YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 20 - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếng Việt rất đẹp, giàu hình ảnh và vô cùng phong phú. Chính vì vậy mà từ vựng tiếng Việt có nhiều nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Nhằm giúp các em nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp; HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 20 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm từ tượng thanh và từ tượng hình

1.1.1. Từ tượng thanh

- Khái niệm: Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. Trong đó, "tượng" tức là mô phỏng và "thanh" là âm thanh. Phần lớn từ tượng thanh là từ láy. 

- Ví dụ:

Từ tượng thanh mô phỏng tiếng mưa: Rào rào, ấm ầm, lộp độp, tí tách,...

Từ tượng thanh mô phỏng tiếng gió: Xào xạc, lao xao, vi vu, vi vút,...

Từ tượng thanh mô ta tiếng cười của con người: Hi hi, ha ha, khanh khách, khúc khích,...

Từ tượng thanh mô tả tiếng chị kêu: chiêm chiếp, líu lo, ríu rít, quang quác, thánh thót,...

Từ tượng thanh mô tả tiếng chân người đi: thình thịch, bành bạch, lạch bạch, lệt sệt, loẹt quẹt,... 

1.1.2. Từ tượng hình

- Khái niệm: Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Trên thực tế, phần lớn từ tượng hình là từ láy. Tuy nhiên, vẫn có một số từ tượng hình không phải từ láy.

- Ví dụ:

+ Từ tượng hình gợi tả dáng vẻ con người: lom khom, thướt tha, bệ vệ, đủng đỉnh, lòng khòng, lừ đừ, thất thểu,...

Từ tượng hình gợi tả dáng dấp của sự vật: lè tè, chót vót, ngoằn ngoèo, thăm thẳm, mênh mông, nhấp nhô, khấp khểnh, phập phồng, mấp mô,...

Từ tượng hình gợi tả màu sắc: loè loẹt, chói chang, bềnh bệch, sặc sỡ, rực rỡ,...

1.2. Tác dụng từ tượng thanh và từ tượng hình

- Giá trị: Từ tượng hình và từ tượng thanh mang giá trị biểu cảm cao.

- Tác dụng: gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh một cách sinh động và cụ thể.

- Thường được sử dụng trong các sáng tác văn chương và lời ăn tiếng nói hằng ngày.

- Ví dụ: Trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, tác giả dùng các từ tượng thanh, tượng hình để bài thơ giàu giá trị biểu cảm và có khả năng gợi hình cao hơn.

- Các từ tượng thanh: đưa vèo "Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo"; đớp động "Cá đâu đớp động dưới chân bèo".

- Các từ tượng hình: Trong veo "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo"; sóng biếc, gợn tí "Sóng biếc theo làn hơi gợi tí".

Bài tập minh họa

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em trong mùa hè vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc từ tượng thanh.

 

Phương pháp giải:

- Nhớ lại một kỉ niệm mà em được trải nghiệm trong mùa hè vừa qua.

- Chú ý yêu cầu của đề bài: hình thức đoạn văn 200 chữ, sử dụng từ tượng hình hoặc tượng thanh.

 

Lời giải chi tiết:

Không phải ai trong tất cả chúng ta đều thích mùa hè. Nhưng em lại nghĩ trời đất có bốn mùa luân phiên xuân, hạ, thu, đông để chúng ta có thể cảm nhận được sự diệu kì của thiên nhiên. Mùa hè không mát mẻ như mùa xuân, mùa thu. Nhưng chúng em vẫn rất vui mỗi khi hè về. Từng dấu hiệu chuyển mùa từ xuân sang hạ em đều có thể cảm nhận được. Hè đến là tiếng ve xuất hiện, những tia nắng chói chang, không khí oi bức. Nhưng mùa hè lại là mùa em và các bạn được nghỉ sau một năm học tập và có thời gian để tham gia các hoạt động như tập nhảy, tập bơi, học kì quân đội, đi thiện nguyện. Đặc biệt em thích mùa hè vì gia đình em có nhiều thời gian cùng nhau. Cả nhà em, tất cả các thành viên được đi du lịch, vừa được vui chơi, em vừa học hỏi thêm nhiều điều, biết thêm nhiều thứ mà trước đây em mới chỉ được nghe. Hè năm nay cũng vậy, bố mẹ em tổ chức cho gia đình em đi du lịch Sapa. Chuyến đi kéo dài ba ngày hai đêm. Điều đầu tiên em cảm nhận được khi đặt chân tới thị trấn Sapa là không khí mát mẻ, người dân ở đây nhiệt tình, mến khách. Đồ ăn cũng rất ngon, nhiều món nghe tên rất là như: Thắng cố, mèn mén..., ai lên đây cũng thích ăn lẩu cá tầm và nướng ngói nghe xèo xèo. Tham gia một số hoạt động của người Tây Bắc, tham quan và bản Cát Cát, bản Tả Phìn, Sín Chải...Cảm giác được lên đỉnh Fansipan mới tuyệt làm sao, từ trên cao mà phóng tầm mắt có thể nhìn thấy mây trời Tây Bắc rất hùng vĩ và nên thơ.

- Từ tượng thanh: Xèo xèo.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 20, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.

- Sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 20 sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh; sử dụng được những đơn vị từ vựng này trong giao tiếp. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 20 Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON