Giải Câu hỏi 2 trang 56 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức
Quan sát Hình 9.3 và giải thích tại sao sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ \({O_2}\) cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng.
Hướng dẫn giải chi tiết Câu hỏi 2 trang 56
Phương pháp giải
- Dựa vào hình 9.3 để trả lời câu hỏi.
- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khí lớn phân nhánh thành các ống khí nhỏ dần và ống khí nhỏ nhất là ống khí tận.
Hệ thống ống khí ở côn trùng
Lời giải chi tiết
Sự phân nhánh của ống khí có thể giúp côn trùng trao đổi khí rất hiệu quả, đảm bảo đủ O2 cho hoạt động bình thường cũng như các hoạt động tích cực, tiêu tốn nhiều năng lượng vì:
- Hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể tạo ra bề mặt trao đổi khí rất lớn với tế bào, đồng thời, các nhánh nhỏ nhất (ống khí tận) tiếp xúc với bề mặt hầu hết các tế bào đảm bảo sự trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào.
- Các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở. Lỗ thở có van đóng, mở điều tiết không khí ra, vào ống khí đảm bảo sự thông khí.
- Số lượng ống khí rất nhiều, tạo ra bề mặt trao đổi khí rất lớn với tế bào. Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào. Các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở.
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.
Bài tập SGK khác
Giải Câu hỏi 2 trang 54 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 56 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 57 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 59 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 59 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 3 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 1 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 2 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT
Luyện tập 3 trang 60 SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức – KNTT