Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 320994
Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm dành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận được gọi là ................
- A. Cạnh tranh.
- B. Cung – cầu.
- C. Sản xuất.
- D. Học hỏi kinh nghiệm.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 320997
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các .............
- A. Cửa hàng.
- B. Cơ sở sản xuất.
- C. Chủ thể kinh tế.
- D. Người bán và người mua.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 321000
Sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người là nội dung của khái niệm ................
- A. Phát triển kinh tế.
- B. Sản xuất của cải vật chất.
- C. Quá trình lao động.
- D. Quá trình sản xuất.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 321005
Đối với xã hội, sản xuất vật chất đóng vai trò là ...........
- A. Cơ sở tồn tại và phát triển.
- B. Động lực phát triển.
- C. Thước đo phát triển.
- D. Cơ sở tồn tại.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 321008
Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua – bán được gọi là ...............
- A. Đồ vật.
- B. Hàng hóa.
- C. Tiền tệ.
- D. Kinh tế.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 321011
Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện để một vật phẩm trở thành hàng hóa?
- A. Do lao động tạo ra.
- B. Có công dụng thỏa mãn được nhu cầu của con người.
- C. Thông qua trao đổi, mua bán.
- D. Có giá cả xác định để trao đổi.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 321013
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động ................
- A. Xã hội cần thiết.
- B. Cá biệt của người sản xuất.
- C. Tối thiểu của xã hội.
- D. Trung bình của xã hội.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 321016
Trong sản xuất, người sản xuất phải đảm bảo thời gian lao động cá biệt để sản xuất từng hàng hóa như thế nào với thời gian lao động xã hội cần thiết?
- A. Bằng nhau.
- B. Lớn hơn.
- C. Phù hợp.
- D. Tương đương.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 321019
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định được gọi là ..............
- A. Cung.
- B. Cầu.
- C. Giá trị.
- D. Quy luật cung – cầu.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 321023
Khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định được gọi là ................
- A. Cung.
- B. Cầu.
- C. Giá trị.
- D. Quy luật cung – cầu.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 321027
Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí được gọi là ................
- A. Công nghiệp hóa.
- B. Hiện đại hóa.
- C. Cơ khí hóa.
- D. Tự động hóa.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 321028
Quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội được gọi là .............
- A. Công nghiệp hóa
- B. Hiện đại hóa.
- C. Cơ khí hóa.
- D. Tự động hóa.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 321033
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về ................
- A. Tư liệu sản xuất.
- B. Cơ cấu kinh tế.
- C. Đối tượng lao động.
- D. Tư liệu lao động.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 321036
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta có tính ..............
- A. Tất yếu chủ quan.
- B. Tất yếu khách quan.
- C. Bắt buộc.
- D. Ngẫu nhiên.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 321039
Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội, từ đó giúp con người ngày càng ...............
- A. Giàu có và thoải mái hơn.
- B. Hoàn thiện và phát triển toàn diện.
- C. Có nhiều điều kiện về mặt vật chất và tinh thần.
- D. Có cuộc sống phong phú và đa dạng.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 321042
Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính .............
- A. Xã hội.
- B. Lịch sử.
- C. Vĩnh viễn.
- D. Bất biến.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 321044
Trong quá trình sản xuất, người A có thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết, khi đó, người A sẽ ...............
- A. Thu được lợi nhuận.
- B. Thu lợi nhuận cao.
- C. Hòa vốn.
- D. Lỗ vốn.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 321045
Đối tượng của cạnh tranh là ..........
- A. Vị trí đứng đầu.
- B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.
- C. Học hỏi kinh nghiệm.
- D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 321048
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với ...............
- A. Khả năng thanh toán.
- B. Khả năng sản xuất.
- C. Giá cả và giá trị xác định.
- D. Giá cả và thu nhập xác định.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 321050
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi các hoạt động kinh tế và quản lí kinh tế - xã hội một cách ...............
- A. Cơ bản, hoàn thiện.
- B. Đồng thời, nhanh chóng.
- C. Căn bản, toàn diện.
- D. Đồng loạt.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 321052
Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các thành phần kinh tế mới và cũ cùng tồn tại khách quan và ..............
- A. Có quan hệ với nhau.
- B. Tách biệt không liên quan tới nhau.
- C. Đấu tranh triệt tiêu nhau.
- D. Gây khó khăn cho nhau.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 321054
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?
- A. Nguồn vốn đầu tư.
- B. Quy mô sản xuất.
- C. Sở hữu tư liệu sản xuất.
- D. Trình độ sản xuất.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 321057
Quan hệ cung - cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường để xác định .............
- A. giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ.
- B. khả năng sản xuất của thị trường.
- C. nhu cầu của thị trường.
- D. giá cả và nhu cầu xác định.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 321058
Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên ...............
- A. Lao động cơ khí.
- B. Lao động tay chân.
- C. Lao động trí óc.
- D. Lao động tự động hóa.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 321059
Yếu tố nào không phải là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất?
- A. Sức lao động.
- B. Đối tượng lao động.
- C. Tư liệu lao động.
- D. Lao động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 321060
Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?
- A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
- B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.
- C. Rau nhà trồng để nấu ăn.
- D. Cây xanh trong công viên.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 321062
Trong lưu thông: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc .............
- A. Tôn trọng lẫn nhau.
- B. Bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
- C. Ngang giá.
- D. Phù hợp nhu cầu của nhau.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 321065
Nguyên nhân của cạnh tranh là ...............
- A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.
- B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.
- C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
- D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 321067
Cạnh tranh ra đời khi ................
- A. Con người biết sản xuất.
- B. Sản xuất và lưu thông hàng hóa xuất hiện.
- C. Thực hiện chế độ bao cấp.
- D. Xuất hiện loài người.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 321069
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng ...............
- A. Thu hẹp sản xuất.
- B. Mở rộng sản xuất.
- C. Giữ nguyên sản xuất.
- D. Ngừng sản xuất.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 321070
Khái niệm hiện đại hóa xuất hiện cùng cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ hai gắn với quá trình chuyền từ lao động cơ khí lên lao động dựa trên công cụ ..............
- A. Hiện đại hóa.
- B. Công nghiệp hóa.
- C. Cơ khí hóa.
- D. Tự động hóa.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 321071
Tại sao việc tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là tất yếu khách quan?
- A. Do tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau.
- B. Do nước ta có đông dân số.
- C. Do nước ta tồn tại nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo.
- D. Do các vùng kinh tế có sự phát triển không đồng đều.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 321072
Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là nội dung của khái niệm .............
- A. Lao động
- B. Sức lao động.
- C. Đối tượng lao động.
- D. Tư liệu lao động.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 321073
Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?
- A. Dịch vụ cắt tóc.
- B. Đồ ăn bán ngoài chợ.
- C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
- D. Rau nhà trồng để ăn.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 321074
Trên thị trường, bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục ...............
- A. Giá trị lao động cá biệt.
- B. Giá trị của hàng hóa.
- C. Nhu cầu của người tiêu dùng.
- D. Giá trị sử dụng của hàng hóa.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 321075
Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?
- A. Lớn hơn.
- B. Nhỏ hơn.
- C. Bằng nhau.
- D. Không liên quan.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 321077
Mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành nhiều ............
- A. Hợp đồng.
- B. Ưu thế về khoa học và công nghệ.
- C. Ưu thế về chất lượng.
- D. Lợi nhuận.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 321079
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu giảm, cung có xu hướng ..............
- A. Tăng.
- B. Giảm.
- C. Giữ nguyên.
- D. Bằng cầu.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 321080
Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình ..............
- A. Công nghiệp hóa.
- B. Hiện đại hóa.
- C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.
- D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 321082
Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7