Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 427689
Nội dung nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh?
- A. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
- B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước.
- C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- D. Gây rối loạn thị trường.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 427691
Trong sản xuất và lưu thông, cạnh tranh lành mạnh, đúng pháp luật được coi là gì?
- A. Điều tốt đẹp của nền kinh tế.
- B. Động lực kinh tế.
- C. Gây rối loạn thị trường.
- D. Vi phạm quy luật tự nhiên.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 427693
Cạnh tranh là quy luật kinh tế tồn tại khách quan, vừa có mặt tích cực vừa có mặt hạn chế nhưng mặt cơ bản, mang tính trội là gì?
- A. Mặt tích cực.
- B. Mặt hạn chế.
- C. Cả A và B đúng.
- D. Cả A và B sai.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 427695
Mặt hạn chế của cạnh tranh sẽ được điều tiết thông qua đâu?
- A. Giáo dục và pháp luật, chính sách của Nhà nước.
- B. Ý thức tự giác của các chủ thể kinh tế.
- C. Dư luận xã hội lên án.
- D. Hội nhập quốc tế.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 427696
Nội dung nào dưới đây là mặt hạn chế của cạnh tranh?
- A. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- B. Khai thác cạn kiệt tài nguyên.
- C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 427697
Hoạt động nào sau đây được coi là cạnh tranh lành mạnh?
- A. Tìm mọi cách để hạ giá thành sản phẩm.
- B. Đầu cơ tích trữ hàng hóa trong mùa mưa lũ.
- C. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách.
- D. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để sản xuất.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 427698
Hành vi nào dưới đây là mặt trái của cạnh tranh?
- A. Quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- B. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng để hạ giá thành sản phẩm.
- C. Tăng cường khuyến mại để thu hút khách hàng.
- D. Đổi mới công nghệ - kĩ thuật để tăng năng suất lao động.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 427699
Nếu em là người sản xuất, em sẽ làm gì để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của mình?
- A. Tăng chất lượng hàng hóa, thực hiện nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.
- B. Dùng mọi thủ đoạn để giành khách hàng.
- C. Làm hàng giả để thu được nhiều lợi nhuận.
- D. Nhập lậu nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 427700
Các sản phẩm nông nghiệp nước ta rất đa dạng, phong phù nhưng gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác có chất lượng tốt. Theo em, để vượt qua khó khăn, tăng sức cạnh tranh, người nông dân cần làm gì để tăng tính cạnh tranh?
- A. Đổi mới công nghệ sản xuất.
- B. Hạ giá sản phẩm tối đa.
- C. Sử dụng thêm chất kích thích, chất bảo quản thực vật.
- D. Bỏ qua yếu tố môi trường.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 427701
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là gì?
- A. Cung.
- B. Cầu.
- C. Giá trị.
- D. Quy luật cung – cầu.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 427702
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là gì?
- A. Cung.
- B. Cầu.
- C. Giá trị.
- D. Quy luật cung – cầu.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 427703
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với điều gì?
- A. Khả năng thanh toán.
- B. Khả năng sản xuất.
- C. Giá cả và giá trị xác định.
- D. Giá cả và thu nhập xác định.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 427704
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định gì?
- A. Giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
- B. Khả năng sản xuất của thị trường.
- C. Nhu cầu của thị trường.
- D. Giá cả và nhu cầu xác định.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 427705
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng gì?
- A. Thu hẹp sản xuất.
- B. Mở rộng sản xuất.
- C. Giữ nguyên sản xuất.
- D. Ngừng sản xuất.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 427706
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ như thế nào?
- A. Thấp hơn.
- B. Cao hơn.
- C. Bằng nhau.
- D. Tương đương.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 427707
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ như thế nào?
- A. Thấp hơn.
- B. Cao hơn.
- C. Bằng nhau.
- D. Tương đương.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 427708
Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người mua hàng trên thị trường?
- A. Cung lớn hơn cầu.
- B. Cung bằng cầu.
- C. Cung nhỏ hơn cầu.
- D. Cung gấp đôi cầu.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 427709
Theo em, trường hợp nào sau đây có lợi cho người bán hàng trên thị trường?
- A. Cầu nhỏ hơn cung.
- B. Cung bằng cầu.
- C. Cầu lớn hơn cung.
- D. Cung gấp đôi cầu.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 427710
Chị H đang kinh doanh mặt hàng X nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị H nên làm gì?
- A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác.
- B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh.
- D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 427711
Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi nào?
- A. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu.
- B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
- C. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
- D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 427712
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là gì?
- A. Công nghiệp hóa.
- B. Hiện đại hóa.
- C. Cơ khí hóa.
- D. Tự động hóa.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 427713
Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên lao động gì?
- A. Lao động cơ khí.
- B. Lao động tay chân.
- C. Lao động trí óc.
- D. Lao động tự động hóa.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 427715
Nội dung nào dưới đây không phải là tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?
- A. Phát triển lực lượng sản xuất và tăng năng suất lao động xã hội.
- B. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm.
- C. Tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân.
- D. Xóa bỏ nền văn hóa dân tộc lạc hậu.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 427716
Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
- A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.
- B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
- C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.
- D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 427719
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là gì?
- A. Cơ cấu ngành kinh tế.
- B. Cơ cấu vùng kinh tế.
- C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
- D. Các yếu tố quan trọng như nhau.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 427720
Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?
- A. Thờ ơ với cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- B. Bảo thủ, không chịu thay đổi khi tham gia nền kinh tế hàng hóa.
- C. Sử dụng công nghệ, kĩ thuật hiện đại.
- D. Nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 427722
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới vào năm nào?
- A. 2001.
- B. 2003.
- C. 2005.
- D. 2007.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 427723
Có ý kiến cho rằng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ có tác dụng phát triển kinh tế. Ý kiến đó sai vì công nghiệp hóa có tác dụng như thế nào?
- A. Tác dụng to lớn và toàn diện.
- B. Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- C. Tác dụng tăng năng suất lao động.
- D. Củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 427725
Để đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, học sinh – sinh viên nên làm gì?
- A. Xác định mục tiêu, tích cực học tập, rèn luyện đạo đức, kĩ năng.
- B. Nhờ cha mẹ sắp xếp cho công việc nhẹ lương cao.
- C. Sử dụng các mối quan hệ để có công việc tốt.
- D. Tìm mọi cách có được bằng cấp cao để dễ dàng xin việc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 427727
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về đối tượng nào?
- A. Tư liệu sản xuất.
- B. Cơ cấu kinh tế.
- C. Đối tượng lao động.
- D. Tư liệu lao động.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 427729
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính chất gì?
- A. Tất yếu chủ quan.
- B. Tất yếu khách quan.
- C. Bắt buộc.
- D. Ngẫu nhiên.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 427732
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?
- A. Nguồn vốn đầu tư.
- B. Quy mô sản xuất.
- C. Sở hữu tư liệu sản xuất.
- D. Trình độ sản xuất.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 427734
Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?
- A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.
- B. Do nước ta có đông dân số.
- C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
- D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 427736
Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?
- A. 4.
- B. 5.
- C. 6.
- D. 7.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 427737
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
- A. Kinh tế nhà nước.
- B. Kinh tế tập thể.
- C. Kinh tế tư nhân.
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 427738
Quỹ bảo hiểm nhà nước thuộc thành phần kinh tế nào?
- A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế tập thể.
- D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 427739
Hợp tác xã là lực lượng nòng cốt của hình thức kinh tế nào?
- A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế tập thể.
- D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 427740
Kinh tế tập thể xây dựng dựa trên nguyên tắc nào?
- A. Tự nguyện, dân chủ.
- B. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và có sự giúp đỡ của Nhà nước.
- C. Tôn trọng, hợp tác đôi bên cùng có lợi.
- D. Tự nguyện, cùng có lợi, quản lí dân chủ và phụ thuộc vào kinh tế nhà nước.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 427741
Thành phần kinh tế nào đóng vai trò là động lực của nền kinh tế?
- A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế tập thể.
- D. Kinh tế nhà nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 427742
Thành phần kinh tế nào có tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lí; là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh và kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay?
- A. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- B. Kinh tế tư nhân.
- C. Kinh tế tập thể.
- D. Kinh tế tư bản nhà nước.