Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 166291
Tiêu hóa là gì?
- A. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
- B. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra ngoài cơ thể.
- C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng.
- D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 166299
Sự biến đổi thức ăn trong tế bào được gọi là gì?
- A. Tiêu hóa nội bào
- B. Đồng hóa
- C. Chuyển hóa nội bào
- D. Dị hóa
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 166300
Hệ tiêu hóa của động vật có ống tiêu hóa gồm các cơ quan nào?
- A. Cơ quan tiêu hóa
- B. Các cơ quan tiêu hóa và tuyến tiêu hóa
- C. Tuyến tiêu hóa và dạ dày, ruột
- D. Túi tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 166301
Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học, sinh học. Biến đổi về mặt sinh học là quá trình gì?
- A. Phân giải thức ăn trong cơ thể sống
- B. Tiêu hóa nhờ enzyme
- C. Phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật.
- D. Phân giải vi sinh vật để lấy chất dinh dưỡng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 166302
Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra theo hướng nào?
- A. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa nội bào
- B. Tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào → tiêu hóa ngoại bào
- C. Tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào →tiêu hóa nội bào → tiêu hóa ngoại bào
- D. Tiêu hóa ngoại bào → tiêu hóa nội bào → tiêu hóa kết hợp nội bào và ngoại bào.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 166303
Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?
- A. Răng nanh cắm và giữ mồi
- B. Răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
- C. Răng hàm nhai nát thịt.
- D. Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn lấy cắt thịt thành những mảnh nhỏ.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 166304
Manh tràng ở động vật ăn cỏ thường rất phát triển. Nó có chức năng chủ yếu là gì?
- A. Chứa các chất cặn bã của quá trình tiêu hóa
- B. Biến đổi xenlulo nhờ hệ vi sinh và hấp thụ vào máu
- C. Biến đổi xenlulo nhờ các enzyme
- D. Hấp thụ nước để cô đặc chất thải
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 166305
Đường đi của cỏ trong dạ dày của động vật nhai lại là con đường nào?
- A. Dạ tổ ong → dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế
- B. Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế
- C. Dạ cỏ → dạ lá sách → dạ múi khế → dạ tổ ong
- D. Dạ múi khế → dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 166306
Đặc điểm thích nghi nào giúp cho bề mặt trao đổi khí của động vật ở cạn không bị khô?
- A. Chúng có nhiều mao mạch
- B. Cơ quan hô hấp thường nằm sâu trong khoang cơ thể
- C. Chúng chỉ sống ở nơi ấm ướt
- D. Có bề mặt mỏng
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 166307
Hệ hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất?
- A. Da của giun đất
- B. Ếch nhái
- C. Người
- D. Chim
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 166308
Hô hấp ngoài là gì?
- A. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua các cơ quan hô hấp
- B. Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường và với các tế bào
- C. Là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua phổi
- D. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường qua toàn bộ bề mặt cơ thể.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 166309
Hệ tuần hoàn có vai trò gì?
- A. Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
- B. Chuyển hóa vật chất trong cơ thể.
- C. Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể.
- D. Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến cơ quan bài tiết.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 166310
Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua đâu?
- A. Hệ tuần hoàn kín
- B. Màng tế bào một cách trực tiếp
- C. Qua dịch mô quanh tế bào
- D. Hệ tuần hoàn hở
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 166311
Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào?
- A. Vận chuyển các chất đến từng tế bào
- B. Vận chuyển các sản phẩm bào tiết
- C. Điều hòa nhiêt độ
- D. Vận chuyển khí trong hô hấp
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 166312
Ở người mạch nào sau đây chứa máu giàu oxi?
- A. Động mạch phổi
- B. Tĩnh mạch chủ trên
- C. Tĩnh mạch phổi
- D. Tĩnh mạch cửa gan
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 166313
Trong 1 chu kỳ tim, tâm thất và tâm nhĩ cùng được nghỉ bao lâu?
- A. 0,5 giây
- B. 0,4 giây
- C. 0,7 giây
- D. 0,6 giây
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 166314
Huyết áp là gì?
- A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất
- B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch
- C. Áp lực của máu vào thành mạch
- D. Áp lực máu trong tim
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 166315
Trong hoạt động của hệ tuần hoàn, khả năng tự phát nhịp thuộc về bộ phận nào?
- A. Bó His
- B. Nút xoang nhĩ
- C. Nút nhĩ thất
- D. Mạng Puốc kin
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 166316
Cân bằng nội môi là gì?
- A. Sự cân bằng lượng nước trong cơ thể
- B. Tỉ lệ hấp thụ và thải các chất khoáng được cân bằng.
- C. Trường hợp trong môi trường cơ thể có tốc độ đồng hóa và dị hóa bằng nhau
- D. Trường hợp duy trì ổn định áp suất thẩm thấu, huyết áp, độ pH của môi trường bên trong cơ thể.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 166317
Trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi, các hormone có tác dụng trái ngược là gì?
- A. Adrenalin và aldosteron
- B. Insulin và glucagon
- C. ADH và insulin
- D. Adrenalin và ADH
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 166318
Đơn vị hút nước của rễ là gì?
- A. Không bào.
- B. Tế bào lông hút.
- C. Tế bào rễ.
- D. Tế bào biểu bì.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 166319
Nước không có vai trò nào sau đây đôi với đời sống thực vật?
(1) Quyết định sự phân bố thực vật trên trái đất
(2) Là thành phần bắt buộc của bất kỳ tế bào sống nào.
(3) Là dung môi hoà tan muôi khoáng và các hợp chất hữu cơ.
(4) Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất.
(5) Đảm bảo cho sự thụ tinh kép xảy ra.
(6) Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
(7) Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.
(8) Kết hợp với CO2 tạo H2CO3, kích thích quang hợp xảy ra.
- A. 5, 6, 7, 8
- B. 1, 2, 5.
- C. 5, 8
- D. 3, 5, 6, 7
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 166320
Nội dung nào sau đây sai?
1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống.
2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng.
3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ.
4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem).
- A. 2.3,4.
- B. 1,2,4.
- C. 2, 4
- D. 1, 2
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 166321
Chất nào tham gia chủ yếu vào dòng vận chuyển trong mạch rây?
- A. Ion khoáng
- B. ATP
- C. Glucozơ
- D. Saccarozơ
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 166322
Nước được vận chuyển trong thân từ dưới lên, do nguyên nhân nào?
- A. Lực liên kết trong dung dịch keo của chất nguyên sinh.
- B. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước.
- C. Lực đẩy của rễ do áp suất rễ
- D. Lực hút của lá do quá trình thoát hơi nước và lực đẩy của rễ do áp suất rễ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 166323
Khi tế bào khí khổng mất nước thì sẽ dẫn đến điều gì?
- A. Vách (mép) móng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.
- B. Vách dày căng ra làm cho vách móng cong theo nên khí khổng khép lại.
- C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khống đóng lại.
- D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thắng nên khí khổng khép lại.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 166324
Đặc điểm cấu tạo nào của tế bào khí khổng thuận lợi cho việc đóng mở?
- A. Mép (vách) trong của tế bào rất dày, mép ngoài mòng.
- B. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đểu rất dày.
- C. Mép (vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
- D. Mép (vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 166325
Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá có đặc điếm gì?
- A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
- B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
- D. Vận tốc lớn, được điểu chỉnh bằng việc đóng mở khí khống.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 166326
Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm gì?
- A. Vận tốc nhỏ, được điều chinh bằng việc đỏng mở khí khổng.
- B. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
- C. Vận tốc nhỏ, không được điểu chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
- D. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 166327
Các nguyên tố vi lượng có vai trò gì?
- A. Thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzyme.
- B. Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành hợp chất hữu cơ quan trọng trong các quá trình trao đổi chất.
- C. Là thành phần của các đại phân tử trong tế bào.
- D. A và B đều đúng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 166328
Vì sao nói qúa trình khử nitrat là quá trình quan trọng của sự đồng hóa nitơ trong mô thực vật?
- A. Tổng hợp nitrat từ các nguồn nito khác nhau.
- B. Biến đổi nitrat thành ammoniac.
- C. Biến đổi nitrat thành nitrit.
- D. Chuyển ammoniac thành nitrat.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 166329
Trong đất, xác hữu cơ được biến đổi nhờ vi sinh vật theo trình tự:
Xác hữu cơ \(\xrightarrow{{(1)}}N{H_4}^ + \xrightarrow{{(2)}}N{O_3}^ - \xrightarrow{{(3)}}Rễ\), 1, 2, 3 lần lượt là quá trình gì?
- A. Amon hóa, nitrat hóa, hấp thụ
- B. Amon hóa, nitrat hóa, đồng hóa
- C. Khử amon, nitrat hóa, đồng hóa
- D. Khử amon, khử nitrat, hấp thụ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 166330
Khi đất thiếu nitơ, lá cây có màu vàng nhạt, cách sử lý tốt nhất là gì?
- A. Bón phân hữu cơ vào trong đất
- B. Bón phân nitrat vào trong đất
- C. Phun nước ngâm phân lên lá
- D. Phun dung dịch đạm vô cơ lên lá
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 166331
Bón thúc cho cây nên dùng loại phân bón nào?
- A. Phân chuồng chưa ủ
- B. Phân hóa học
- C. Phân hữu cơ đã hoại
- D. Phân vi lượng
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 166332
Biểu hiện nào dưới đây là triệu chứng của cây thừa đạm?
- A. Lá nhỏ, vàng
- B. Cành lá sum suê, xanh tốt nhưng chậm ra hoa
- C. Cây ra hoa, kết quả sớm
- D. Quả bé, hạt lép.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 166333
Đặc điểm nào là điểm giống nhau chủ yếu ở thực vật C3 và thực vật C4?
- A. Đều tổng hợp glucozo theo chu trình Calvin
- B. Đều sử dụng chất nhận CO2 đầu tiên là RiDP
- C. Đều có quá trình hô hấp sáng rất mạnh
- D. Đều chỉ có 1 loại lục lạp.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 166334
Ti thể và lục lạp có điểm chung nào dưới đây?
- A. Tổng hợp ATP
- B. Lấy electron từ H2O
- C. Khử NAD+ thành NADH
- D. Giải phóng O2
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 166335
Sản phẩm của quá trình hô hấp là gì?
- A. CO2 và H2O
- B. CO2, H2O và ATP
- C. CO2, H2O, ATP và nhiệt
- D. CO2, H2O và nhiệt
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 166336
Tại sao nói quá trình hô hấp ở thực vật được xem như là quá trình tổng hợp cả về năng lượng lẫn vật chất?
- A. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp NADH và FADH2
- B. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp axit lactic và êtilic
- C. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp serin trong hô hấp sáng
- D. Do quá trình hô hấp vừa cung cấp năng lượng dưới dạng ATP vừa cung cấp các sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất trong cơ thể.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 166337
Đối với mỗi loại nông sản người ta thường sử dụng những biện pháp bảo quản khác nhau nhưng cách hiệu quả nhất đôi với tất cả các loại nông sản là?
- A. Bảo quản trong kho hoặc trong túi nilon kín có nồng độ CO2 cao.
- B. Phun khí axetilen (đất đèn) lên đống nông sản
- C. Phơi khô
- D. Chứa trong kho lạnh