YOMEDIA
NONE

Bài 5: Một số đặc điểm nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ


Nội dung chính của bài học trình bày vài nét về đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thính, đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thị, đặc điểm nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo Bài 5: Một số đặc điểm nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thính

1.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính

a. Khả năng thính giác ở trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính do khuyết tật về cơ quan tiếp nhận và dẫn truyền âm thanh hoặc ở trung ương thần kinh thính giác nên gặp nhiều khó khăn hoặc mất khả năng nghe. Tuy nhiên, ở trẻ vẫn có khả năng thính giác tối thiểu.

Ở trẻ điếc nhẹ, sức nghe còn lại khá, trẻ có thể nghe được từ hoặc các âm thanh đơn giản; trẻ điếc vừa có thể phân biệt được một số âm thanh riêng biệt; trẻ điếc nặng có thể không nghe được âm thanh và lời nói, phải có sự hỗ trợ của máy trợ thính phù hợp mới có thể phục hồi chức năng nghe hạn chế của trẻ.

b. Tri giác nhìn của trẻ khiếm thính

Tri giác nhìn của trẻ khiếm thính được bù trừ và trờ thành con dường chủ yếu trong việc nhận thức thế giới xung quanh. Trẻ điếc tiếp nhận ngôn ngữ, cử chi, điệu bộ qua tri giác nhìn và tri giác vận động. Vì thế, thị giác ở trẻ điếc có thể dược bù trừ và trở nên tích cực, tinh nhạy hơn.

Cảm giác vù tri giác vận động ờ trẻ khiếm thính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiếp nhận và biểu hiện ngôn ngữ của trẻ.

Cảm giác xúc giác: cảm giác đụng chạm, cám giác da và cảm giác sờ mô trở thành yếu tố quyết định trong việc nhận biết xung quanh của trẻ khiếm thính.

1.2 Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính không nghe dược tiếng nói của những người xung quanh, vì thế không biết sử dụng cách ngắt luồng khí, cách thở khi phát âm. Do vậy, việc phục hồi chức năng phát âm là một kĩ năng cực kì quan trọng đổ hình thành ngôn ngữ nói cho trẻ khiếm thính.

Cơ sở hình thành ngồn ngữ nói cho trẻ khiếm thính là thị giác và cảm giác vận động.

Đối với trẻ khiếm thính, ngôn ngữ điệu bộ cực kì quan trọng, thể hiện qua các động tác tay phối hợp chặt chẽ với điệu bộ, nét mặt. Ngôn ngữ điệu bộ giúp trê thực hiện chức năng giao tiếp, truyền đạt thông tin và tiếp nhận thông tin, biểu thị thái độ. Tất nhiên loại ngôn ngữ này có nhiều hạn chế so với tiếng nói, chữ viết.

Ngôn ngữ chữ cái ngón tay là một dạng ngôn ngữ đặc biệt của trẻ khiếm thính. Ngôn ngữ chữ cái ngón tay rất gần với ngôn ngữ viết.

Cùng với ngôn ngữ chữ cái ngón tay, ở trẻ khiếm thính có cách đọc hình miệng - một hình thức tri giác riêng của trẻ.

Ở trẻ khiếm thính, có thể hình thành ngôn ngữ viết. Đối với trẻ điếc, mặc dù ngôn ngữ viết khó hình thành, song nó có ưu thế hơn so với ngôn ngữ nói. Cần chú ý rằng, trong việc hình thành ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói cho trẻ điếc thì vai trò của ngôn ngữ cử chỉ, diệu bộ, ngón ngữ chữ cái ngón tay, cách dọc khẩu hình có ý nghĩa đăc biêt quan trọng.

1.3 Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính

Trẻ khiếm thính thể hiện khả năng ghi nhớ không chủ định về vị trí của các đối tượng nhớ không thua kém so với trẻ bình thường. Trong khi đó, khả năng ghi nhớ có ý nghĩa không bền vững và thua kém trẻ bình thường, mặc dù ở trẻ khiếm thính việc ghi nhớ trực tiếp bằng thị giác tương đối tốt.

Khả năng ghi nhớ tư liệu bằng lời ở trẻ khiếm thính hạn chế đáng kể so với trỏ nghe rõ. Trong sự ghi nhớ bằng lời, trẻ khiếm thính thường sử dụng cách ghi nhớ qua ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ. Trẻ khiếm thính kém hơn trẻ nghe rõ trong việc ghi nhớ những đối tượng biểu thị hiện tượng âm thanh, trong khi đó các em lại có khả năng ghi nhớ khá tốt các đồ vật tiếp nhận nhờ xúc giác.

1.4 Đặc điểm nhận thức lí tính ở trẻ khiếm thính

Ngôn ngữ hạn chế đã ảnh hướng đến sự phát triển nhận thức lí tính ở trẻ khiếm thính.

  • Về tư duy: Ở trẻ khiếm thính thể hiện ba loại tư duy với những mức độ khác nhau. Trẻ vẫn có khả năng giải các bài tập dưới dạng tư duy trực quan - hành động tương đối đơn giản. Ở trẻ khiếm thính, tư duy chủ yếu dừng lại ờ mức tư duy trực quan - hình tượng. Nghĩa là trẻ có những hạn chế khi tư duy bằng lời, tư duy của trẻ chủ yếu dựa vào các hình ảnh. Do ngôn ngữ hạn chế nên trẻ gặp nhiều khó khăn khi tư duy trừu tượng, khó khăn khi hình thành những khái niệm trừu tượng, phức tạp.
  • Việc tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, nhất là trừu tượng hoá và khái quát hoá của trẻ khiếm thính có nhiều hạn chế cả về tốc độ và kết quả.
  • Về khả năng giải các bài tập: Trẻ khiếm thính gập nhiều khó khăn trong việc sử dụng những kiến thức lí thuyết để giải các bài tập thực hành, gặp khó khăn khi chuyển kĩ năng giải quyết từ tình huống này sang tình huống khác.
  • Về tưởng tượng: Do hạn chế giao tiếp nên trẻ khiếm thính gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các thủ thuật dể xây dựng các biếu tượng mới. Trẻ khiếm thính dễ bị nhầm lẫn giữa các đối tượng có hình vẻ bề ngoài tương đối giống nhau. Trẻ khó cải biên và chỉnh lí các biểu tượng đã có để xây dựng biểu tượng mới.

2. Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thị

Các nhà nghiên cứu về trẻ khiếm thị chỉ ra rằng, mù loà đã gây ra ba loại hạn chc' nghiêm trọng đối với sự phát triển chức năng nhận thức của trẻ. Đó là:

  • Phạm vi và số lượng tiếp xúc và nhận biết.
  • Khả năng đi lại.
  • Tương tác với môi trường.

Những hạn chế trên đã ảnh hưởng tới sự phát triển các kĩ năng xã hội, tình cảm, ngôn ngữ và trí tuệ. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, một số hạn chế về khả năng nhận thức là do trẻ khống đủ thông tin. Vì trên thực tế có tới 70 - 80% thống tin từ thế giới bên ngoài đi vào tâm hồn con người qua kênh thị giác. Khả năng đi lại trong môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến khía cạnh tâm lí cá nhân, khía cạnh xã hội, tình cảm và thể chất của người khiếm thị. Người ta nói rằng, “Mất khả năng đi lại tự do và an toàn là sự tước đoạt lớn lao nhất khi bị mù”. Chính vì lẽ đó, trẻ khiếm thị hạn chế đáng kể số lượng VÌ1 loại hình cơ hội trải nghiệm và khám phá thế giới cho bân thân. Do thị lực kém, trẻ khó hình dung trong tâm trí mình về những gì có ở xung quanh.

Cách lấy thông tin từ sự miêu tả bằng biểu đồ ở trẻ mù khác biệt với cách lấy thông tin ở trẻ sáng mắt. Khi quan sát dồ vật, lúc đầu trẻ sáng mắt nhìn bao quát chung đồ vật, sau đó mới nhìn các chi tiết. Trẻ mù thu thập thông tin theo trình tự ngược lại, từ từ tìm kiếm và chú ý thật kĩ tới đồ vật dể tạo nên một bức tranh tổng thể trong tâm trí.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tật khiếm thị chỉ gây ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển tiền ngôn ngữ của trẻ. Một số người khác cho rằng, trẻ khiếm thị có nhiều biểu hiện chậm phát triển về mặt nhận thức. Do bị cản trở khả năng quan sát các sự kiện bằng hình ảnh, khả năng hiểu ý nghĩa và bản chất đối tượng của trẻ khiếm thị gặp nhiều khó khăn, dẫn đến khó hình thành những biểu tượng và khái niệm chính xác về dối tượng, trẻ khiếm thị sử dụng ngôn ngữ chủ yếu vào mục đích giao tiếp.

Ở trẻ khiếm thị có sự bù trừ của các cám giác, tri giác: xúc giác, khứu giác, thính giác. Xúc giác ở trẻ khiếm thị trờ nên cực kì quan trọng. Các nhà tâm lí học dã chỉ ra quy luật tác dộng qua lại giữa bàn tay và con mắt ở người bình thường. Ricng ở trẻ khiếm thị thì bàn tay sờ mô, tiếp xúc, đụng chạm đối tượng giúp trẻ tri giác đối tượng khá nhạy bén. Bà Olga Skorokhodova - một chuyên gia Tâm lí học về lĩnh vực này cũng là người bị mù và điếc dã nói: “Chính bàn tay đã thay thế thị giác và thính giác cho tỏi”.

3. Đặc điểm nhận thức của trẻ chậm phát triển trí tuệ

3.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính

Ở trẻ chậm phát triển trí tuệ, năng lực định hướng trong tri giác kém, tốc độ tri giác chậm, độ nhanh nhạy và độ ổn định trong tri giác kcm, trường tri giác hẹp, do vậy hạn chế số đối tượng tri giác được. Trong tri giác ử trẻ chậm phát triển trí tuệ thường xuất hiện ảo giác, ảo ảnh, tri giác sai lầm.

3.2 Đặc điểm ngôn ngữ

  • Trẻ thường phát âm sai, không chuẩn, rất khó nói, hay nói ngọng, nói lắp.
  • Vốn từ nghèo nàn, khi nói gặp khó khăn trong việc dùng từ để diễn đạt ý của mình.
  • Khó đưa ra các ý định, khó biểu đạt tư tưởng mặc dù trẻ muốn nói một điều gì đó.
  • Trẻ chậm phát triển trí tuệ không hiểu hoặc rất khó khăn trong việc hiểu nghĩa của từ. Nhiều khi trẻ nói nhưng không hiểu nghĩa, trẻ hay nói nhiều câu cụt, thiếu chủ ngữ, sai ngữ pháp.
  • Khi nói, trỏ thường gắn liền với cử chỉ, điệu bộ hoặc với những sự vật, dồ vật xung quanh.
  • Sự suy yếu của chức năng ngôn ngữ thầm, ngôn ngữ bên trong làm cho “cơ chế đóng" của vỏ não diễn ra chậm hoặc khó khăn. Do vậy, trẻ khó thành lập phàn xạ có điều kiện với ngôn ngữ.

3.3 Đặc điểm nhận thức lí tính

a. Đặc điểm tư duy: Tư duy ở trẻ chậm phát triển trí tuệ rất hạn chế, trẻ chi có thể tư duy cụ thể, trực tiếp; khó khăn khi tư duy những vấn đề trừu tượng.

Tính khái quát trong tư duy kém: Trẻ không biết khái quát đối tượng theo các thuộc tính bản chất của chúng, không biết xếp loại sự vật, hiện tượng theo các nhóm.

Khi tiến hành các thao tác tư duy, quá trình tư duy diễn ra chậm, ách tắc, tư duy thiếu lôgíc, thiếu nhất quán, thiếu liên tục.

Tư duy có tính rập khuôn máy môc, bắt chước, thiếu dộc lập, thiếu lựa chọn.

b. Đặc điểm tưởng tượng: Óc tưởng tượng nghèo nàn, tướng tượng tuỳ ý và không chủ định. Đôi khi tướng tượng ở trẻ chậm phát triển trí tuệ mang tính hoang tưởng, ảo tưởng. Trẻ thường có những biểu hiện lo sợ vô căn cứ, có ý nghĩ bị người khác xâm hại, do vậy ít tin tưởng vào bản thân và không tin tưởng vào người khác. Theo J. Piaget, sự phát triển trí tuệ ở trẻ chậm phát triển so với trẻ bình thường thể hiện là: từng giai đoạn phát triển kéo dài hơn, chậm lại, quá trình phát triển trí tuệ dừng lại sớm hơn. Vì thế, ở trẻ hạn chế khả năng học tập, khả năng tiếp thu tri thức.

Trên dây là một số đặc điểm nhận thức cơ bản của trẻ khuyết tật, thể hiện ở trẻ khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. Trong việc giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, chúng ta cần có thái độ đúng mức và tạo mọi điều kiện cho trẻ có thể nhận thức và học tập vượt lên khắc phục những hạn chế, thiếu hụt của mình.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON