Nhằm giúp các em nhận biết và sử dụng được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp; đồng thời biết sử dụng thành phần biệt lập trong câu; HOC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 111 thuộc sách Cánh diều dưới đây. Mời các em cùng tham khảo
Tóm tắt bài
1.1. Các kiểu câu thường gặp
1.1.1. Câu hỏi
- Khái niệm: Câu hỏi là câu dùng để hỏi thông tin.
- Hình thức:
+ Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đầu, bao giờ, mấy, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có... không, đã... chưa, hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
+ Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi không được dùng để hỏi mà để cầu khiến, cảm thán hay khẳng định, phủ định.
1.1.2. Câu cầu khiến
- Khái niệm: Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm.
- Hình thức: Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nêu ý cầu khiến không được nhấn mạnh).
1.1.3. Câu cảm
- Khái niệm: Câu cảm là cầu dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào,...
- Hình thức: Khi viết, câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than.
1.1.4. Câu kể
- Khái niệm: Câu kể là câu được dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định,...) về sự vật, sự việc.
- Hình thức:
+ Câu kể không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm.
+ Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến.
1.2. Thành phần biệt lặp
1.2.1. Khái niệm
Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu, không tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
1.2.2. Phân loại
- Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.
- Thành phần gọi - đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.
- Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Bài tập minh họa
Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.
a. Ông giáo hút trước đi.
b. Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thởi khói.
c. Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.
Lời giải chi tiết:
a. Câu khiến: Dùng để đề nghị.
b. Câu kể: Câu kể lại hành động của lão Hạc.
c. Câu kể: Câu là lời trình bày của ông giáo thuật về suy nghĩ trong mình.
Lời kết
Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 111, các em cần nắm:
- Nhận biết và sử dụng được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp.
- Biết sử dụng thành phần biệt lập trong câu.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 111 - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều
Bài học Thực hành tiếng Việt trang 111 sẽ giúp các em nhận biết và sử dụng được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong hoạt động giao tiếp; biết sử dụng thành phần biệt lập trong câu. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:
- Soạn văn đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 111
- Soạn văn tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 111
Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 111 - Ngữ văn 8 Tập 2 Cánh Diều
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247