YOMEDIA
NONE

Thực hành tiếng Việt trang 12 - Ngữ văn 8 Tập 2 Chân Trời Sáng Tạo


Nhằm giúp các em nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ, HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 12 thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài giảng chi tiết cùng ví dụ minh họa cụ thể sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học. Mời các em cùng tham khảo

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Biện pháp tu từ đảo ngữ

- Khái niệm: Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi vị trí các thành phần trong cụm từ, trong câu để nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

- Ví dụ:

Củi một cành khô lạc mấy dòng

(Huy Cận, Tràng giang)

- Tác dụng: Việc thay đổi vị trí từ “củi” trong cụm từ “của một cành khô” (cách diễn đạt thông thường là “một cành củi khô”) có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh sự vật, làm cho diễn đạt thêm gợi cảm và giàu âm hưởng.

1.2. Biện pháp câu hỏi tu từ

Khái niệm: Câu hỏi tu từ là câu hỏi không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.

- Ví dụ:

“Mẹ mình đang đợi mình ở nhà” - con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

(Ba-bin-đra-nát Ta-go, Mây và sóng)

Tác dụng: Câu hỏi tu từ “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?” được sử dụng để nhấn mạnh tình cảm yêu thương và sự gắn bó của em bé với người mẹ.

Bài tập minh họa

 Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

 

Lời giải chi tiết:

Bạn biết không? Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam, bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm. Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.

- Câu hỏi tu từ: Bạn biết không?

- Tác dụng: Giúp gợi mở, khiến cho đoạn văn hấp dẫn và sinh động hơn.

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 12, các em cần nắm:

- Nhận biết được đặc điểm của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.

- Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 12 sẽ giúp các em nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 12
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 12

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 12 Ngữ văn 8 tập 2 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON