Mở đầu chủ đề Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ), HỌC 247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài soạn Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài soạn chi tiết, rõ ràng sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc. Ngoài ra, để nắm vững nội dung và ý nghĩa của bài học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương. Mời các em cùng tham khảo
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
Bài thơ bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của người con trước những hi sinh thầm lặng của người mẹ.
1.2. Nghệ thuật
Bằng việc sử dụng thể thơ sáu chữ, lời thơ mộc mạc, gần gũi, giản dị kết hợp với các biện pháp tu từ nhân hóa, bài thơ trở nên gần gũi, dễ đi vào lòng người.
2. Soạn bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
2.1. Chuẩn bị đọc
Câu hỏi: Chia sẻ với các bạn một bài thơ hoặc câu ca dao mà em yêu thích về người mẹ.
Lời giải chi tiết:
- Bài ca dao 1:
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ già.
- Bài ca dao 2:
Ai rằng công mẹ như non
Thật ra công mẹ lại còn lớn hơn
2.2. Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Liên hệ: Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru nào?
Lời giải chi tiết:
Khổ thơ này gợi cho em nhớ đến những câu hát ru sau:
Chú Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời
Cha còn cắt cỏ trên trời
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên
Hay:
Cái cò cái vạc cái nông
Sao mày dẵm lúa nhà ông hỡi cò
không không, tôi đứng trên bờ
Mẹ con cái diệc đổ thừa cho tôi
à ơi...
Câu 2. Suy luận: Điều mà con “nghe” được trong lời mẹ hát ở khổ thơ này có gì khác biệt so với bảy khổ thơ trước đó?
Lời giải chi tiết:
- Bảy khổ trước nói về công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ dành cho con còn khổ thơ cuối thể hiện sự biết ơn và tình thương của người con dành cho mẹ.
2.3. Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1: Xác định thể thơ của bài “Trong lời mẹ hát”.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ được viết theo thể thơ: 6 chữ.
Câu 2: Vần trong bài thơ là vần cách hay vần liền? Dựa vào đâu để xác định như vậy?
Lời giải chi tiết:
Vần trong bài thơ là vần cách vì tiếng cuối ở hai dòng thơ cách nhau vần với nhau. Ví dụ: ngào – dao, xanh – chanh,…
Câu 3: Vẽ sơ đồ bố cục của bài thơ. Nét độc đáo của cách bố cục ấy là gì?
Lời giải chi tiết:
- Sơ đồ bố cục của bài thơ:
- Nét độc đáo của cách bố cục bài thơ là:
+ 3 khổ đầu: Cuộc đời được thu nhỏ trong tầm mắt của con khi nghe lời mẹ hát.
+ 4 khổ tiếp: Niềm xót xa của con trước công lao to lớn và sự hi sinh thầm lặng của mẹ.
+ Khổ cuối: Niềm tin về tương lai của người con.
Câu 4: Chỉ ra nét đặc sắc trong các hình ảnh Chòng chành nhịp võng ca dao và Vầng trăng mẹ thời con gái/ Vẫn còn thơm ngát hương cau.
Lời giải chi tiết:
- Chòng chành nhịp võng ca dao:
+ “chòng chành” ẩn dụ “khó khăn, vất vả của mẹ”.
→ Nhận xét: Dù có bộn bề lo toan vất vả, mẹ vẫn chịu đựng nuôi con khôn lớn, dành cho con những điều tốt nhất, muốn con được nhìn ngắm những vẻ đẹp tuyệt vời nhất của đất nước, của cuộc đời.
+ Đảo tính từ “chòng chành” lên đầu câu.
→ Nhận xét: Nhấn mạnh lời ru của mẹ đi cùng năm tháng, gắn liền với vẻ đẹp của đất nước.
- Vầng trăng mẹ thời con gái
Vẫn còn thơm ngát hương cau.
+ “mẹ thời con gái” ẩn dụ cho “quãng thời gian trước đây”.
→ Nhận xét: Trong lời ru của mẹ, con thấy được những hình ảnh quen thuộc về quê hương, đất nước ngày xưa, những hình ảnh thân thuộc ấy giúp con thêm yêu mến, hiểu và trân trọng hơn vẻ đẹp của thiên nhiên đồng thời thấy được nỗi vất vả của mẹ chảy trôi cùng thời gian và năm tháng.
Câu 5: Em hình dung như thế nào về hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy?
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh người mẹ được miêu tả từ khổ thơ thứ ba đến khổ thơ thứ bảy: hình ảnh người mẹ tần tảo, vất vả làm lụng qua năm tháng để nuôi con khôn lớn, trưởng thành.
Câu 6: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết tác dụng của vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh trong việc thể hiện cảm hứng đó.
Lời giải chi tiết:
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi xót xa và lòng biết ơn của người con dành cho người mẹ đã vất vả tảo tần nuôi con khôn lớn.
- Tác dụng: Vần, nhịp, cách sử dụng hình ảnh giúp cho bài thơ trở nên nhẹ nhàng, truyền cảm và gợi tả được rõ nét tình yêu thương, sự vất vả lam lũ của người mẹ qua năm tháng.
Câu 7: Theo em, nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ?
Lời giải chi tiết:
- Nhan đề Trong lời mẹ hát có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ: nó lột tả rõ nét, chân thực tình yêu thương của người mẹ dành cho con, gói gọn tất cả trong tiếng hát.
Câu 8: Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này có gì khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết?
Lời giải chi tiết:
Cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ này khác với cách thể hiện hình ảnh người mẹ trong bài thơ khác mà em biết là: ở các bài thơ khác tác giả dùng các hình ảnh tượng trưng: “miếng cau khô”, “nước trong nguồn” … để nói về tình yêu thương của mẹ dành con cái, nhưng trong bài thơ này tác giả sử dụng tiếng hát, nhờ tiếng hát để thể hiện tình yêu thương to lớn của mình dành cho con.
Để hiểu hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm:
- Soạn văn tóm tắt Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương
3. Hỏi đáp về bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.
4. Một số văn mẫu bài Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo
Qua bài thơ Trong lời mẹ hát, tác giả gợi về thế giới tuổi thơ với tình yêu thương của mẹ cho con những tháng năm ngọt ngào như cổ tích. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: