Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 194527
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào mấy giờ?
- A. 12 giờ trưa
- B. 13 giờ trưa
- C. 11 giờ trưa
- D. 14 giờ trưa
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 194529
Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?
- A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
- B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
- C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 194531
Điều nào không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?
- A. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
- B. Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
- C. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
- D. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 194533
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì sao?
- A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 194534
Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
- B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
- C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
- D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 194537
Thời tiết là hiện tượng khí tượng như thế nào?
- A. Xảy ra trong một thời gian dài ở một nơi.
- B. Xảy ra trong một thời gian ngắn nhất định ở một nơi.
- C. Xảy ra khắp mọi nơi và không thay đổi.
- D. Cả A, B, C đều sai.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 194542
Nhiệt độ không khí thay đổi theo?
- A. Theo vĩ độ.
- B. Theo độ cao.
- C. Gần biển hoặc xa biển.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 194543
Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
- A. 22oC.
- B. 23oC.
- C. 24oC.
- D. 25oC.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 194550
Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí như thế nào?
- A. Tăng
- B. Giảm
- C. Không thay đổi
- D. Luôn biến động
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 194551
Nhiệt độ không khí cao nhất ở đâu?
- A. Cực và cận cực
- B. Khu vực ôn đới
- C. Khu vực hai chí tuyến
- D. Khu vực xích đạo
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 194552
Nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước là do?
- A. Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
- B. Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
- C. Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
- D. Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 194555
Nguyên nhân khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do?
- A. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- B. Không ảnh hưởng đến sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
- C. Hạn chế sai lệch kết quả đo do ánh sáng Mặt Trời và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- D. Bảo quản nhiệt kế để sử dụng lâu hơn và không ảnh hưởng đến sức khỏe người đo
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 194558
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có bao nhiêu đai áp cao, bao nhiêu đai áp thấp?
- A. 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp
- B. 2 đai áp cao và 5 đai áp thấp
- C. 3 đai áp cao và 4 đai áp thấp
- D. 5 đai áp cao và 2 đai áp thấp
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 194561
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 194563
Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?
- A. Gió Tây ôn đới.
- B. Gió Tín Phong.
- C. Gió mùa đông Bắc.
- D. Gió mùa đông Nam.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 194564
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió nào?
- A. Gió Nam.
- B. Gió Đông Bắc.
- C. Gió Tây Nam.
- D. Cả 3 câu trên đều sai.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 194566
Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ?
- A. Vĩ độ 30o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 60o Bắc, Nam.
- B. Vĩ độ 60o Bắc, Nam lên khoảng vĩ độ 90o Bắc, Nam.
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 194567
Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp?
- A. 4
- B. 5
- C. 6
- D. 7
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 194569
Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu?
- A. 0o, 60o
- B. 0o, 30o
- C. 0o, 90o
- D. 30o, 90o
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 194570
Đai áp cao chữ C nằm ở bao nhiêu độ?
- A. 30o, 90o
- B. 0o, 30o
- C. 0o, 60o
- D. 0o, 90o
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 194571
Không khí luôn luôn chuyển động từ đâu về đâu?
- A. Nơi áp thấp về nơi áp cao.
- B. Biển vào đất liền.
- C. Nơi áp cao về nơi áp thấp.
- D. Đất liền ra biển.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 194574
Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
- A. Gió núi - thung lũng
- B. Gió Phơn
- C. Gió Mậu Dịch
- D. Gió Đông cực
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 194575
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp thấp?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 194577
Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu đai khí áp cao?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 194578
Tại sao có khí áp?
- A. Không khí có trọng lượng
- B. Khí quyển có sức nén
- C. Không khí luôn chuyển động.
- D. Các hoạt động con người tạo ra bụi, khí
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 194581
Nguyên nhân sinh ra gió là do đâu?
- A. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển
- B. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp
- C. Sự tác động của con người
- D. Sức hút của trọng lực Trái Đất
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 194582
Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?
- A. Quãng thời gian dài
- B. Tác động của con người
- C. Vận động tự quay của Trái Đất
- D. Trái Đất quay quanh Mặt Trời
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 194585
Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh nào?
- A. Gió Tây ôn đới
- B. Gió Mậu dịch
- C. Gió Đông cực
- D. Gió mùa
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 194586
Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió gì?
- A. Gió mùa
- B. Gió Tín phong
- C. Gió Đất
- D. Gió biển
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 194587
Khả năng thu nhận hơi nước của không khí càng nhiều khi nào?
- A. Nhiệt độ không khí tăng
- B. Không khí bốc lên cao
- C. Nhiệt độ không khí giảm
- D. Không khí hạ xuống thấp