YOMEDIA
NONE

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Ngữ văn 8

Hướng dẫn soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội dưới đây sẽ đưa các em đến với những kiến thức thú vị và bổ ích về từ ngữ. Mong rằng, với những gợi ý soạn bài này, các em sẽ chuẩn bị bài tốt hơn, có thêm một tiết học tích cực trên lớp với bài học Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ dược dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
  • Việc sử dụng từ ngữ dịa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
  • Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.

2. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

  • Mẫu:
Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân

má, u, bầm

heo

bông

giời

đọi

thơm

mẹ

lợn

hoa

trời

bát

dứa

 

Câu 2: Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó (cho ví dụ minh họa)

  • Tầng lớp học sinh, sinh viên:
    • Nghỉ học gọi là chuồn, cúp...       
      • Hôm nay tao chuồn hai giờ Hóa.
    • Gọi thầy cô giảng bài giọng đều đều là bác sĩ gây mê.
      • Cả lớp hôm nay đứa nào căng ngủ vì thầy gây mê cho hai tiết  liền.
    • Bạn học giỏi cái gì cũng biết gọi là quái vật hoặc siêu.
      • Nó lúc nào cũng là quái vật của lớp mọi lĩnh vực
  • Tầng lớp xã hội khác:
    • Tầng lớp quý tộc phong kiến: ăn gọi là ngự thiện, áo gọi là ngự bào, thân thể gọi là long thể, long nhan.
    • Giới chọi gà: chầu (hiệp), chôm (đầu cựa), chiến (đá khỏe), dốt (nhát), nạp (xáp đá).

Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương?

a. Người nói chuyện với mình là người địa phương

b. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

c. Khi phát biểu ý kiến ở lớp

d. Khi làm bài tập làm văn

e. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

g. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

  • Trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương: Người nói chuyện với mình là người địa phương. Các trường hợp còn lại không nên và hạn chế dùng từ ngữ địa phương.

Câu 4* Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

Một số câu thơ, ca dao, hò vè sưu tầm:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ôi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)

  • Chi: tiếng địa phương của Thừa Thiên - Huế có nghĩa như từ gì, sao)

Hay:

Trời mô xanh bằng trời Can Lộc 

Nước mô xanh bằng dòng nước sông La

(Ca dao)

  1. Mô: nghĩa như từ đâu tiếng địa phương Nghệ Tĩnh.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho bài học được chu đáo hơn, các em có thể tham khảo thêm

bài giảng Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

3. Hỏi đáp về bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON