Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 329333
Ông A là giám đốc công ty H muốn tăng năng suất lao động thông qua việc nâng cao sức lao động của công nhân. Ông ấy nên làm gì?
- A. Yêu cầu công nhân làm tăng ca.
- B. Để công nhân tự do làm việc theo ý muốn.
- C. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của công nhân.
- D. Đổi mới công nghệ sản xuất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 329335
Việc làm nào dưới đây thể hiện công dân góp phần phát triển kinh tế quốc gia?
- A. Chỉ sử dụng các sản phẩm hàng hóa nước ngoài.
- B. Ủng hộ phong trào “Người Việt dùng hàng Việt”.
- C. Trốn thuế để thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.
- D. Xả rác thải độc hại chưa qua xử lí ra môi trường.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 329338
Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở là thời gian lao động .................
- A. Xã hội cần thiết.
- B. Cá biệt của người sản xuất.
- C. Tối thiểu của xã hội.
- D. Trung bình của xã hội.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 329340
Đối với tổng hàng hóa trên toàn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu: tổng giá cả hàng hóa sau khi bán ra phải như thế nào so với tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất?
- A. Lớn hơn.
- B. Nhỏ hơn.
- C. Bằng nhau.
- D. Không liên quan.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 329342
............... là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
- A. Cung.
- B. Cầu.
- C. Giá trị.
- D. Quy luật cung – cầu.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 329345
Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với điều gì?
- A. Khả năng thanh toán.
- B. Khả năng sản xuất.
- C. Giá cả và giá trị xác định.
- D. Giá cả và thu nhập xác định.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 329347
.................là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội.
- A. Công nghiệp hóa
- B. Hiện đại hóa
- C. Cơ khí hóa
- D. Tự động hóa
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 329349
Khái niệm công nghiệp hóa xuất hiện cùng với cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình chuyển từ lao động thủ công lên ...............
- A. Lao động cơ khí.
- B. Lao động tay chân.
- C. Lao động trí óc.
- D. Lao động tự động hóa.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 329352
Để rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kỹ thuật - công nghệ giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều cần thiết là phải thực hiện quá trình.................
- A. Công nghiệp hóa.
- B. Hiện đại hóa.
- C. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa.
- D. Công nghiệp hóa tách rời hiện đại hóa.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 329355
Thành phần kinh tế là kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về ................
- A. Tư liệu sản xuất.
- B. Cơ cấu kinh tế.
- C. Đối tượng lao động.
- D. Tư liệu lao động.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 329358
Người ta căn cứ vào yếu tố nào để xác định các thành phần kinh tế?
- A. Nguồn vốn đầu tư.
- B. Quy mô sản xuất.
- C. Sở hữu tư liệu sản xuất.
- D. Trình độ sản xuất.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 329362
Ở nước ta tồn tại mấy thành phần kinh tế?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 329363
Nội dung nào sau đây không phải là tác động của quy luật giá trị?
- A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
- B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
- C. Phân hóa giàu – nghèo.
- D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 329367
Đối với quy luật giá trị, sự phân hóa giàu – nghèo giữa những người sản xuất là một trong những mặt ................
- A. Thuận lợi.
- B. Khó khăn.
- C. Quan trọng.
- D. Hạn chế.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 329368
Hàng hóa chỉ tồn tại trong nền kinh tế hàng hóa, ở hai dạng là vật thể và phi vật thể. Vì vậy, hàng hóa là một phạm trù mang tính ................
- A. Xã hội.
- B. Lịch sử.
- C. Vĩnh viễn.
- D. Bất biến.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 329370
Yếu tố nào dưới đây được coi là hàng hóa?
- A. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
- B. Ánh sáng mặt trời tự nhiên.
- C. Rau nhà trồng để nấu ăn.
- D. Cây xanh trong công viên.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 329372
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân?
- A. Giúp có việc làm và tạo thu nhập ổn định.
- B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
- C. Gia tăng phúc lợi xã hội.
- D. Phát triển toàn diện bản thân.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 329375
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cầu tăng thì người sản xuất có xu hướng ..................
- A. Thu hẹp sản xuất.
- B. Mở rộng sản xuất.
- C. Giữ nguyên sản xuất.
- D. Ngừng sản xuất.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 329376
Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường so với giá trị hàng hóa trong sản xuất sẽ ..................
- A. Thấp hơn.
- B. Cao hơn.
- C. Bằng nhau.
- D. Tương đương.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 329378
Đối với thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó, khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của....................
- A. Nhu cầu có khả năng thanh toán.
- B. Nhu cầu của người tiêu dùng.
- C. Mong muốn chính đáng của người dân.
- D. Nhu cầu đúng đắn.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 329380
Nội dung nào dưới đây là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?
- A. Tăng cường phát triển nền kinh tế dựa trên kĩ thuật thủ công.
- B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.
- C. Phát triển nền văn minh nông nghiệp.
- D. Hạn chế sử dụng các công nghệ hiện đại.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 329383
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hữu cơ giữa cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và cơ cấu thành phần kinh tế, trong đó quan trọng nhất là?
- A. Cơ cấu ngành kinh tế.
- B. Cơ cấu vùng kinh tế.
- C. Cơ cấu thành phần kinh tế.
- D. Các yếu tố quan trọng như nhau.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 329386
Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta?
- A. Kinh tế nhà nước.
- B. Kinh tế tập thể.
- C. Kinh tế tư nhân.
- D. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 329390
Chị H đang kinh doanh mặt hàng K nhưng trên thị trường cung mặt hàng này đang lớn hơn cầu. Theo em, chị ấy nên làm gì?
- A. Ngừng kinh doanh, chuyển sang làm công việc khác.
- B. Tích cực quảng cáo, tăng cường khuyến mãi để thu hút khách hàng.
- C. Nhanh chóng mở thêm chi nhánh, mở rộng kinh doanh.
- D. Chuyển đổi kinh doanh sang mặt hàng mới có cung nhỏ hơn cầu.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 329395
Trong dịp Tết Nguyên Đán, nhiều doanh nghiệp nắm bắt cơ hội, tích trữ hàng đến gần tết mới bán, đẩy giá một số mặt hàng lên cao. Theo em, lúc đó, nhà nước thể hiện vai trò điều tiết khi nào?
- A. Tổ chức các điểm bán hàng bình ổn giá, điều tiết cung – cầu.
- B. Khuyến khích các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
- C. Cấp phép cho các doanh nghiệp tích trữ hàng hóa.
- D. Không quan tâm đến vấn đề đầu cơ tích trữ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 329397
Khi năng suất lao động tăng mà giá cả hàng hóa đó trên thị trường không đổi thì lợi nhuận sẽ như thế nào?
- A. Tăng lên.
- B. Không đổi.
- C. Giảm xuống.
- D. Ổn định.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 329399
Yếu tố nào dưới đây không được coi là hàng hóa?
- A. Dịch vụ cắt tóc.
- B. Đồ ăn bán ngoài chợ.
- C. Dịch vụ giao hàng tại nhà.
- D. Rau nhà trồng để ăn.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 329401
Hàng hóa gồm mấy thuộc tính cơ bản?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 329404
Công dân cần làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình với sự phát triển kinh tế?
- A. Học tập, rèn luyện để nâng cao hiệu quả lao động.
- B. Tham gia vào thị trường lao động sớm không cần qua đào tạo.
- C. Tìm cách làm giàu bằng mọi giá.
- D. Phát triển kinh tế không gắn với bảo vệ môi trường.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 329405
Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động thì yếu tố nào là quan trọng nhất?
- A. Công cụ lao động.
- B. Hệ thống bình chứa.
- C. Kết cấu lao động.
- D. Quan trọng như nhau.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 329407
Cốt lõi của cơ cấu kinh tế là gì?
- A. Cơ cấu vùng kinh tế.
- B. Cơ cấu thành phần kinh tế.
- C. Cơ cấu ngành kinh tế.
- D. Cán cân kinh tế.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 329410
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu nào?
- A. Lao động.
- B. Xã hội.
- C. Đời sống.
- D. Công nghiệp.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 329414
............. là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.
- A. Cung.
- B. Cầu.
- C. Giá trị.
- D. Quy luật cung – cầu.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 329417
Công dụng của sản phẩm có thể thỏa mãn được nhu cầu nào đó của người sử dụng được gọi là gì?
- A. Giá trị
- B. Giá cả
- C. Giá trị sử dụng
- D. Giá trị cá biệt
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 329419
Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua giá trị nào?
- A. Giá trị trao đổi.
- B. Giá trị sử dụng.
- C. Giá trị lao động.
- D. Giá trị cá biệt.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 329421
Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất?
- A. Đối tượng lao động.
- B. Tư liệu lao động.
- C. Sức lao động.
- D. Tư liệu sản xuất.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 329423
............... là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
- A. Phát triển đời sống.
- B. Phát triển văn hóa.
- C. Phát triển xã hội.
- D. Phát triển kinh tế.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 329427
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các nhân tố nào?
- A. Cửa hàng.
- B. Cơ sở sản xuất.
- C. Chủ thể kinh tế.
- D. Người bán và người mua.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 329429
Đối tượng của cạnh tranh là yếu tố nào?
- A. Vị trí đứng đầu.
- B. Các giải thưởng cho doanh nghiệp.
- C. Học hỏi kinh nghiệm.
- D. Các điều kiện thuận lợi để thu lợi nhuận.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 329432
Nguyên nhân của cạnh tranh là gì?
- A. Những nhà sản xuất có bất đồng quan điểm.
- B. Các chủ thể kinh tế độc lập và điều kiện và lợi ích khác nhau.
- C. Các chủ thể kinh tế sản xuất các mặt hàng khác nhau.
- D. Những nhà sản xuất muốn thi đua với nhau giành các giải thưởng.