Hướng dẫn soạn bài Trợ từ, thán từ dưới đây sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, có thêm những kiến thức cần thiết làm nền tảng để tiếp thu kiến thức mới trên lớp với bài học Trợ từ, thán từ. Học 247 mời các em tham khảo phần soạn bài dưới đây để quá trình soạn bài được thuận tiện hơn. Chúc các em có thêm một phần soạn bài, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
1. Tóm tắt nội dung bài
- Trợ từ là những từ chuyển di kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ dó. Ví dụ: những, có, chính, ngay...
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm hai loại chính:
- Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,...
- Thán từ gọi đáp: này, ơi, văng, dạ, ừ,...
2. Soạn bài Trợ từ, thán từ
Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?
a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
b. Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm "Tắt đèn"
c. Ngay tôi cũng không biết đến việc này
d. Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết
e. Cha tôi là công nhân
g. Cô ấy đẹp ơi là đẹp
h. Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời niên thiếu.
i. Tôi nhắc anh những ba bốn lần mà anh vẫn quên
- Từ không phải là trợ từ
- Từ chính ở câu (b) là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước, các từ ở câu (d), (e), (h) không phải là trợ từ
Câu 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong những câu sau:
- Ngữ liệu a trang 70.
- Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần.
- Mục đích biểu thị tình cảm yêu thương mẹ tuyệt đối của cậu bé Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.
- Ngữ liệu b trang 71
- Trợ từ nguyên, đến.
- Nhấn mạnh ý chê trách nhà gái thách cưới quá nặng, và biểu thị thái độ oán trách của lão Hạc.
- Ngữ liệu c trang 71
- Trợ từ cả.
- Nhấn mạnh sự ăn nhiều của cậu Vàng, vượt quá khả năng chi tiêu của lão Hạc.
- Ngữ liệu d trang 71
- Trợ từ cứ.
- Nhấn mạnh sự đều đặn tất yếu của sự việc không bao giờ đứt đoạn
Câu 3: Chỉ ra thán từ trong các câu dưới đây (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao):
- Ngữ liệu a trang 71.
- Thán từ: Này! À! → Tình cảm của người đối thoại đối với sự việc.
- Ngữ liệu b trang 71
- Thán từ: Chứ! Ấy! đấy
- Ngữ liệu c trang 71
- Thán từ: Vâng!
- Ngữ liệu d trang 71
- Thán từ: Chao ôi!
- Ngữ liệu e trang 72
- Thán từ: Hỡỉ ơi
Câu 4: Các thán từ in đậm trong những câu sau đây bộc lộ những cảm xúc gì?
- Ngữ liệu a trang 72
- Ha ha: Biểu thị thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột.
- Ái ái: Biểu thị sự đau xót, van xin của bác Nồi Đồng.
- Ngữ liệu b trang 72
- Than ôi: Biểu thị sự luyến tiếc đối với thời đã qua.
Câu 5: Đặt năm câu với năm thán từ khác nhau
- Các em có thể tham khảo các câu dưới đây
- Chao ôi! Bao giờ mới lại đến mùa thu!
- À, chuyện này mình nghe nói rồi
- Ơ hay! Cơm ngon thế này mà em lại chê sao?
- Này, tụi mình di đá bóng đi các cậu!
- Mẹ ơi! Con đã về đây nè!
- A! Hoa mai đã nở rồi.
Câu 6: Hãy giải thích ý nghĩa của câu tự ngữ Gọi dạ bảo vâng
- Câu tục ngữ khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng.
- Gọi dạ bảo vâng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá sự lễ phép và đạo đức của con người.
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Trợ từ, thán từ để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm bài học.
3. Hỏi đáp về bài Trợ từ, thán từ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.