YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 48 - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Ở phần kiến thức tiếng Việt trong Bài 7: Tin yêu và ước vọng, HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 48 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nhận biết được một số biện pháp tu từ thường gặp và phân tích được nghĩa của từ ngữ. Chúc các em học tập vui vẻ!

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Một số biện pháp tu từ thường gặp

- So sánh là biện pháp tu từ đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

- Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

- Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Hoán dụ là biện pháp tu từ  gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Điệp từ, điệp ngữ là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

1.2. Nghĩa của từ ngữ

- Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Có thể hiểu nghĩa của từ chính là nội dung mà từ biểu thị để giúp chúng ta có thể hiểu và nhận diện được nội dung từ đó.

- Ví dụ minh họa:

+ Cây: một loại thực vật có rễ, thân, lá, cành.

Bâng khuâng: chỉ trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người.

Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng, liên tiếp.

Bài tập minh họa

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các trường hợp sau:

Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lắp loáng ánh đèn, trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

 

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ: so sánh.

- Tác dụng: gợi lên những hình ảnh vừa đẹp đẽ vừa bí ẩn.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 48, các em cần nắm:

- Nhận biết và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ.

- Phân tích được nghĩa của từ ngữ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 48 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 48 sẽ giúp các em nhận biết được tác dụng của biện pháp tu từ thường gặp và phân tích được nghĩa của từ ngữ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 48
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 48

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 48 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF