộng hòa
- D. Đánh đổ ngôi vua, phát triển lên tư bản chủ nghĩa
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 478528
Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ chức phong trào
- A. Duy tân
- B. Đông du
- C. Bạo động chống Pháp
- D. “Chấn hung nội hóa”
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 478530
Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất là
- A. Tập hợp các lực lượng yêu nước của Việt Nam đang hoạt động ở Trung Quốc
- B. Chuẩn bị lực lượng để tiến hành bạo động giành độc lập
- C. Đào tạo đội ngũ cán bộ, đưa về nước hoạt động
- D. Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 478531
Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp?
- A. Đấu tranh vũ trang.
- B. Đấu tranh chính trị.
- C. Đấu tranh nghị trường.
- D. Bạo động và ám sát cá nhân.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 478532
Vì sao thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- A. Khuyếch trương hình ảnh hiện đại của nền văn minh Pháp.
- B. Tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân.
- C. Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột và quân sự.
- D. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngoại thương.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 478534
Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là
- A. Kinh tế nông nghiệp phát triển, kinh tế công nghiệp chậm phát triển
- B. Kinh tế chuyển biến mang tính chất cục bộ, lệ thuộc vào Pháp
- C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh, mạnh
- D. Hệ thống đường giao thông được mở rộng
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 478535
Tính chất nền kinh tế Việt Nam có sự biến đổi như thế nào sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa
- B. Kinh tế phong kiến
- C. Kinh tế nông nghiệp thuần túy
- D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa mang hình thái thực dân
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 478536
Cơ cấu vốn đầu tư vào Đông Dương trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, thành phần kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất?
- A. Tư bản nhà nước
- B. Tư bản tư nhân
- C. Tư bản ngân hàng
- D. Tư bản công nghiệp
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 478538
Cầu Đu-me là tên gọi khác của cây cầu nào được thực dân Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương?
- A. Cầu Chương Dương
- B. Cầu Long Biên
- C. Cầu Tràng Tiền
- D. Cầu Hàm Rồng
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 478546
Tầng lớp tiểu tư sản không bao gồm thành phần nào dưới đây?
- A. Học sinh, sinh viên.
- B. Tiểu thương, địa chủ.
- C. Nhà báo, nhà giáo.
- D. Chủ các hãng buôn, xưởng sản xuất đại lí cung ứng và tiêu thụ.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 478548
Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời xuất phát từ
- A. một số người đứng ra hoạt động công thương nghiệp.
- B. một số người nông dân giàu có chuyển hướng kinh doanh.
- C. một số tiểu tư sản vốn có ít vốn chuyển hướng kinh doanh.
- D. từ Pháp du nhập vào Việt Nam.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 478550
Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?
- A. giai cấp tư sản dân tộc
- B. đại địa chủ phong kiến
- C. giai cấp nông dân
- D. giai cấp công nhân
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 478552
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản là
- A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản
- B. Địa chủ phong kiến và tư sản
- C. Địa chủ phong kiến và nông dân
- D. Công nhân và nông dân
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 478553
Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ giai cấp
- A. Nông dân
- B. Thợ thủ công
- C. Nô tì
- D. Binh lính
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 478555
Vì sao phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX còn mang tính tự phát?
- A. Vì họ đấu tranh chưa mạnh mẽ, chưa kiên quyết
- B. Vì họ đấu tranh chỉ đòi quyền lợi về kinh tế
- C. Vì họ chưa quan tâm đòi các quyền tự do dân chủ
- D. Vì sự đàn áp dã man của thực dân Pháp
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 478556
Nguyên nhân nào dẫn đến đời sống của nông dân Việt Nam này càng bần cùng trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất?
- A. Pháp chuyển sang độc canh cây công nghiệp phục vụ chiến tranh
- B. Không quan tâm phát triển nông nghiệp
- C. Nạn bắt lính đưa sang chiến trường châu Âu, nạn chiếm đoạt ruộng đất.
- D. Hạn hán, lũ lụt diễn ra thường xuyên
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 478558
Những chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có tác động như thế nào đến phong trào yêu nước Việt Nam?
- A. Làm cho mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
- B. Thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản phát triển
- C. Tạo điều kiện để Nguyễn Tất Thành có những nhận thức mới về thời đại
- D. Tạo cơ sở bên trong để bùng nổ phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 478560
Bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam xuất hiện sớm nhất ở ngành kinh tế nào?
- A. Công nghiệp khai mỏ
- B. Nông nghiệp
- C. Giao thông vận tải
- D. Công nghiệp chế biến
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 478562
Nhà tư sản nào ở Việt Nam đầu thế kỉ XX được mệnh danh là “ông vua đường thủy”?
- A. Bạch Thái Bưởi.
- B. Nguyễn Hữu Hào.
- C. Lê Phát Đạt.
- D. Trần Hữu Định.