Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 186098
Cho bình chia độ như hình vẽ
Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
- A. m3 và m3
- B. m3 và m3
- C. m3 và m3
- D. m3 và m3
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 186100
Mai dùng bình chia độ để đo thể tích một hòn sỏi, thể tích nước ban đầu là V1=75cm3, sau khi thả hòn sỏi vào, thể tích là V2=108cm3. Thể tích hòn sỏi là
- A. V=42cm3
- B. V=11cm3
- C. 95cm3
- D. 33cm3
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 186101
Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là
- A. bình chia độ
- B. bình tràn
- C. cân
- D. thước mét
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 186102
Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
- A. lực mà cần cẩu đã tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên
- B. lực mà đầu tàu tác dụng vào các toa tàu chuyển động
- C. lực mà nam châm tác dụng vào chiếc đinh sắt
- D. lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 186104
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm nào dưới đây
- A. cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau
- B. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau
- C. cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau
- D. khác phương, cùng chiều, mạnh như nhau
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 186107
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào của lực gây ra sự biến đổi của chuyển động?
- A. Dùng tay bóp méo quả bóng bàn
- B. Dùng tay đẩy viên bi đang đứng yên trên bàn
- C. Kéo một chiếc lò xo làm cho nó giãn ra
- D. Một ô tô đang đứng trên lề đường
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 186108
Một bạn học sinh đá quả bóng đập vào tường rồi nảy ra, có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
- A. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng
- B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng
- C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
- D. Không có hiện tượng gì xảy ra
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 186111
Hai bạn Nam và Hòa cùng đưa thùng hàng lên sàn ô tô (Nam đứng dưới đất còn Hòa đứng trên thùng xe). Nhận xét nào về lực tác dụng của Nam và Hòa lên thùng hàng sau đây là đúng?
- A. Nam và Hòa cùng đẩy
- B. Nam kéo và Hòa đẩy
- C. Nam đẩy và Hòa kéo
- D. Nam và Hòa cùng kéo
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 186114
Trên bì một gói kẹo có ghi 500gam. Số đó chỉ gì?
- A. Khối lượng của gói kẹo
- B. Khối lượng của kẹo trong gói
- C. Thể tích của gói kẹo
- D. cả A, B, C đều sai
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 186117
Để đo chiều dài của một vật (khoảng hơn 30cm), nên chọn thước nào trong các thước sau đây là phù hợp nhất?
- A. thước có GHĐ 50cm và ĐCNN 1mm
- B. thước có GHĐ 20cm và ĐCNN 1cm
- C. thước có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm
- D. thước có GHĐ 1m và ĐCNN 5cm
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 186120
Giới hạn đo của thước là
- A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước
- B. độ dài lớn nhất ghi trên thước
- C. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước
- D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 186121
Thước nào dưới đây thích hợp để đo độ dài sân trường em?
- A. thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
- B. thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm
- C. thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm
- D. thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 186123
Đổi các đơn vị sau:
1,2m3=.........dm3=...........cm3
- A. 1200 và 1200000
- B. 1200000 và 1200
- C. 1200 và 12000
- D. 1,2 và 1200
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 186126
Đổi đơn vị:
\(2,2\,\,\ tấn \,\, = .............{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg = ................{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} g\)
- A. 220 và 2200
- B. 22 và 22000
- C. 220 và 220000
- D. 2200 và 2200000
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 186128
Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
- A. ca đong và bình chia độ.
- B. bình tràn và bình chứa.
- C. bình tràn và ca đong.
- D. bình chứa và bình chia độ.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 186130
Độ chia nhỏ nhất của thước là
- A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
- B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
- C. độ dài lớn giữa hai vạch chia bất kỳ trên thước.
- D. độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 186132
Giới hạn đo của bình chia độ là
- A. giá trị giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.
- B. giá trị lớn nhất ghi trên bình.
- C. thể tích chất lỏng mà bình đo được.
- D. giá trị giữa hai vạch chia trên bình.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 186134
Trên vỏ túi bột giặt có ghi 1kg, số đó cho ta biết gì?
- A. thể tích của túi bột giặt
- B. sức nặng của túi bột giặt
- C. chiều dài của túi bột giặt
- D. khối lượng của bột giặt trong túi
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 186137
Đơn vị đo lực là
- A. ki-lô-gam
- B. mét
- C. mi-li-lít
- D. niu-tơn
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 186141
Trọng lực là
- A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái Đất
- B. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia
- C. lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật
- D. lực đẩy của Trái Đất tác dụng lên vật
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 186145
Trước khi đo độ dài cần
- A. ước lượng độ dài cần đo
- B. chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp
- C. cả A và B
- D. chỉ B
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 186150
Cách đặt mắt như thế nào là đúng khi đọc kết quả đo độ dài?
- A. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- B. Đặt mắt nhìn song song với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- C. Đặt mắt nhìn theo hướng trùng với cạnh thước ở đầu kia của vật.
- D. Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với góc của thước.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 186153
Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích của vật rắn không thấm nước, thì thể tích của vật bằng
- A. thể tích bình tràn
- B. thể tích bình chứa
- C. thể tích nước còn lại trong bình tràn
- D. thể tích nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 186155
Một quả cầu có khối lượng là 15kg thì trọng lượng của nó là
- A. 150N
- B. 15N
- C. 1500N
- D. 1,5N
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 186158
Một quyển sách nằm yên trên bàn thì nó
- A. chỉ chịu tác dụng của trọng lực
- B. không chịu tác dụng của lực nào cả
- C. chỉ chịu tác dụng của lực đỡ mặt bàn
- D. chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 186159
Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
- A. quả bóng bị biến dạng
- B. chuyển động của quả bóng bị biến đổi
- C. không có sự biến đổi nào xảy ra cả
- D. quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 186164
Tìm kết luận sai khi nói về cách đo độ dài?
- A. Phải ước lượng độ dài cần đo.
- B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
- C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho quan sát thấy vật và vạch chia trên thước.
- D. Đọc, và ghi kết quả đo đúng quy định.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 186167
Để đo chiều dài cuốn SGK Vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau?
- A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.
- B. Thước 15cm có ĐCNN tới mm.
- C. Thước 20cm có ĐCNN tới mm.
- D. Thước 25cm có ĐCNN tới cm.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 186169
Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40cm), nên chọn thước có giới hạn đo
- A. 20dm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
- B. 60cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm.
- C. 1 m và độ chia nhỏ nhất 2cm.
- D. 5dm và độ chia nhỏ nhất 1 mm.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 186171
Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là
- A. 1 cm.
- B. nhỏ hơn 1cm.
- C. lớn hơn 1cm.
- D. bằng 5mm.