Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 463465
Một trong những đặc điểm tiêu biểu trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là gì?
- A. tính giá trị.
- B. tính độc đáo.
- C. tính lãng phí.
- D. tính khôn vặt.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 463466
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của văn hóa tiêu dùng Việt Nam?
- A. Tính hợp lí.
- B. Tính kế thừa.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính lãng phí.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 463467
Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt?
"Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng".
- A. Tính hợp lí và tính giá trị.
- B. Tính kế thừa và tính thời đại.
- C. Tính thời đại và tính hợp lí.
- D. Tính giá trị và tính kế thừa.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 463468
Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?
"Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam đang có sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng giảm tỉ trọng nhu cầu vật chất tối thiểu, dịch chuyển sang những loại hàng hoả hợp thị hiếu và chất lượng cao, dịch chuyển trong tần suất và phương thức mua sắm thiết yếu và tăng tỉ trọng cho nhu cầu tinh thần".
- A. Tính kế thừa.
- B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lí.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 463469
Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp dưới đây đã phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt?
"Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải tiến kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức...".
- A. Tính kế thừa.
- B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lí.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 463470
Yếu tố nào sau đây được ví như: “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?
- A. Kinh doanh.
- B. Tiêu dùng.
- C. Lưu thông.
- D. Tiền tệ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 463471
Tiêu dùng có vai trò gì đối với sự phát triển nền kinh tế?
- A. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chung loại.
- B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.
- C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng.
- D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 463472
Hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (...) trong khái niệm sau đây: “……. là một bộ phận của văn hoá dân tộc ta, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.
- A. Cơ hội đầu tư.
- B. Văn hóa tiêu dùng.
- C. Ý tưởng kinh doanh.
- D. Đạo đức kinh doanh.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 463473
Nhận định nào sau đây là không phản ánh đúng vai trò của văn hóa tiêu dùng?
- A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
- B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
- C. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
- D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 463474
Đối với sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa tiêu dùng có những vai trò như thế nào?
- A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.
- B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
- C. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
- D. Tiếp thu các giá trị tiêu dùng hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 463475
Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt, được hiểu là: người tiêu dùng như thế nào?
- A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.
- B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
- C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.
- D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 463476
Để xây dựng nền văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải làm gì?
- A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
- B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
- C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
- D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 463477
Ý nào sau đây đúng khi nói về vấn đề văn hóa tiêu dùng hiện nay?
- A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
- B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
- C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
- D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 463478
"Người tiêu dùng Việt Nam luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp: chân, thiện, mĩ". Đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?
- A. Tính kế thừa.
- B. Tính giá trị.
- C. Tính thời đại.
- D. Tính hợp lí.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 463479
Nhận định nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt?
- A. Tính hợp lí.
- B. Tính sáng tạo.
- C. Tính độc đáo.
- D. Tính sính ngoại.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 463480
Đối với những hành vi vi phạm đạo đức trong quá trình kinh doanh, chúng ta cần làm gì?
- A. khuyến khích, cổ vũ.
- B. lên án, ngăn chặn.
- C. thờ ơ, vô cảm.
- D. học tập, noi gương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 463481
Chủ thể nào dưới đây đã thực hiện tốt đạo đức trong quá trình kinh doanh?
- A. Công ty T bịa đặt thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp A.
- B. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp K chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
- C. Nhân viên của Công ty X có thái độ tiêu cực, khi khách hàng phản hồi về sản phẩm.
- D. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 463482
Em có nhận xét gì về hành vi của cửa hàng M trong trường hợp dưới đây?
"Cửa hàng M chuyên kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Để thu lợi nhuận cao, cửa hàng M đã nhập hoa quả kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ về rồi dán nhãn và quảng cáo là hoa quả nhập khẩu từ châu Âu".
- A. Cửa hàng M có ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo.
- B. Cửa hàng M đã thực hiện tốt đạo đức kinh doanh.
- C. Cửa hàng M biết nắm bắt thời cơ kinh doanh.
- D. Cửa hàng M đã vi phạm đạo đức kinh doanh.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 463483
Nhận định nào dưới đây không phản ánh đúng các vai trò của đạo đức kinh doanh?
- A. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh.
- B. Làm mất lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- C. Đẩy mạnh hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
- D. Thúc đẩy sự phát triển vững mạnh của kinh tế quốc gia.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 463484
Trong trường hợp dưới đây, đạo đức kinh doanh được biểu hiện như thế nào qua hoạt động cụ thể của công ty X?
"Hoạt động sản xuất xi măng luôn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm không khí, tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường tự nhiên. Vì vậy, công ty sản xuất xi măng X luôn xác định phát triển kinh doanh phải gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo quyền lợi, sức khỏe cho người lao động và cư dân địa phương. Công ty đã áp dụng nhiều sáng kiến, đầu tư hàng chục tỉ đồng để lắp đặt hệ thống lọc bụi, đảm bảo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường".
- A. Phát triển kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.
- B. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
- C. Không quảng cáo cường điệu, sai sự thật về sản phẩm.
- D. Không đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ cạnh tranh.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 463485
Tập hợp tất cả các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh doanh được gọi là gì?
- A. ý tưởng kinh doanh.
- B. cơ hội kinh doanh.
- C. mục tiêu kinh doanh.
- D. đạo đức kinh doanh.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 463486
Nhận định nào sau đây phản ánh đúng biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa chủ thể sản xuất với những người lao động?
- A. Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
- B. Tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
- C. Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
- D. Đảm bảo lợi ích chính đáng cho người lao động.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 463487
Biểu hiện của đạo đức kinh doanh trong mối quan hệ giữa các chủ thể sản xuất với đối tượng khách hàng là gì?
- A. vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh.
- B. đối xử bình đẳng, công bằng với nhân viên.
- C. tích cực thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
- D. không sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 463488
Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của đạo đức trong quá trình kinh doanh?
- A. Tìm mọi cách để triệt hạ đối thủ cạnh tranh.
- B. Đối xử công bằng, bình đẳng với nhân viên.
- C. Sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng.
- D. Phân biệt đối xử giữa các lao động nam và nữ.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 463489
Chủ thể nào dưới đây có hành vi vi phạm đạo đức trong quá trình kinh doanh?
- A. Cửa hàng V thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ.
- B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.
- C. Doanh nghiệp M đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định pháp luật.
- D. Khi phát hiện hàng hóa bị lỗi, doanh nghiệp C chủ động tiến hành thu hồi sản phẩm.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 463490
Đạo đức trong kinh doanh có vai trò như thế nào?
- A. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể theo hướng tiêu cực.
- B. Xây dựng được lòng tin và uy tín với khách hàng.
- C. Hạn chế sự hợp tác và đầu tư giữa các chủ thể kinh doanh.
- D. Kiềm chế sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 463491
Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã có ý thức thực hiện đạo đức trong kinh doanh?
"Gia đình ông P đã trang bị đầy đủ thiết bị cho việc đánh bắt thủy sản. Sau khi được cấp phép khai thác thủy sản trên vùng hoạt động ven bờ, anh K (con trai ông P) đã đề xuất dùng thuốc nổ để khai thác thủy sản. Tuy nhiên, ông P không đồng ý vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái môi trường nước nơi đây".
- A. Ông P.
- B. Anh K.
- C. Ông P và anh K.
- D. Không có nhân vật nào.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 463492
"Nghỉ hè, bạn C được mẹ đưa về quê chơi với ông bà và cậu K. Bạn C thấy cậu K thường xuyên dùng thuốc trừ sâu phun cho rau và cây ăn quả. Cậu bảo, số rau và hoa quả đó trồng để bán nên cần phun nhiều thuốc để ngăn sâu bọ phá hoại".
Trong tình huống trên, nếu là C, em nên sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Mặc kệ, không quan tâm vì việc làm của cậu K không liên quan đến mình.
- B. Đồng ý với việc làm của cậu K, vì rau quả có mẫu mã đẹp mới bán được nhiều.
- C. Khuyên cậu K nên sử dụng thuôc bảo vệ thực vật đúng hàm lượng cho phép.
- D. Mặc kệ, vì số rau củ đó dùng để bán, không dùng làm thức ăn cho gia đình.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 463493
Nội dung nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề đạo đức trong kinh doanh?
- A. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
- B. Thực hiện đạo đức kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế quốc gia.
- C. Đạo đức kinh doanh tạo ra sự cam kết và tận tâm của người lao động với doanh nghiệp.
- D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 463494
Ý kiến nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề đạo đức trong kinh doanh?
- A. Đạo đức kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp chỉ cần trung thực trong hoạt động kinh tế.
- B. Đảm bảo đạo đức kinh doanh và thực hiện mục tiêu lợi nhuận luôn mâu thuẫn với nhau.
- C. Đạo đức kinh doanh chỉ đề cập đến đối tượng là các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh.
- D. Đảm bảo đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 463495
Lợi thế nội tại giúp hình thành ý tưởng kinh doanh là gì?
- A. Chính sách vĩ mô của nhà nước.
- B. Nhu cầu sản phẩm trên thị trường.
- C. Lợi thế về nguồn cung ứng sản phẩm.
- D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 463496
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng các dấu hiệu nhận diện 1 cơ hội kinh doanh tốt?
- A. Tính thời điểm (không sớm hoặc quá muộn so với thị trường).
- B. Tính ổn định (cơ hội kinh doanh có tính lâu dài, bền vững).
- C. Tính hấp dẫn (mang lại lợi nhuận cao, sức ép cạnh tranh thấp).
- D. Tính trừu tượng, mơ hồ, khó thực hiện được mục tiêu kinh doanh.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 463497
Những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để chủ thể kinh tế thực hiện được mục tiêu kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận được gọi là gì?
- A. Lực lượng lao động.
- B. Ý tưởng kinh doanh.
- C. Cơ hội kinh doanh.
- D. Năng lực quản trị.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 463498
"Anh V có năng lực lập kế hoạch kinh doanh, và biết tổ chức nguồn lực, phối hợp công việc nhịp nhàng để đội ngũ nhân lực phát huy hết tất cả hiệu quả, tính sáng tạo trong kinh doanh".
Theo em, nhận định trên nói về năng lực nào của anh V?
- A. Năng lực nắm bắt cơ hội.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực phân tích và sáng tạo.
- D. Năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 463499
"Biết tạo ra sự khác biệt trong ý tưởng kinh doanh, phân tích được cơ hội và trong công việc kinh doanh của bản thân". Đó là biểu hiện cho năng lực nào của người kinh doanh?
- A. Năng lực thiết lập quan hệ.
- B. Năng lực tổ chức, lãnh đạo.
- C. Năng lực cá nhân.
- D. Năng lực phân tích và sáng tạo.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 463500
Ý tưởng kinh doanh là bao gồm những suy nghĩ, và hành động như thế nào?
- A. sáng tạo, có tính khả thi, có thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
- B. sáng tạo, phi thực tế, không thể đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
- C. thiết thực, có tính hữu dụng nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
- D. vượt trội, có lợi thế cạnh tranh nhưng khó đem lại lợi nhuận trong kinh doanh.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 463501
Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh của các chủ thể sản xuất kinh doanh xuất phát từ đâu?
- A. lợi thế nội tại và cơ hội bên ngoài.
- B. điểm yếu nội tại và khó khăn bên ngoài.
- C. những mâu thuẫn của chủ thể sản xuất kinh doanh.
- D. những khó khăn nội tại của chủ thể sản xuất kinh doanh.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 463502
Nhận định nào sau đây không phản ánh đúng dấu hiệu nhận diện 1 ý tưởng kinh doanh tốt?
- A. Tính vượt trội.
- B. Lợi thế cạnh tranh.
- C. Tính mới mẻ, độc đáo.
- D. Tính trừu tượng, phi thực tế.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 463503
Nhận định nào sau đây không phải là dấu hiệu nhận diện 1 ý tưởng kinh doanh tốt?
- A. Tính trừu tượng, phi thực tế.
- B. Tính mới mẻ, độc đáo.
- C. Lợi thế cạnh tranh.
- D. Tính khả thi.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 463504
Nhận định nào sau đây phản ánh đúng cơ hội bên ngoài giúp hình thành 1 ý tưởng kinh doanh?
- A. Chính sách vĩ mô của Nhà nước.
- B. Khát vọng khởi nghiệp chủ thể kinh doanh.
- C. Sự đam mê, hiểu biết của chủ thể kinh doanh.
- D. Khả năng huy động nguồn lực của chủ thể kinh doanh.