YOMEDIA
NONE

Soạn bài Nhớ đồng - Tố Hữu - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tiếp nối chủ đề Bài 1: Những gương mặt thân yêu (Thơ sáu chữ, bảy chữ), HỌC247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài soạn Nhớ đồng - Tố Hữu thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Với nội dung bài soạn chi tiết, dễ hiểu sẽ giúp các em nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản. Đồng thời, để nắm vững nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm nội dung bài giảng Nhớ đồng - Tố Hữu. Chúc các em học tốt!

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

Bài thơ là tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của nhân vật trữ tình.

1.2. Nghệ thuật

- Sử dụng rất thành công biện pháp tu từ.

- Hình ảnh thơ gần gũi, giản dị.

2. Soạn bài Nhớ đồng - Tố Hữu - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

2.1. Chuẩn bị đọc

Câu hỏi: Vùng đất hoặc con người nào đã để lại trong em ấn tượng sâu đậm?

Lời giải chi tiết:

- Vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình của vùng đất Tây Bắc và sự thân thiện, hiếu khách của con người nơi đây đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm.

2.2. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1. Suy luận: Xác định cảm xúc của tác giả ở khổ thơ này. Dựa vào đâu em xác định như vậy?

Lời giải chi tiết:

Cảm xúc của tác giả ở khổ này là nỗi nhớ thương, dựa vào điệp từ “đâu” được lặp đi lặp lại 4 lần.

 

Câu 2. Suy luận: Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng gì?

Lời giải chi tiết:

Việc lặp lại hai dòng thơ này có tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ da diết của tác giả đối với mảnh đất và con người nơi đây.

2.3. Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ và cách gieo vần, ngắt nhịp trong khổ thơ thứ hai.

Lời giải chi tiết:

- Thể thơ: 7 chữ.

- Trong khổ thơ thứ 2 tác giả sử dụng cách ngắt nhịp 4/3 cùng cách gieo vần “ui”: mùi – vui-bùi.

 

Câu 2: Tìm những câu thơ, những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong bài thơ và nêu tác dụng của việc sử dụng các cách diễn đạt đó.

Lời giải chi tiết:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quanh bên trong một tiếng hò”

Nhận xét: Lặp đi lặp lại 2 lần, có tác dụng: Thể hiện nỗi nhớ thương da diết và sự cô đơn tự đáy lòng sâu thẳm của nhà thơ. Nỗi nhớ thương được so sánh bằng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Điệp từ “đâu”: Lặp đi lặp lại 11 lần.

Tác dụng:

+ Gây được sức ám ảnh lớn, nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết những hình ảnh, những kỉ niệm đẹp đẽ của quê hương và cuộc sống bên ngoài.

+ Khắc sâu nghịch cảnh giam cầm tù túng, cô đơn của người tù.

+ Khiến toàn bài thơ dường như cũng trở thành tiếng hò miên man, buồn bã của người tù.

 

Câu 3: Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài

+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù

+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại

- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ: Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.

=> Nhận xét: Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

 

Câu 4: Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Căn cứ vào đâu để em xác định như vậy?

Lời giải chi tiết:

- Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.

- Căn cứ vào tiếng hò trong bài thơ để xác định.

Nhận xét: Tiếng hò được lặp lại nhiều lần: Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữa trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh.

 

Câu 5: Xác định chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó được thể hiện qua những hình thức nghệ thuật nào?

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề của bài thơ: Lẽ sống, lí tưởng và tình cảm cách mạng của người Việt Nam hiện đại.

- Hình thức nghệ thuật: thể hiện ở phong cách trữ tình chính trị, đậm đà tính dân tộc.

 

Câu 6: Theo em, tác giả muốn gửi thông điệp gì tới người đọc qua bài thơ này?

Lời giải chi tiết:

Qua bài thơ Nhớ đồng tác giả muốn gửi đến thông điệp: Phải luôn biết yêu thương, trân quý những gì đang có, yêu thương cuộc sống, con người và tất cả cảnh vật xung quanh ta. Yêu quê hương và biết ơn những bậc cha anh đã hi sinh vất vả để giữ gìn và bảo vệ cuộc sống tươi đẹp.

 

Câu 7: Viết khoảng năm câu hoặc vẽ bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng. Những hình ảnh tưởng tượng đó có tác dụng thế nào đối với việc hiểu nội dung bài thơ?

Lời giải chi tiết:

- Bức tranh thể hiện sự tưởng tượng của em về cảnh sắc, con người được gợi tả trong Nhớ đồng:

- Tác dụng: Những hình ảnh tưởng tượng đó giúp ta nhìn nhận rõ nét hơn vẻ đẹp của cảnh vật và con người nơi đây đồng thời khi đọc văn bản chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận và xác định thông tin văn bản, hình dung được tâm tư tình cảm của tác giả khi truyền tải thông qua các hình ảnh đó.

Để hiểu hơn về nội dung bài học, các em có thể tham khảo thêm:

  • Soạn văn tóm tắt Nhớ đồng - Tố Hữu

3. Hỏi đáp về bài Nhớ đồng - Tố Hữu - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

4. Một số văn mẫu bài Nhớ đồng - Tố Hữu - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Qua bài thơ Nhớ đồng, tác giả thể hiện tiếng lòng da diết với cuộc đời, cuộc sống tự do và say mê cách mạng của mình. Để cảm nhận được một cách sâu sắc về văn bản, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON