Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 234698
Khi nhận xét về máy cơ đơn giản, câu nào đúng?
- A. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được nhanh hơn.
- B. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng hơn.
- C. Dùng máy cơ đơn giản chẳng giúp được gì cho ta mà trái lại làm ta thực hiện công việc phức tạp hơn, qua nhiều giai đoạn hơn.
- D. Máy cơ đơn giản chỉ duy nhất giúp ta đưa hàng hóa, vật liệu lên cao được nhẹ nhàng hơn.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 234705
Khi nhận xét về mặt phẳng nghiêng, câu nào đúng?
- A. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng lớn.
- B. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì độ nghiêng của nó càng nhỏ.
- C. Mặt phẳng nghiêng càng dài thì lực kéo vật càng lớn.
- D. Mặt phẳng nghiêng càng ngắn thì độ cao nâng vật càng thấp.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 234711
Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng hợp kim sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì:
- A. Chiều dài, rộng và chiều cao tăng.
- B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
- C. Chỉ có chiều cao tăng.
- D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không đổi.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 234723
Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường 370C. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng?
- A. 370F
- B. 66,60F
- C. 3100F
- D. 98,60F
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 234729
Công thức nào dùng để đổi nhiệt độ trong các thang nhiệt giai?
- A. n0C=320C+(n.1,80F)
- B. n0F=320C+(n.1,80F)
- C. n0C=320F+(n.1,80C)
- D. n0C=320F+(n.1,80F)
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 234735
Trường hợp nào dưới đây không sử dụng ròng rọc?
- A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.
- B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.
- C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
- D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 234739
Bình ga khi còn đầy ga, nếu đem phơi nắng thì sẽ dễ bị nổ. Giải thích?
- A. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ giảm thể tích làm bình ga bị nổ.
- B. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ.
- C. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng khí sẽ giảm thể tích làm bình ga bị nổ.
- D. Vì khi phơi nắng, nhiệt độ tăng, ga ở dạng lỏng sẽ tăng thể tích làm bình ga bị nổ.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 234747
Hoàn thành câu sau: Chất khí ... khi nóng lên.
- A. nở ra
- B. co lại
- C. rút ngắn
- D. hẹp lại
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 234753
Khi đưa một hòn đá nặng dời chỗ sang bên cạnh, người ta thường sử dụng:
- A. Ròng rọc cố định.
- B. Mặt phẳng nghiêng.
- C. Đòn bẩy.
- D. Mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 234764
Kéo từ từ một vật có khối lượng 100kg trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cường độ của lực kéo đó.
- A. Lực kéo bằng 100N
- B. Lực kéo nhỏ hơn 1000N
- C. Lực kéo bằng 1000N
- D. Lực lớn hơn 500N
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 234771
Dùng ... để có thể kéo (đẩy) vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật. Điền từ còn thiếu vào câu.
- A. mặt phẳng nghiêng
- B. ròng rọc
- C. đòn bẩy
- D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 234779
Một bác thợ xây kéo một bao xi măng lên mái nhà theo phương thẳng đứng thì bác đó phải sử dụng lực nào trong các lực sau, biết rằng khối lượng của bao xi măng là 50kg.
- A. 50N
- B. 500N
- C. 450N
- D. 5N
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 234789
Khi muốn kéo vật lên theo phương thẳng thì cần điều kiện gì?
- A. F<P
- B. F>P
- C. F=P
- D. Cả B và C
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 234799
Điền từ vào câu sau: Mặt phẳng nghiêng càng .., thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng đó càng ...
- A. ít; nhỏ
- B. ít, lớn
- C. nhiều; nhỏ
- D. nhiều; ít
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 234810
Chọn câu đúng về ròng rọc:
- A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
- B. Trong hệ thống ròng rọc động không có ròng rọc cố định.
- C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
- D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 234813
Dùng một dây thép có đường kính 2mm nung nóng đỏ, buộc dây thép đã được nóng vào giữa cái chai bằng thủy tinh và đợi một lúc, sau đó đột ngột nhúng cả chai đã được buộc bằng dây thép nung nóng vào một chậu nước lạnh. Hỏi hiện tượng gì xảy ra?
- A. Chai bị vỡ nát vụn.
- B. Chai giữ nguyen hình dạng cũ.
- C. Thể tích chai tăng.
- D. Chai bị vỡ đôi chỗ buộc dây thép.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 234818
Khi mở một lọ thủy tinh có nút thủy tinh bị kẹt, ta phải dùng cách nào sau đây?
- A. Hơ nóng nút.
- B. Hơ nóng cổ lọ.
- C. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
- D. Hơ nóng đáy lọ.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 234826
Khi nung nóng một lượng chất lỏng đựng trong bình thủy tinh thì chất lỏng có khối lượng riêng D thay đổi như thế nào?
- A. Giảm
- B. Tăng.
- C. Không thay đổi.
- D. Thoạt đầu giảm rồi sau mới tăng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 234829
Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng, ta thấy mực chất lỏng trong cốc thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ?
- A. Thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình.
- B. Thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình.
- C. Thể tích của nước tăng, của bình không tăng.
- D. Thể tích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 234833
Một vật hình trụ được làm bằng nhôm, làm lạnh vật bằng cách nhúng vật vào chậu nước đá thì:
- A. Khôi lượng của vật giảm.
- B. Khối lượng riêng của vật tăng.
- C. Trọng lượng riêng của vật giảm.
- D. Chiều cao hình trụ tăng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 234841
Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế có thể là nhiệt độ nào sau đây?
- A. 1000C.
- B. 420C.
- C. 370C.
- D. 200C.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 234843
Nhiệt độ nước đá đang tan và nhiệt độ hơi nước đang sôi lần lượt là?
- A. 00C và 1000C.
- B. 00C và 370C.
- C. -1000C và 1000C.
- D. 370C và 1000C.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 234846
1130F ứng với bao nhiêu 0C.
- A. 35
- B. 25
- C. 60
- D. 45.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 234850
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
- A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
- B. Thể tích tăng.
- C. Thể tích giảm.
- D. Cả ba kết luận trên đêu sai.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 234864
Khi sử dụng đòn bẩy, cách làm nào dưới đây không làm giảm lực nâng vật?
- A. Đặt điểm tựa O gần với điểm tác dụng của vật hơn điểm tác dụng của lực nâng vật.
- B. Đặt điểm tác dụng của lực nâng vật ra xa điểm tựa O hơn điểm tác dụng của vật.
- C. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của lực nâng vật.
- D. Buộc thêm trọng vật lên đòn bẩy gần với điểm tác dụng của vật cần nâng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 234867
Trường hợp nào dưới đây được dùng để đo lực kéo vật lên bằng ròng rọc động?
- A. Cầm vào móc của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.
- B. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng xuống.
- C. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương thẳng lên.
- D. Cầm vào thân của lực kế kéo từ từ theo phương xiên lên.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 234878
Khi tra khâu vào cán dao bác thợ rèn thường phải làm gì trước?
- A. làm lạnh khâu rồi mới tra vào cán dao.
- B. không thay đổi nhiệt độ của khâu
- C. nung nóng khâu rồi mới tra vào cán dao.
- D. cả ba phương án trên đều sai.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 234882
Chọn kết luận không đúng trong các kết luận về chất rắn dưới đây:
- A. Chất rắn tăng thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
- B. Chất rắn giảm thể tích khi nhiệt độ lạnh đi.
- C. Chất rắn không co dãn tỉ lệ theo nhiệt độ
- D. Mỗi chất rắn có một giới hạn nở vì nhiệt nhất định.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 234886
Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
- A. Khối lượng riêng của vật rắn tăng.
- B. Thể tích của vật tăng,
- C. Khối lượng của vật tăng.
- D. Cả A và B.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 234891
Thí nghiệm được bố trí gồm quả bóng bay được buộc vào miệng ống thủy tinh trên nút cao su của bình thủy tinh hình cầu. Dùng đèn cồn đốt dưới đáy bình thủy tinh. Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về hình dạng quả bóng bay?
- A. Quả bóng căng dần như được thổi.
- B. Quả bóng giảm dần thể tích.
- C. Quả bóng giữ nguyên hình dạng cũ.
- D. Quả bóng giảm dần thể tích sau đó căng dần như được thổi.