Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 425865
Trên thị trường, các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định những gì?
- A. Chất lượng và số lượng hàng hóa.
- B. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa.
- C. Giá cả và giá trị sử dụng của hàng hóa.
- D. Giá cả và số lượng hàng hóa.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 425867
Thị trường gồm những nhân tố cơ bản nào dưới đây?
- A. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán.
- B. Người mua, tiền tệ, giá cả, hàng hóa.
- C. Giá cả, hàng hóa, người mua, người bán.
- D. Tiền tệ, người mua, người bán, giá cả.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 425870
Thông tin của thị trường quan trọng như thế nào đối với người bán?
- A. Giúp người bán biết được chi phí sản xuất của hàng hóa.
- B. Giúp người bán đưa ra quyết định kịp thời nhằm thu nhiều lợi nhuận.
- C. Giúp người bán điều chỉnh số lượng hàng hóa nhằm thu nhiều lợi nhuận.
- D. Giúp người bán điều chỉnh số lượng và chất lượng hàng hóa để thu nhiều lợi nhuận.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 425873
Thông tin của thị trường giúp người mua những gì?
- A. Biết được giá cả hàng hóa trên thị trường.
- B. Mua được hàng hóa mình cần.
- C. Biết được số lượng và chất lượng hàng hóa.
- D. Điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 425879
Yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động cao hơn là một trong các nội dung của nào?
- A. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- B. Tình trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- C. Đặc điểm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- D. Nguyên nhân dẫn đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 425883
Một trong những tác động to lớn, toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là gì?
- A. Xây dựng được nền kinh tế nhiều thành phần.
- B. Con người có điều kiện phát triển toàn diện.
- C. Các dân tộc trong nước đoàn kết, bình đẳng.
- D. Tạo tiền đề thức đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 425888
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với phát triển kinh tế tri thức là nội dung cơ bản nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
- A. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
- B. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiểu quả.
- C. Củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
- D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 425892
Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?
- A. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
- B. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển.
- C. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
- D. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 425896
Để xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần những gì?
- A. Chuyển dịch lao động.
- B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- C. Chuyển đổi mô hình sản xuất.
- D. Chuyển đổi hình thức kinh doanh.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 425898
Quan điểm nào dưới đây về nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là đúng?
- A. Chuyển mạnh từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp.
- B. Xây dựng một nền kinh tế tri thức toàn diện gắn với tự động hóa.
- C. Phát triển mạnh mẽ quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
- D. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiệu quả.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 425900
Giáo dục và đào tạo có vai trò nào dưới đây trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- A. Quyết định.
- B. Quốc sách hàng đầu.
- C. Quan trọng.
- D. Cần thiết.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 425914
Một trong những nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay là gì?
- A. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- B. Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- C. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 425917
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần những gì?
- A. Phát triển kinh tế thị trường.
- B. Phát triển kinh tế tri thức.
- C. Phát triển thể chất cho người lao động.
- D. Tăng số lượng người lao động.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 425920
Để xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lí, hiện đại và hiểu quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cần những gì?
- A. Thay đổi vùng kinh tế.
- B. Thực hiện chính sách kinh tế mới.
- C. Phát triển kinh tế thị trường.
- D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 425922
Để tực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động nào dưới đây?
- A. Hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội.
- B. Hoạt động nghiên cứu khoa học.
- C. Hoạt động chính trị - xã hội.
- D. Hoạt động văn hóa – xã hội.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 425925
Phương án nào dưới đây xác định đứng trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- A. Phê phán, đấu tranh với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- B. Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại vào sản xuất.
- C. Sẵn sang tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- D. Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 425932
Ở trường hợp cung – cầu nào dưới đây thì người sản xuất bị thiệt hại?
- A. Cung = cầu.
- B. Cung > cầu.
- C. Cung < cầu.
- D. Cung ≤ cầu.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 425937
Giả sử cầu về lượng bia trong dịp Tết Nguyên đán là 12 triệu lít, cung về lượng bia là 15 triệu lít. Số liệu trên phản ánh điều gì?
- A. Cung = cầu.
- B. Cung > cầu.
- C. Cung < cầu.
- D. Cung ≤ cầu.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 425939
Cung – cầu trên thị trường bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào dưới đây?
- A. Người sản xuất.
- B. Giá cả.
- C. Hàng hóa.
- D. Tiền tệ.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 425941
Phương án nào dưới đây là đúng?
- A. Giá cả tăng do cung < cầu.
- B. Giá cả tăng do cung > cầu.
- C. Giá cả tăng do cung = cầu.
- D. Giá cả tăng do cung ≤ cầu.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 425943
Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
- A. Nhà nước với doanh nghiệp.
- B. Người sản xuất với người tiêu dùng.
- C. Người kinh doanh với Nhà nước.
- D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 425946
Khi cầu về mặt hàng quạt điện giảm mạnh vào mùa đông, yếu tố nào dưới đây của thị trường sẽ giảm theo?
- A. Cạnh tranh.
- B. Giá trị.
- C. Giá trị sử dụng.
- D. Giá cả.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 425949
Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch cung cấp cho thị trường, hiện nay giá của các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Theo em, nên làm theo ý kiến của ai để gia đình H có thêm lợi nhuận?
- A. Mẹ H.
- B. Bố H.
- C. Chị H.
- D. Mẹ H và chị H.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 425954
Biều hiện nào dưới đây không phải là cầu?
- A. Anh Nam mua một chiếc xe máy bằng hình thức trả góp.
- B. Bạn Lan đi siêu thị mua hàng thanh toán hết 500.000đ.
- C. Bác Hùng có nhu cầu mua ô tô nhưng không đủ tiền.
- D. Chị Mai cần mua một chiếc xe đạp điện với giá 15 triệu đồng.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 425959
Chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách điều tiết các trường hợp cung – cầu trên thị trường thông qua các giải pháp thích hợp?
- A. Người sản xuất.
- B. Người tiêu dùng.
- C. Nhà nước.
- D. Nhân dân.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 425968
Những chủ thể nào dưới đây cần vận dụng quan hệ cung – cầu?
- A. Nhà nước, người sản xuất, người tiêu dùng.
- B. Nhà nước, mọi công dân, mọi doanh nghiệp.
- C. Mọi tầng lớp nhân dân và các công ty sản xuất.
- D. Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 425974
Chủ thể nào dưới đây vận dụng quan hệ cung – cầu bằng cách ra các quyết định mở rộng hay thu hẹp việc sản xuất kinh doanh?
- A. Người sản xuất.
- B. Người tiêu dùng.
- C. Nhà nước.
- D. Nhân dân.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 425978
Trong nền sản xuất hàng hóa, giá cả hàng hóa là gì?
- A. Quan hệ giữa người bán và người mua.
- B. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
- C. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
- D. Tổng chi phí sản xuất và lợi nhuận.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 425979
Chị M đi công tác sau chuyến đi miền núi chị mang về vòng ngà voi nhập khẩu, rau và măng do chị hái nhưng chị yêu quý nhất là trâm cài tóc bằng lông nhím do trưởng làng tặng. Đâu là hàng hoá?
- A. Vòng ngà voi.
- B. Trâm cài tóc.
- C. Rau.
- D. Măng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 425981
Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
- A. Giá trị hàng hóa.
- B. Công dụng hàng hóa.
- C. Thẩm mĩ của hàng hóa.
- D. Kiểu dáng hàng hóa.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 425993
Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa được tính bằng gì?
- A. Thời gian cá biệt.
- B. Tổng thời gian lao động.
- C. Thời gian tạo ra sản phẩm.
- D. Thời gian trung bình của xã hội.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 425999
Hàng hóa có thể tồn tại dưới những dạng nào sau đây?
- A. Vật thể.
- B. Phi vật thể.
- C. Cả vật thể và phi vật thể.
- D. Là vật thể, không phải là phi vật thể.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 426003
Nội dung nào dưới đây lí giải sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta?
- A. Nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- B. Những thành phần kinh tế cũ vẫn còn và xuất hiện thêm những thành phần kinh tế mới.
- C. Do sự đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế thị trường.
- D. Do đòi hỏi tất yếu về việc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 426006
Chính sách phát triển nền kinh tế mà Đảng bà Nhà nước ta đang thực hiện là gì?
- A. Kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.
- B. Kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa.
- C. Kinh tế thương mại tăng cường hội nhập.
- D. Kinh tế tư nhân theo hướng xã hội hóa.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 426010
Những tiêu thương bán hàng ở chợ thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?
- A. Kinh tế tập thể.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế nhà nước.
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 426015
Nhiều người cùng góp vốn thành lập nên Hợp tác xã vận tải Đức Phúc chuyên kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, đây là thành phần kinh tế nào dưới đây?
- A. Kinh tế tập thể.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế nhà nước.
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 426020
Thành phần kinh tế nào dưới đây được coi là “cầu nối” đưa sản xuất nhỏ lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta?
- A. Kinh tế tập thể.
- B. Kinh tế tư bản nhà nước.
- C. Kinh tế nhà nước.
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 426024
Thành phần kinh tế nào dưới đây nắm giữ những nghành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế?
- A. Kinh tế tập thể.
- B. Kinh tế tư bản nhà nước.
- C. Kinh tế nhà nước.
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 426026
Thành phần kinh tế nào dưới đây có vai trò phát huy nhanh tiềm năng về vốn, sức lao động và tay nghề?
- A. Kinh tế tập thể.
- B. Kinh tế tư bản nhà nước.
- C. Kinh tế nhà nước.
- D. Kinh tế tư nhân.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 426027
Thành phần kinh tế nào dưới đây không có trong nền kinh tế nước ta hiện nay?
- A. Kinh tế tập thể.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Kinh tế hỗn hợp.