Ở phần Viết của Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển, HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài soạn Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Nội dung bài soạn được HỌC247 biên soạn và tổng hợp chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) cụ thể. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học. Mời các em cùng tham khảo
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Yêu cầu
- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ.
- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ.
- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.
1.2. Cách làm bài bài văn phân tích một tác phẩm văn học
- Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung về bài thơ.
- Thân bài:
+ Phân tích đặc điểm nội dung:
+ Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật:
- Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.
2. Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức
Câu hỏi: Trong phần Đọc, em đã được học các tác phẩm mẫu mực của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật. Em hãy vận dụng các thao tác, kĩ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện để viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.
Lời giải chi tiết:
Tú Xương là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam. Thơ ông bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời. Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống.
"Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú. Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh.
Giá trị của tác phẩm:
1. Giá trị nội dung:
- Xây dựng thành công hình ảnh của bà Tú - một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh, đã gánh vác gia đình với những gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên đôi vai gầy. Đồng thời, thông qua đó, người đọc cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu, quý trọng người vợ của Trần Tế Xương
- Ẩn đằng sau hình ảnh của người vợ tảo tần sớm khuya ấy là hình ảnh của ông Tú với đầy những tâm sự. Bà Tú hiện lên càng đảm đang, tháo vát vất vả bao nhiêu thì ông Tú lại càng nhỏ bé, nhạt nhòa, vô dụng bấy nhiêu. Đây chính là sự bất lực của người trí sĩ đương thời trước dòng đời nổi trôi và xã hội quan liêu thối nát.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt bình dị, tự nhiên và giàu sức biểu cảm; cảm xúc chân thành tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương
- Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò và cách nói của văn học dân gian trong việc khắc họa hình ảnh của bà Tú
- Hình ảnh của bà Tú được nhắc đến với giọng điệu ngợi ca, đầy yêu thương còn hình ảnh của tác giả ẩn đằng sau đó lại được nhắc đến với giọng điệu trào phúng, bất lực
Nhằm giúp các em hiểu hơn về bài soạn này, các em có thể tham khảo thêm:
- Soạn văn tóm tắt Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
3. Hỏi đáp về bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức
Khi có vấn đề khó hiểu về bài soạn này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.