Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 193900
Trong các cách sau, cách nào không làm giảm được độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
- A. tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
- B. giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
- C. giảm chiều cao kê của mặt phẳng nghiêng.
- D. tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 193901
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Dùng mặt phẳng nghiêng có thể làm………. tác dụng của lực.
- A. tăng
- B. thay đổi hướng
- C. giảm
- D. lệch đi
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 193902
Kết luận nào là đúng khi nói về việc sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một thùng hàng lên thùng xe ô tô?
- A. Lực để kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của thùng hàng.
- B. Lực để kéo vật lên bằng trọng lượng của thùng hàng.
- C. Lực để kéo vật lên lớn hơn trọng lượng của thùng hàng.
- D. Lực để kéo vật lên có cường độ bất kì.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 193903
Khi dùng mặt phẳng nghiêng
- A. trọng lượng của vật giảm đi.
- B. hướng của trọng lượng thay đổi.
- C. cả hướng và độ lớn của trọng lực thay đổi.
- D. trọng lượng của vật không thay đổi.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 193904
Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mặt phẳng nghiêng càng nghiêng ít thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng ……..
- A. càng giảm
- B. càng tăng
- C. không thay đổi
- D. tất cả đều đúng
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 193905
Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của mặt phẳng nghiêng?
- A. Cái kéo
- B. Mái nhà
- C. Cái kìm
- D. Cầu thang gác
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 193906
Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo
- A. xấp xỉ hơn trọng lượng của vật.
- B. đúng bằng hơn trọng lượng của vật.
- C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- D. lớn hơn trọng lượng của vật.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 193907
Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao, có thể
- A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
- B. làm giảm trọng lượng của vật.
- C. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 193908
Sàn nhà cao hơn mặt đường 50 cm. Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài và độ cao h nào sau đây?
- A. l < 50 cm, h = 50 cm.
- B. l = 50 cm, h = 50 cm
- C. l > 50 cm, h < 50 cm
- D. l > 50 cm, h = 50 cm
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 193909
Biết độ dài của mặt phẳng nghiêng lớn hơn độ cao bao nhiêu lần thì lực dùng để kéo vật lên cao có thể nhỏ hơn trọng lượng của vật bấy nhiêu lần. Muốn kéo một vật nặng 2000N lên cao 1,2m với lực kéo 500N thì phải dùng mặt phẳng nghiêng có độ dài bằng bao nhiêu?
- A. l > 4,8 m
- B. l < 4,8 m
- C. l = 4 m
- D. l = 2,4 m
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 193910
Nếu đòn bẩy quay quanh điểm tựa O, trọng lượng của vật cần nâng tác dụng vào điểm O1 của đòn bẩy, lực nâng vật tác dụng vào điểm O2 của đòn bẩy thì dùng đòn bẩy được lợi về lực trong trường hợp nào dưới đây?
- A. Khoảng cách OO1 > OO2
- B. Khoảng cách OO1 = OO2
- C. Khoảng cách OO1 < OO2
- D. Khoảng cách OO1 = 2OO2
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 193911
Chọn phát biểu sai khi nói về tác dụng của đòn bẩy?
- A. Tác dụng của đòn bẩy là giảm lực kéo hoặc đẩy vật.
- B. Tác dụng của đòn bẩy là tăng lực kéo hoặc đẩy vật.
- C. Đòn bẩy có tác dụng làm thay đổi hướng của lực vào vật.
- D. Dùng đòn bẩy có thể được lợi về lực.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 193912
Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?
- A. Cái cầu thang gác
- B. Mái chèo
- C. Thùng đựng nước
- D. Quyển sách nằm trên bàn
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 193913
Điều kiện nào sau đây giúp người sử dụng đòn bẩy để nâng vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật?
- A. Khi OO2 < OO1 thì F2 < F1
- B. Khi OO2 = OO1 thì F2 = F1
- C. Khi OO2 > OO1 thì F2 < F1
- D. Khi OO2 > OO1 thì F2 > F1
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 193914
Cân nào sau đây không phải là một ứng dụng của đòn bẩy?
- A. Cân Robecvan
- B. Cân đồng hồ
- C. Cần đòn
- D. Cân tạ
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 193915
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.
- A. nhỏ hơn, lớn hơn
- B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
- C. lớn hơn, lớn hơn
- D. lớn hơn, nhỏ hơn
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 193916
Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?
- A. Cái kéo
- B. Cái kìm
- C. Cái cưa
- D. Cái mở nút chai
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 193917
Một người gánh một gánh nước. Thùng thứ nhất nặng 20 kg, thùng thứ hai nặng 30 kg. Gọi điểm tiếp xúc giữa vai với đòn gánh là O, điểm treo thùng thứ nhất vào đòn gánh là O1, điểm treo thùng thứ hai vào đòn gánh là O2. Hỏi OO1 và OO2 có giá trị nào sau đây thì gánh nước cân bằng?
- A. OO1 = 90 cm, OO2 = 90 cm
- B. OO1 = 90 cm, OO2 = 60 cm
- C. OO1 = 60 cm, OO2 = 90 cm
- D. OO1 = 60 cm, OO2 = 120 cm
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 193918
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc cố định?
Ròng rọc cố định giúp
- A. làm thay đổi độ lớn của lực kéo.
- B. làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- C. làm thay đổi cả hướng và độ lớn của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
- D. cả ba kết luận trên đều sai.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 193919
Khi kéo một thùng nước từ dưới giếng lên, người ta thường sử dụng
- A. ròng rọc cố định
- B. mặt phẳng nghiêng.
- C. đòn bẩy.
- D. mặt phẳng nghiêng và đòn bẩy.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 193920
Chọn câu đúng:
- A. Ròng rọc cố định chỉ thay đổi độ lớn của lực.
- B. Trong hệ thống ròng rọc động, không có ròng rọc cố định.
- C. Ròng rọc động có thể thay đổi cả độ lớn và hướng của lực.
- D. Với hai ròng rọc cố định thì có thể thay đổi độ lớn của lực.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 193921
Muốn đứng ở dưới kéo một vật lên cao với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật phải dùng hệ thống ròng rọc nào dưới đây?
- A. Một ròng rọc cố định.
- B. Một ròng rọc động.
- C. Hai ròng rọc cố định.
- D. Một ròng rọc động và một ròng rọc cố định
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 193922
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của ròng rọc động?
Ròng rọc động có tác dụng làm lực kéo vật lên
- A. lớn hơn trọng lượng của vật.
- B. bằng trọng lượng của vật.
- C. nhỏ hơn trọng lượng của vật.
- D. lớn hơn trọng lượng của vật và thay đổi hướng của lực kéo.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 193923
Sử dụng ròng rọc khi đưa một vật lên cao ta được lợi
- A. về lực
- B. về hướng của lực
- C. về đường đi
- D. Cả 3 đều đúng
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 193924
Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc?
- A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao.
- B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột.
- C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực.
- D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 193925
Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
- A. Ròng rọc cố định
- B. Ròng rọc động
- C. Mặt phẳng nghiêng
- D. Đòn bẩy
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 193926
Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây?
- A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà.
- B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh.
- C. Đứng trên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng từ dưới lên.
- D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 193927
Người ta dùng một Pa lăng gồm 1 ròng rọc cố định và 3 ròng rọc động để đưa một vật có khối lượng m = 0,3 tấn lên độ cao 1,5 m. Xác định quãng đường sợi dây phải đi.
- A. 10 (m)
- B. 3 (m)
- C. 6 (m)
- D. 9 (m)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 193928
Một học sinh dùng đúng loại thước và ghi đúng kết quả chiều dài chiếc bàn học là 1253 mm. Hỏi thước mà bạn học sinh đó dùng có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
- A. GHĐ 1,2 m; ĐCNN 1 mm
- B. GHĐ > 1253 mm; ĐCNN 3 mm
- C. GHĐ 1 m; ĐCNN 0,5 mm
- D. GHĐ > 1253 mm; ĐCNN 1 mm
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 193929
Trên một can nhựa, nhà sản xuất có ghi 3 lít. Con số này có nghĩa là:
- A. Can đựng ít nhất là 3 lít
- B. GHĐ của can là 3 lít
- C. ĐCNN của can là 3 lít
- D. Vừa là ĐCNN vừa là GHĐ của can