Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 467754
Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền của công dân - điều này thể hiện:
- A. công dân bình đẳng về quyền.
- B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
- C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
- D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 467757
Trong trường hợp dưới đây, học sinh lớp 12C đã được hưởng quyền gì?
"Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12C trường trung học phổ thông T đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân".
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền ứng cử.
- C. Quyền sở hữu tài sản.
- D. Quyền tự do ngôn luận.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 467760
Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng những quyền gì?
"Anh M và chị A cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định".
- A. Quyền bầu cử và ứng cử.
- B. Quyền tự do ngôn luận.
- C. Quyền tự do kinh doanh.
- D. Quyền sở hữu tài sản.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 467764
Trong trường hợp dưới đây, việc cơ quan thuế tỉnh K từ chối đề nghị của bà X thể hiện điều gì?
"Ông N, bà M và bà X đều có cửa hàng bán quần áo may sẵn trên cùng một tuyến phố. Đến kì thu thuế, ông N và bà M đều thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ và đúng hạn. Riêng bà X luôn đề nghị cơ quan thuế ưu tiên cho chậm nộp thuế hằng tháng, vì bà là phụ nữ và kinh tế gia đình khó khăn hơn ông N và bà M. Đề nghị của bà X không được cơ quan thuế tỉnh K chấp thuận".
- A. Đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế của công dân.
- B. Đảm bảo bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân.
- C. Đảm bảo bình đẳng trong thực hiện các quyền của công dân.
- D. Đảm bảo bình đẳng về quyền tự do kinh doanh của công dân.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 467767
Trong tình huống dưới đây, học sinh nào đã thực hiện đúng quy định công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật?
"Năm nay C, T và K đều đủ 17 tuổi, đều thuộc diện đăng kí nghĩa vụ quân sự, theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự. C và T đã thực hiện xong việc đăng kí, còn K thì không tới đăng kí cho rằng: bố của K là nhà kinh doanh thành đạt, đã nộp nhiều tiền thuế cho Nhà nước, nên K được miễn đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự".
- A. Bạn C và K.
- B. Bạn K và T.
- C. Bạn C và T.
- D. Cả 3 bạn C, T, K.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 467769
Em hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều ….. trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật”.
- A. được tôn trọng.
- B. bị phân biệt đối xử.
- C. được nhà nước bảo vệ.
- D. không bị phân biệt đối xử.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 467772
Theo quy định pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ môi trường - điều này thể hiện công dân bình đẳng về điều gì?
- A. danh dự cá nhân.
- B. phân chia quyền lợi.
- C. địa vị chính trị.
- D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 467777
Theo quy định pháp luật, mọi công dân đều có nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp và pháp luật - điều này thể hiện công dân bình đẳng về điều gì?
- A. danh dự cá nhân.
- B. phân chia quyền lợi.
- C. địa vị chính trị.
- D. nghĩa vụ pháp lí.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 467781
Theo quy định pháp luật, công dân bình đẳng trước pháp luật khi thực hiện nghĩa vụ nào?
- A. bảo vệ Tổ quốc.
- B. đầu tư các dự án kinh tế.
- C. đóng góp quỹ bảo trợ xã hội.
- D. thành lập doanh nghiệp tư nhân.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 467784
Việc làm nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân về nghĩa vụ?
- A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.
- B. Tham gia bảo vệ Tổ quốc.
- C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản.
- D. Hỗ trợ người già neo đơn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 467791
Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ đều bình đẳng trong việc nào sau đây?
- A. quản lí doanh nghiệp.
- B. quản lí nhà nước.
- C. tiếp cận việc làm.
- D. lựa chọn ngành nghề.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 467795
Theo quy định pháp luật, lao động nam và lao động nữ đều được bình đẳng về cơ hội nào?
- A. tiếp cận việc làm.
- B. cân bằng giới tính.
- C. thôn tính thị trường.
- D. duy trì lạm phát.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 467798
Lao động nam và lao động nữ đều được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Văn hóa.
- C. Lao động.
- D. Giáo dục.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 467805
Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lao động?
"Chị H đang làm việc tại công ty xuất nhập khẩu X. Chị luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, có chuyên môn tốt và được đồng nghiệp quý mến. Nhưng khi khuyết trưởng phòng nhân sự, ông T (giám đốc công ty) đã không bổ nhiệm chị làm trưởng phòng nhân sự mà lại bổ nhiệm anh Q với lí do chị là nữ, tuổi còn trẻ".
- A. Anh Q.
- B. Chị H.
- C. Ông T.
- D. Ông T và anh Q.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 467808
Chủ thể nào dưới đây đã không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lao động?
"Trường mầm non dân lập B có nhu cầu mở rộng quy mô đào tạo, tăng thêm số lớp trong trường. Để đáp ứng nhu cầu này, nhà trường đã thông báo tuyển dụng thêm giáo viên. Đọc được thông báo, anh Q và chị M cùng nộp hồ sơ dự tuyển vào vị trí giáo viên mầm non của trường B. Tuy nhiên, bà K (hiệu trưởng) đã từ chối hồ sơ của anh Q với lý do: nghề này chỉ phù hợp với nữ giới".
- A. Bà K và chị M.
- B. Anh Q và chị M.
- C. Bà K và anh Q.
- D. Bà K, anh Q và chị M.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 467813
"Nam, nữ đều bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lí, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức". Đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Hôn nhân và gia đình.
- D. Văn hóa và giáo dục.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 467816
Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là: nam, nữ bình đều đẳng trong việc nào?
- A. tiếp cận các cơ hội việc làm.
- B. tham gia các hoạt động xã hội.
- C. tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
- D. lựa chọn ngành nghề học tập.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 467818
Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã không vi phạm quy định pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
"Được biết Hội phụ nữ xã X thành lập đội công tác nhằm tuyên truyền, tư vấn cho cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, anh M và chị V đã đăng kí tham gia. Tuy nhiên, chị K (Hội trưởng Hội phụ nữ xã X) đã gạch tên anh M ra khỏi danh sách ứng viên vì chị cho rằng: công việc này không phù hợp với nam giới".
- A. Chị K, V và anh M.
- B. Chị K và chị V.
- C. Chị V và anh M.
- D. Anh M và chị K.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 467822
Chủ thể nào trong tình huống dưới đây đã vi phạm quy định pháp luật về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị?
"Anh V và chị T tự ứng cử đại biểu HĐND cấp xã. Biết được thông tin này, ông N (cán bộ xã Y) rất bức xúc. Ông N cho rằng: chị T là phụ nữ, không có đủ trình độ và năng lực để trở thành đại biểu HĐND, do đó, ông N đã nhiều lần tung tin đồn thất thiệt, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chị T".
- A. Chị T.
- B. Anh V và chị T.
- C. Ông N.
- D. Ông N và anh V.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 467824
"Nam, nữ đều được bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn đầu tư, thị trường". Đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 467827
Các chủ thể trong trường hợp dưới đây được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào?
"Chị B là người dân tộc Mông, anh A là người dân tộc Thái; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh S. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra".
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 467865
"Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số". Đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Tín ngưỡng.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 467869
Trường hợp nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?
- A. Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển kinh tế.
- B. Nhà nước chỉ quan tâm phát triển kinh tế ở các vùng phát triển, trung tâm của đất nước.
- C. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước.
- D. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 467871
Trong trường hợp dưới đây, chủ thể nào đã không vi phạm quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế?
"Để mở rộng sản xuất, Công ty X đăng tin tuyển dụng 3 kĩ sư tin học biết tiếng Anh vào làm việc. Đối chiếu với các tiêu chuẩn mà công ty đề ra đối với ứng viên, anh Q và chị M thấy mình đều đủ cả nên đã đăng kí dự tuyển. Tuy nhiên, hồ sơ của anh Q không được anh P (Giám đốc Công ty X) chấp nhận vì lí do anh Q là người dân tộc thiểu số".
- A. Anh Q, chị M và anh P.
- B. Anh P và chị M.
- C. Chị M và anh Q.
- D. Anh P và anh Q.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 467875
"Những phong tục, tập quán, truyền thống và giá trị văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy". Đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
- A. An ninh.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa.
- D. Quốc phòng.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 467878
Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được có nghĩa là các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được Nhà nước và pháp luật:
- A. đáp ứng mọi nhu cầu.
- B. tạo điều kiện phát triển.
- C. bãi bỏ thuế thu nhập.
- D. chia đều quỹ phúc lợi.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 467883
Trong trường hợp dưới đây, anh T và chị K đã được hưởng bình đẳng giữa các dân tộc về lĩnh vực chính trị thông qua quyền nào?
"Anh T và chị K thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một huyện vùng cao. Anh T làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện còn chị K thực hiện dự án chăn nuôi theo mô hình nông nghiệp sạch. Trong thời gian giữ chức danh Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, anh T đã đóng góp nhiều ý kiến để nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở địa phương. Cùng thời điểm đó, do có uy tín, chị K được giới thiệu và trúng cử vào Hội đồng nhân dân xã".
- A. Thay đổi các chính sách xã hội.
- B. Thay đổi cơ cấu ngành kinh tế.
- C. Tham gia sửa đổi Luật đất đai.
- D. Tham gia vào bộ máy nhà nước.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 467887
Trong trường hợp dưới đây, chị X và chị G đã cùng thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở các phương diện nào?
"Chị X và chị G thuộc các dân tộc khác nhau cùng sống trên địa bàn một xã vùng cao. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị X tham gia phát triển kinh tế gia đình, chị G nhận dạy ngoại ngữ miễn phí cho các em nhỏ vùng cao. Tại cuộc họp lấy ý kiến của nhân dân về việc triển khai dự án tái định cư của chính quyền xã, chị X phát biểu về những bất cập của dự án còn chị G đã đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trên".
- A. Kinh tế.
- B. Chính trị.
- C. Văn hóa, đối ngoại.
- D. Quốc phòng, an ninh.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 467891
"Tất cả các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội". Đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?
- A. Chính trị.
- B. Kinh tế.
- C. Văn hóa.
- D. Giáo dục.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 467893
Việc làm nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về chính trị?
- A. Các dân tộc đều có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước.
- B. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.
- C. Các dân tộc được tạo cơ hội, điều kiện phát triển kinh tế.
- D. Các dân tộc được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 467897
Công dân có nghĩa vụ gì trong quá trình tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Bài trừ quyền tự do tôn giáo.
- B. Từ chối nhận các di sản thừa kế.
- C. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
- D. Tham gia các hoạt động thiện nguyện.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 467901
Đọc thông tin sau và cho biết: Đoàn Thanh niên Trường Trung học phổ thông X đã thực hiện nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
- A. Góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- B. Tuân thủ quy định pháp luật, nội quy trường học.
- C. Tố cáo sai phạm của các công chức nhà nước.
- D. Biểu quyết khi địa phương trưng cầu dân ý.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 467905
Về phía các cơ quan nhà nước, những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội gây ra hậu quả như thế nào?
- A. Vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân.
- B. Bị xử phạt và phải bồi thường nếu gây thiệt hại.
- C. Gây tổn thất về tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
- D. Làm giảm lòng tin của công dân vào sự quản lý của Nhà nước.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 467909
Trong trường hợp sau đây, chủ thể nào không thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
"Chính quyền thôn X tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân về nội dung xây dựng nhà văn hoá mới. Anh H và chị T đã rủ anh M là hàng xóm cùng đi tham gia cuộc họp. Nhưng anh M lại từ chối với lí do bận việc gia đình và cũng không có đóng góp ý kiến gì. Do đó, anh M đã không hiểu được nội dung xây dựng nhà văn hoá mới".
- A. Chính quyền thôn X.
- B. Anh H.
- C. Anh M.
- D. Chị T.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 467912
"Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, đồng thời tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và trên phạm vi cả nước". Đó là nội dung của quyền nào dưới đây?
- A. Quyền của công dân về tiếp cận thông tin.
- B. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
- C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
- D. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 467914
Theo quy định pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
- A. Tham gia hoạt động thiện nguyện.
- B. Đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự.
- C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật.
- D. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 467918
Việc làm nào sau đây không phải là biểu hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
- A. Đăng kí tham gia hiến máu nhân đạo.
- B. Biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.
- C. Giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước.
- D. Góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 467921
Trong trường hợp dưới đây, anh M đã thực hiện những quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào?
"Khi Hội đồng nhân dân xã X tổ chức buổi tọa đàm để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, anh M (25 tuổi) đã cùng mọi người tích cực phát biểu, trao đổi, đóng góp các ý kiến cho nội dung của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở đó, Hội đồng nhân dân xã X đã tập hợp các ý kiến của nhân dân và gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm góp phần hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992".
- A. Tham gia thảo luận những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
- B. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
- C. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- D. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 467926
Anh T đã thực hiện quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như thế nào trong trường hợp sau đây?
"Xã A tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến của nhân dân về phương án dự kiến bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án nâng cấp kênh tiêu. Tham dự cuộc họp, anh T tham gia đóng góp ý kiến sôi nổi, đưa ra được nhiều ý kiến phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và quy định của pháp luật".
- A. Tham gia biểu quyết khi nhà nước tiến hành trưng cầu dân ý.
- B. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
- C. Đóng góp ý kiến về những vấn đề liên quan đến đời sống ở cơ sở.
- D. Khiếu nại những việc làm trái pháp luật của các cơ quan nhà nước.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 467928
Tình huống nào sau đây đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội?
- A. Bà K tố giác hành vi tham ô, tham nhũng của ông T là chủ tịch xã X.
- B. Trưởng thôn V tự ý quyết định mức đóng góp xây dựng nhà văn hóa thôn.
- C. Anh P tuyên truyền các quy định, chủ trương của xã cho bà con trong thôn.
- D. Chính quyền xã N triển khai đầy đủ các quyết định của cấp trên đến nhân dân.