Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 451310
Đâu là các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng?
- A. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
- B. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
- C. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
- D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 451323
Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide được diễn ra tại hệ cơ quan nào sau đây trong cơ thể?
- A. Hệ tuần hoàn
- B. Hệ hô hấp
- C. Hệ tiêu hóa
- D. Hệ thần kinh
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 451438
Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?
(1) Chuyển hóa các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân giải các chất.
(2) Chuyển hóa các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.
(3) Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.
(4) Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá trình trao đổi chất.
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 451445
Thế nào là quá trình trao đổi chất?
- A. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải các chất thải ra ngoài môi trường
- B. Quá trình cơ thể lấy trực tiếp các chất tư môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể
- C. Quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể
- D. Quá trình biến đổi các chất trong cơ thể thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải các chất ra môi trường
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 451447
Cho các chất sau:
1. Oxygen
2. Carbon dioxide
3. Chất dinh dưỡng
4. Nước uống
5. Năng lượng nhiệt
6. Chất thải
Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể thu nhận những chất nào?
- A. 1, 2, 3, 4, 5
- B. 1, 2, 3, 4
- C. 1, 3, 4, 5
- D. 1, 3, 4
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 451451
Hãy cho biết dị hóa là gì?
- A. Phân giải các chất hấp thụ
- B. Giải phóng năng lượng
- C. Thải các chất ra ngoài môi trường
- D. Phương án A và B đúng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 451456
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với quá trình nào?
- A. Sự chuyển hóa của sinh vật
- B. Sự biến đổi các chất
- C. Sự trao đổi năng lượng
- D. Sự sống của sinh vật
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 451460
Thế nào là chuyển hóa cơ bản?
- A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
- B. Năng lượng tích lũy khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực
- C. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi
- D. Năng lượng tích lũy khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 451462
Chất nào không được dùng làm nguyên liệu cho quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào?
- A. Carbon dioxide
- B. Oxygen
- C. Nhiệt
- D. Tinh bột
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 451463
Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra ngoài môi trường?
- A. Oxygen
- B. Carbon dioxide
- C. Chất dinh dưỡng
- D. Vitamin
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 451465
Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào yếu tố nào?
- A. Hoạt động trao đổi chất
- B. Chênh lệch nồng độ ion
- C. Cung cấp năng lượng
- D. Hoạt động thẩm thấu
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 451467
Đâu là vai trò chung của các nguyên tố vi lượng?
- A. Cấu tạo các đại phân tử
- B. Hoạt hóa các enzim
- C. Cấu tạo axit nuclêic
- D. Cấu tạo protein
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 451468
Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua con đường nào?
- A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống
- B. Qua mạch gỗ
- C. Từ mạch rây sang mạch gỗ
- D. Từ mạch gỗ sang mạch rây
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 451472
Lá cây bị vàng do thiếu diệp lục, có thể chọn những nguyên tố khoáng nào sau đây để bón cho cây?
- A. P, K, Fe
- B. N, Mg, Fe
- C. P, K, Mn
- D. S, P, K
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 451474
Đâu là động lực của dịch mạch gỗ từ rễ lên lá?
- A. Lực đẩy (áp suất rễ)
- B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
- C. Lực liên kết giữa các phân tử với nhau và với tế bào mạch gỗ
- D. Do sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy, lực hút và lực liên kết
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 451475
Nêu các thành phần của dịch mạch gỗ?
- A. Nước và ion khoáng
- B. Amit và hoocmon
- C. Axit amin và vitamin D
- D. Xitokinin và ankanoit
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 451479
Lông hút ở rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
- A. Tế bào mạch gỗ ở rễ
- B. Tế bào mạch rây ở rễ
- C. Tế bào nội bì
- D. Tế bào biểu bì
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 451484
Đâu là nguồn nito cung cấp chủ yếu cho cây?
- A. Từ xác động vật và quá trình cố định đạm
- B. Từ phân bón hóa học
- C. Từ vi khuẩn phản nitrat hóa
- D. Từ khí quyển
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 451494
Ở thực vật CAM, khí khổng đóng mở như thế nào?
- A. Đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm
- B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn
- C. Chỉ đóng vào giữa trưa
- D. Đóng vào ban đêm và mở vào ban ngày
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 451498
Trong lục lạp, pha tối diễn ra ở bào quan nào?
- A. Màng ngoài
- B. Màng trong
- C. Tilacôit
- D. Chất nền (strôma)
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 451502
Tại sao lá cây có màu xanh lục?
- A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
- B. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
- C. Nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
- D. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 451520
Bơm proton là quá trình như thế nào?
- A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
- B. Sử dụng năng lượng mặt trời để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
- C. Hoạt động thẩm thấu
- D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 451525
Nhóm sắc tố nào tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?
- A. Diệp lục a và diệp lục b
- B. Diệp lục b và caroten
- C. Xanthophyl và diệp lục a
- D. Diệp lục b và carotenoit
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 451530
Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
- A. Là nguyên liệu quang hợp
- B. Điều tiết không khí
- C. Ảnh hưởng đến quang phổ
- D. Cả phương án A và B
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 451535
Thế nào là điểm bão hòa ánh sáng?
- A. Cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
- B. Cường độ ánh sáng tối đa đề cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
- C. Cường độ tối đa đề cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
- D. Cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 451543
Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp như thế nào?
- A. Màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tổ quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
- B. Xoang tilacoit là nơi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
- C. Chất nền stroma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
- D. Cả ba phương án trên
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 451546
Chu trình Crep diễn ra trong bào quan nào?
- A. Chất nền của ti thể
- B. Tế bào chất
- C. Lục lạp
- D. Nhân
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 451547
Chuỗi truyền electron tạo ra bao nhiêu ATP?
- A. 32 ATP
- B. 38 ATP
- C. 36 ATP
- D. 34 ATP
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 451549
Giai đoạn đường phân diễn ra tại bào quan nào?
- A. Ti thể
- B. Tế bào chất
- C. Lục lạp
- D. Nhân
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 451552
Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại gì?
- A. Làm giảm nhiệt độ
- B. Làm tăng khí O2
- C. Tiêu hao chất hữu cơ
- D. Làm giảm độ ẩm
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 451554
Hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men gấp bao nhiêu lần?
- A. 19 lần
- B. 18 lần
- C. 17 lần
- D. 16 lần
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 451555
Nơi nào diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật?
- A. Rễ
- B. Thân
- C. Lá
- D. Quả
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 451556
Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?
1. Sản xuất rượu bia
2. Làm sữa chua
3. Muối dưa
4. Sản xuất giấm
- A. 3
- B. 4
- C. 1
- D. 2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 451558
Khi kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được kết quả như thế nào?
- A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
- B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
- C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
- D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 451559
Bào quan nào thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí?
- A. Không bào
- B. Ti thể
- C. Trung thể
- D. Lạp thể
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 451560
Diều ở các loài động vật thuộc lớp chim được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hoá?
- A. Diều được hình thành từ tuyến nước bọt
- B. Diều được hình thành từ khoang miệng
- C. Diều được hình thành từ thực quản
- D. Diều được hình thành từ dạ dày
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 451561
Tiếp tục ăn một chế độ ăn nhiều bơ, thịt đỏ và trứng trong thời gian dài có thể gây ra bệnh gì?
- A. Tăng cholesterol máu
- B. Sỏi thận
- C. Độc tính
- D. Nước tiểu có thể ceton
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 451562
Các lông ruột và các lông cực nhỏ nằm trên các nếp gấp của niêm mạc ruột có tác dụng gì?
- A. Làm tăng nhu động ruột
- B. Làm tăng bề mặt hấp thụ
- C. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
- D. Tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 451563
Có bao nhiêu phát biểu đúng về hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa?
1. Ở miệng, tinh bột có trong thức ăn biến đổi thành mantozo do tác dụng của men amylaza có trong nước bọt.
2. Enzim tipeptitdaza và enzim dipeptitdaza đều do tuyến tụy tiết ra để tiêu hóa protein
3. Ở dạ dày gluxit không được tiêu hóa
4. Các enzim lactaza, mantaza, sacaraza đều tiêu hóa disaccrit thành monosaccarit tại ruột
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 451564
Khi nói về tiêu hóa nội bào, phát biểu nào đúng?
- A. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào
- B. Đây là quá trình tiêu hóa thức ăn ở trong ống tiêu hóa
- C. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong tế bào nhờ enzim lizoxim
- D. Đây là quá trình tiêu hóa hóa học ở bên trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa