YOMEDIA
NONE

Bài 1: Nhận thức cảm tính


Nội dung chính của bài học trình bày vài nét về định nghĩa về cảm giác và tri giác, các quy luật cơ bản cảm giác và tri giác, tính nhạy cảm và năng lực quan sát là những thuộc tính của nhân cách. Để nắm chi tiết nội dung mời các bạn cùng tham khảo Bài 1: Nhận thức cảm tính.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm chung về cảm giác và tri giác

1.1 Định nghĩa về cảm giác và tri giác

Mỗi sự vật, hiện tượng xung quanh ta đều được bộc lộ bởi hàng loạt các thuộc tính bề ngoài như màu sắc, hình dáng, kích thước, mùi vị hoặc âm thanh... Những thuộc tính này tác động đến từng giác quan của chúng ta và cho ta những cảm giác cụ thể. Từ những cảm giác cụ thể, riêng lẻ trên cơ sở kinh nghiệm mà con người có những hình ánh về đối tượng, tức là con người có tri giác về đối tượng. Ví dụ: Nếu ta yêu cầu một người nhắm mắt lại rồi xoè ngửa bàn tay ra, ta đặt nhẹ vào lòng bàn tay họ một vật nhỏ và yêu cầu không được nắm tay lại để sờ mó sự vật đó thì chắc chắn họ sẽ không biết chính xác đó là vật gì, hình dáng, kích thước ra sao mà chỉ có thể biết được vật đó nặng hay nhẹ, nóng hay lạnh... nghĩa là chỉ mới phản ánh dưực từng thuộc tính bổ ngoài đang trực tiếp tác động vào lòng bàn tay, tức là mới có cảm giác về từng thuộc tính bé ngoài.

Nhưng cũng ví dụ trên, sau khi đật lên lòng bàn tay người đó một vật nhỏ, ta cho phép họ nắm tay lại, sờ mó đồ vật, thì lúc đó họ có thể nói được tên đồ vật ấy là gì, hình dạng, kích thước... của nó ra sao. Điều này có nghĩa là khi tiếp xúc với nhiều thuộc tính của đồ vật, người đó có thể phản ánh dược một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn các thuộc tính của nó, tức là anh ta đã tri giác được đồ vật. Vậy cảm giác, tri giác là gì?

Cảm giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta.

Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác dộng vào các giác quan của chúng ta.

1.2. Những đặc điểm cơ bản của cảm giác và tri giác

Tuy cùng nằm trong mức độ nhận thức cảm tính, song cảm giác và tri giác có những đặc điểm riêng mặc dù chúng có mối quan hệ mật thiết, chi phối lẫn nhau trong q uá trình phản ánh các thuộc tính bề ngoài của sự vật hiện tượng.

a.Những đặc điểm cơ bản của cảm giác

Cảm giác có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Cảm giác là một quá trình tâm lí, nghĩa là có mở đầu, diễn biến và kết thúc một cách rõ ràng, cụ thể. Cám giác nảy sinh, diễn biến khi sự vật, hiện tượng khách quan hoặc một trạng thái nào đó của cơ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan của chúng ta. Khi kích thích ngừng tác động thì cảm giác cũng dừng lại.

Cảm giác chi phản ánh từng thuộc tính cụ thể của sự vật, hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ. Do vậy, cảm giác chưa phân ánh dược một cách trọn vẹn, đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Nghĩa là, cảm giác mới chỉ cho ta từng cảm giác cụ thể, riêng lẻ về từng thuộc tính của vật kích thích. Mỗi kích thích tác động vào cơ thê cho ta một cảm giác tương ứng.

Cảm giác của con người khác xa về chất so với cám giác của con vật. Điểm khác nhau cơ bản là cảm giác của con người mang bản chất xã hội. Bản chất xã hội của cảm giác của con người dược thể hiện như sau:

Đối tượng phán ánh của cảm giác ở người không chỉ là những thuộc tính của sự vật, hiện tượng vốn có trong thế giới mà còn phản ánh những thuộc tính của sự vật, hiện tượng do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động và giao tiếp.

Cơ chế sinh lí của cảm giác ở người không chỉ phụ thuộc vào hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ nhất mà còn chịu sự chi phối bởi hoạt động của hệ thống tín hiệu thứ hai - hệ thống tín hiệu ngôn ngữ.

Cảm giác ở người chỉ là mức độ định hướng đầu tiên, sơ đẳng nhất, chứ không phải là mức độ cao nhất, duy nhất như ở một số loài động vật. Cảm giác ở người chịu ảnh hưởng của nhiều hiện tượng tâm lí khác của con người.

Cảm giác của người được phát triển mạnh mẽ và phong phú dưới ảnh hường của hoạt động và giáo dục, tức là cảm giác của người được tạo ra theo phương thức đặc thù của xã hội, do đó mang đặc tính xã hội.

Ví dụ: Nhờ hoạt động nghề nghiệp mà có người thợ “đo” được bằng mắt, người đầu bếp “nếm” được bằng mũi, người giáo viên có thê “nhìn” được bằng tai ý thức học tập của học sinh sau lưng mình.

b. Những đặc điểm cơ bản của tri giác

Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở những cảm giác, nhưng tri giác không phải là phép cộng đơn giản của các cảm giác, mà là sự phán ánh cao hơn so với cảm giác. Do vậy, tri giác cũng có những đặc điểm giống với cảm giác, nhưng cũng có những đặc điểm khác với cảm giác.

Tri giác có những đặc điểm giống với cảm giác như:

Tri giác cũng là một quá trình tâm lí (tức là có nảy sinh, diễn biến và kết thúc) phản ánh những thuộc tính trực quan, bề ngoài của sự vật, hiện tượng.

Tri giác cũng chỉ phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp khi chúng tác động vào các giác quan của chúng ta.

Những điểm khác nhau cơ bản giữa cảm giác và tri giác:

Nếu cảm giác phán ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng thì tri giác phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Tính trọn vẹn của tri giác là do tính trọn vẹn của bản thân sự vật, hiện tượng quy định. Kinh nghiệm có ý nghĩa rất lớn đối với tính trọn vẹn này, nên chỉ cần tri giác một số thanh phần riêng lẻ của sự vật, hiện tượng, ta cũng có thể tổng hợp chúng thành một hình ảnh trọn vẹn của sự vật, hiện tượng. Sự tổng hợp này được thực hiện trên cơ sở phối hợp của nhiều cơ quan phân tích.

Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng theo những cấu trúc nhất định. Cấu trúc này không phải là tổng số các cảm giác mà là sự khái quát đã được trừu xuất từ các cảm giác đó trong mối liên hệ qua lại giữa các thành phần của cấu trúc ấy ở một khoảng thời gian nào đó. Ví dụ: Nhìn một bức tranh, trẻ hiểu được bức tranh đó vẽ công viên, trường học hay một cánh đồng vì các hình vẽ nằm trong một cấu trúc nhất định, có mối quan hệ qua lại xác định, do đó chúng tạo nên một bức tranh tổng thể: công viên, trường học hay cánh đồng...). Sự phản ánh này không phải đã có từ trước mà nó diễn ra trong quá trình tri giác. Đó là tính kết cấu của tri giác.

Tri giác là quá trình tích cực được gắn liền với hoạt động của con người. Tri giác mang tính tự giác, giải quyết một nhiệm vụ nhận thức cụ thể nào đó, là một hành động tích cực, trong đó có sự kết hợp các yếu tố của cảm giác và vận động.

c. Những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính

Từ sự phân tích những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa cảm giác và tri giác, chúng ta có thể nêu lên những đặc điểm chung của nhận thức cảm tính như sau:

Nội dung phản ánh của nhận thức cảm tính là những thuộc tính trực quan, cụ thể, bề ngoài của sự vật, những mối liên hệ và quan hệ về không gian, thời gian chứ chưa phải là những thuộc lính bên trong, bản chất, những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng trong thế giới.

Phương thức phản ánh của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp bằng các giác quan chứ chưa phải là gián tiếp, khái quát bằng ngôn ngữ (mặc dù trong nhận thức cảm tính của con người chịu ảnh hưởng của những tác động ngôn ngữ).

Sản phẩm của hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới, chứ chưa phải là những khái niệm, quy luật về thế giới.

Những đặc điểm trên đây cho thấy, nhận thức cảm tính mới chỉ là mức độ nhận thức ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.

1.3. Vai trò của cảm giác và tri giác

a. Vai trò của cảm giác

Trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động nhận thức nói riêng của con người, cảm giác có những vai trò quan trọng như sau:

Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người (và con vật) trong hiện thực khách quan, tạo nên mối liên hộ trực tiếp giữa cơ thể và môi trường xung quanh. V.I. Lênin đã chỉ rõ: “Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa ý thức và thế giới bên ngoài, là sự chuyến hoá của năng lượng kích thích bên ngoài thành hiện tượng ý thức”(l). Tuy nhiên, đây là hình thức định hướng đơn giản nhất từ những mối liên hệ ban đầu của cơ thể với thế giới xung quanh.

Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn. “Cảm giác là viên gạch xây nên toàn bộ lâu đài nhận thức”. V.I. Lênin cho rằng: “Tất cả hiểu biết đều bắt nguồn từ kinh nghiệm, từ cảm giác, tri giác”. “Nếu không có cảm giác thì chúng ta không thể biết gì hết về những hình thức của vật chất, cũng như về những hình thức của vận động.”)

Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động (trạng thái hoạt hoá) của vỏ não, nhờ đó dàm bảo hoạt động thần kinh của con người được bình thường. Các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này cho thấy, trong trạng thái “đói cảm giác”, các chức năng tâm lí và sinh lí của con người sẽ bị rối loạn.

Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật. Những người câm, mù, điếc đã nhận ra những người thân và hàng loạt dồ vật nhờ cảm giác, đặc biệt là xúc giác.

b. Vai trò của tri giác

Với tư cách là một mức độ nhận thức cảm tính cao hơn cảm giác, tri giác có vai trò quan trọng đối với con người, nó là thành phần chính của nhận thức cảm tính, nhất là ở người trưởng thành.

Tri giác là một điều kiện quan trọng cho sự định hướng hành vi và hoạt động của con người trong môi trường xung quanh. Hình ảnh của tri giác thực hiện chức năng điều chính các hành động.

Đặc biệt, hình thức tri giác cao nhất, tích cực nhất, chủ động và có mục đích là quan sát, đã làm cho tri giác của con người khác xa tri giác của con vật. Cùng với sự phát triển và phức tạp dần lên của đời sống xã hội và của các thao tác lao động, quan sát trở thành một mặt tương đối độc lập của hoạt động và đã trở thành một phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học cũng như của nhận thức thực tiễn.

2. Các quy luật cơ bản cảm giác và tri giác

Cũng như các hiện tượng tâm lí khác, cảm giác và tri giác ờ con người diễn ra theo những quy luật nhất định. Việc hiểu biết và tính đến các quy luật này trong cuộc sống và trong công tác giáo dục là hữu ích và cần thiết.

2.1. Các quy luật của cảm giác

a. Quy luật ngưỡng cảm giác

Muốn có cảm giác thì phải có sự kích thích vào các giác quan. Song không phải mọi kích thích vào giác quan đều gây ra cảm giác (kích thích quá yếu không gây ra cảm giác, kích thích quá mạnh cũng dẫn đến mất cảm giác). Kích thích chỉ gây ra được cảm giác khi kích thích đó đạt tới một giới hạn nhất dịnh: Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác.

Cảm giác có hai ngưỡng: ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng cảm giác phía trên.

Ngưỡng cảm giác phía dưới là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác. Khả năng cảm nhận được kích thích này gọi là độ nhạy cảm của cảm giác. Ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây được cảm giác. Ví dụ, ngưỡng phía dưới của cảm giác nhìn (thị giác) ở người là những sóng ánh sáng có bước sóng là 380nm (nanomet, lnm = I(r‘m), ngưỡng cảm giác phía trên là 760nm.

Phạm vi giữa hai ngưỡng cám giác nêu trên là vùng cảm giác được, trong đó có vùng cám giác tốt nhất. Ví dụ, vùng phản ánh tốt nhất của cám giác về ánh sáng là những sóng ánh sáng có bước sóng 565nm, của âm thanh là 1000Hz.

Cảm giác còn phán ánh sự khác nhau giữa các kích thích nhưng kích thích phải có một tỉ lệ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay về tính chất thì ta mới cảm thấy có sự khác nhau giữa hai kích thích. Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hay tính chất của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai biệt của mồi cảm giác là một hàng số. Ví dụ: đối với cảm giác thị giác là 1/100, thính giác là 1/10...

Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt: Ngưỡng cảm giác phía dưới càng thấp thì độ nhạy của cảm giác càng cao, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao. Những ngưỡng này khác nhau ở từng loại cảm giác và ở từng người.

b. Quy luật thích ứng của cảm giác

Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người có khả năng thích ứng với kích thích. Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với cường độ kích thích: Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm.

Ví dụ: Khi ta đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng mạnh) mà vào chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng yếu) thì lúc đầu không nhìn thấy gì cả, sau một thời gian mới dần dần thấy được mọi thứ xung quanh (thích ứng). Trong trường hợp này xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy cảm của cảm giác.

Quy luật thích ứng có ở mọi loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau. Có loại cảm giác thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm giác ngửi; nhưng cũng có loại cảm giác chậm thích ứng hon như: cảm giác nghe, cảm giác đau.

Khả năng thích ứng của cảm giác có thể thay đổi và phát triển do ròn luyện và tính chất nghề nghiệp... (công nhân luyện kim có thể chịu đựng dược nhiệt độ cao tới 50 - 60' c trong hàng tiếng dồng hồ, thợ lặn có thể chịu được áp suất 2atm trong vài chục phút đến hàng giò...).

c. Quy luật về sự  tác động qua lại lẩn nhau giữa các cảm giác

Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập, tách rời mà luồn tác dộng qua lại lẫn nhau. Trong sự tác động này, các cảm giác luôn luôn thay đổi độ nhạy càm của nhau và diễn ra theo quy luật sau: Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và ngược lại. Ví dụ, ta thường nói: “Đói mờ cả mắt”.

Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay dồng thời gọi là hiện tượng tương phản trong cảm giác. Có hai loại tương phản: tương phản nối tiếp và tương phản đồng thời. Ví dụ: Sau một kích thích lạnh thì một kích thích ấm lại làm ta thấy có vẻ nóng hơn. Đó là tương phản nối tiếp. Một người có làn da “bánh mật” mặc bộ dồ màu tối (den hoặc xám...), ta thấy họ càng đen hơn. Đó là tương phản dồng thời.

Trong dạy học, sự tương phản được sử dụng khi so sánh hoặc khi muốn làm nổi bật một sự vật nào đó trước học sinh.

Cơ sở sinh lí của quy luật này là mối liên hệ trên vỏ não của cơ quan phân tích và quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não.

2.2 Các quy luật của tri giác

a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác

Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh dặc điểm của đối tượng mà ta tri giác, mặt khác là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Nghĩa là con người khi tạo ra hình ảnh tri giác phải sử dụng một tổ hợp các hoạt động của các cơ quan phân tích, đồng thời chủ thể đem sự hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng dạng tri giác để “tách” các đặc điểm của sự vật, dưa chúng vào hình ảnh của sự vật, hiện tượng. Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều chính hành vi, hoạt động của con người.

b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác

Trong tính lựa chọn chứa dựng tính tích cực của tri giác: Tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh. Vì vậy, những sự vật (hay thuộc tính của sự vật) nào càng được phân biệt với bối cảnh thì càng được tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn. Sự lựa chọn trong tri giác không có tính chất cố định, vai trò của đối tượng và bối cánh có thể giao hoán cho nhau. Có vô vàn sự vật, hiện tượng tác động vào con người. Tri giác của con người không thể đổng thời phản ánh tất cả các sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động, mà chí tách ra một số tác dộng trong vô vàn những tác động ấy để tri giác một dối tượng nào dó. Đặc điểm này nói lên tính lựa chọn của tri giác.

Sự tri giác những bức tranh hai nghĩa nói lên điều đó (Xem hình 2).

Quy luật này được ứng dụng nhiều trong trang trí, bố cục, trong dạy học, thay dổi kiểu chữ, màu mực khi viết bảng, minh hoạ...

c. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác

Các hình ảnh của tri giác luồn luôn có một ý nghĩa nhất định. Khi tri giác một sự vật, hiện tượng, bằng kinh nghiệm và vốn hiểu biết cùa mình, con người gọi được tên sự vật, hiện tượng dó (Nó là cái gì?) và xếp nó vào một nhỏm, một loại nhất định. Ngay cả khi tri giác một sự vật hiện tượng khổng quen biết, ta vẫn cố gắng ghi nhận trong dó một cái gì dó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết hoặc xếp nó vào một loại sự vật hiện tượng dã biết, gần gũi nhất đối với nó.

Trong quá trình tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, giáo viên cần phải tính đến quy luật này. Tài liệu trực quan chỉ dược quan sát một cách đầy dủ, sâu sắc khi giới thiệu những tài liệu đã dược kèm theo những lời chỉ dẫn. Việc gọi tên đầy đủ, chính xác các sự vật, hiện tượng mới mẻ khi tổ chức cho học sinh quan sát là rất cần thiết.

d. Quy luật về tính ổn định của tri giác

Điều kiện tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó của chúng ta có thể thay đổi (độ chiếu sáng, vị trí trong không gian, khoảng cách tới người tri giác...), song chúng ta vẫn tri giác được sự vật hiện tượng đó như là sự vật, hiện tượng ổn định về hình dáng, kích thước, màu sắc... Hiện tượng này nói lên tính ổn định của tri giác.

Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi. Ví dụ: Trước mặt ta là một em bé, xa hơn, phía sau em bé là một chàng thanh niên. Trên võng mạc, mặc dù hình ảnh em bé lớn hơn hình ảnh chàng thanh niên, nhưng ta vẫn cảm thấy chàng thanh niên lớn hơn đứa trẻ. Tương tự, khi ta viết lên trang giấy, ta luôn cảm thấy trang giấy có màu trắng, dù là ta viết dưới ánh điện, ánh trăng hay ánh đèn dầu, lúc trời tối nhá nhem...

Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Trước hết là do cấu trúc của sự vật, hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời diêm nhất dịnh. Nhưng chủ yếu là do cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh cũng như vốn kinh nghiệm của con người về đối tượng. Tính ổn định của tri giác không phải là cái bẩm sinh, mà nó được hình thành trong đời sống cá thể, là điều kiện cần thiết của hoạt động thực tiễn của con người. Tuy nhiên, khi tri giác, cần khắc phục cái nhìn phiến diện, tĩnh tại về thế giới.

e. Quy luật tổng giác

Ngoài tính chất, đặc điểm của vật kích thích, tri giác của con người còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri giác như: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ... (ví dụ: “Yêu nhau củ ấu cũng tròn”).

Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung dời sống tâm lí con người, Vcào đặc điểm nhân cách của họ dược gọi là hiện tượng tổng giác. Điều đó chứng tỏ rằng ta có thể điều khiển được tri giác. Do vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta phải tính đến kinh nghiệm, vốn hiểu biết, xu hướng, hứng thú, tâm lí của học sinh...; đồng thời việc cung cấp tri thức kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu... cho họ sẽ làm cho sự tri giác của họ tinh tế, nhạy bén hơn.

f. Ảo giác

Ví dụ: Các vòng tròn như nhau nhưng nằm giữa các vòng tròn to hơn thì tri giác dường như bé hơn. Các trường hợp khác cũng có kết quả tương tự. Trong một số trường hợp, với những điều kiện thực tế xác định, tri giác có thể không cho ta hình ảnh dúng về sự vật. Hiện tượng này gọi là ảo giác.

Áo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch, tạo ra hình ảnh về đối tượng, hiện tượng không có thật. Những hiện tượng này tuy không nhiều, song nó có tính quy luật.

Người ta vận dựng ảo giác vào trong kiến trúc, hội hoạ, trang trí, trang phục... để phục vụ cho cuộc sống con người.

Tóm lại, cảm giác và tri giác có nhiều quy luật, chúng quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau, góp phần làm phong phú nguyên liệu cám tính cho các hoạt động nhận thức cao hơn (tư duy, tương tượng). Trong quá trình dạy học và giáo dục, chúng ta cần vân dụng các quy luật cơ bản của cảm giác và tri giác một cách tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học và giáo dục.

3. Tính nhạy cảm và năng lực quan sát là những thuộc tính của nhân cách

Tính nhạy cảm là năng lực cảm giác nhạy bén, tinh vi, chính xác của con người. Tính nhạy cảm (nâng lực cảm giác) được phát triển ở mỗi người với những mức độ khác nhau. Điều này phụ thuộc vào những tư chất tự nhiên (cấu tạo và chức năng của các giác quan, kiểu loại thần kinh...), vào hoạt động của con người, vào việc rèn luyện và giáo dục cũng như những phấm chất của nhân cách: xu hướng, nhu cầu, hứng thú, khả năng chú ý, vốn kinh nghiệm cá nhân...

Thông qua hoạt động và rèn luyện, tính nhạy cảm của cảm giác được nâng lên. Chẳng hạn, người đầu bếp sành sỏi có thế phân biệt được độ mặn của thức ăn khi nêm thêm một chút ít muối, người nhạc công lão luyện có thể phân biệt được âm thanh theo độ cao...

Năng lực cảm giác (tính nhạy cảm) là nhân tố chù yếu của năng lực quan sát. Năng lực quan sát là khả nâng tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật, hiện tượng và những biến đổi của chúng. Năng lực quan sát của mỗi người một khác. Sự khác biệt này được thể hiện ở mức độ tri giác nhanh chóng, chính xác những điếm quan trọng, chủ yếu và đặc sắc của sự vật, hiện tượng đến mức nào. Năng lực quan sát được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động và rèn luyện.

Muốn quan sát tốt, cần chú ý những điều kiện sau:

  • Xác định rõ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nhiệm vụ quan sát.
  • Chuẩn bị chu dáo (cả về tri thức lẫn phương tiện) trước khi quan sát.
  • Tiến hành quan sát có kế hoạch, có hệ thống.
  • Khi quan sát, cần tích cực sử dụng các phương tiện ngôn ngữ.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên tạo điều kiện cho trẻ sử dụng nhiều giác quan khi quan sát.
  • Cần ghi lại kết quả quan sát, xử lí kết quả đó và rút ra những nhận xét cần thiết.

Những khác biệt cá nhân về năng lực quan sát nói lên sự khác biệt cá nhân về kiểu tri giác. Con người có bốn kiểu tri giác cơ bản: Kiểu phân tích, kiểu tổng hợp, kiểu phân tích - tổng hợp và kiểu cảm xúc.

  • Người thuộc kiểu phân tích chủ yếu tri giác những thuộc tính, những bộ phận, chi tiết cụ thể của đối tượng.
  • Người thuộc kiểu tống hợp thiên về tri giác những mối quan hệ giữa các thuộc tính, các bộ phận, chú trọng đến chức năng, ý nghĩa của nó mà coi nhẹ các thuộc tính, chi tiết cụ thể.
  • Người thuộc kiểu phân tích - tổng hợp giữ được sự cân đối giữa phân tích và tổng hợp khi tri giác.
  • Người thuộc kiểu cảm xúc chủ yếu phản ánh những xúc cảm, tâm trạng mà đối tượng gây ra cho mình, ít quan tâm đến bản thân đối tượng.

Trong công tác dạy học và giáo dục, giáo viên cần chú ý đến những điểm khác biệt trên đây, để hình thành cho mỗi học sinh năng lực quan sát tốt nhất.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON