YOMEDIA
NONE

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự - Ngữ văn 8

Hướng dẫn soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn, có được những kiến thức nền tảng trước khi đến lớp với bài học Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, Học 247 mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Mong rằng với phần soạn bài này, các em sẽ có thêm một tiết học tốt trên lớp.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) khi kể thường đan xen các tố miêu tả và biểu cảm.
  • Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn

2. Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1: Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như Tôi đi học (Thanh Tịnh), Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố), Lão Hạc (Nam Cao),... Phân tích giá trị của các yếu tố đó.

Gợi ý:

“Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm).

"Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng" (yếu tố kể, tả và biểu cảm)

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

“Khốn nạn... ông giáo ơi!... (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạv ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)... Này! Ông giáo ạ! (yếu tố biểu cảm) Cái giống nó cũng khôn! (yêu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó ”kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một  con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)."

(Nam Cao, Lão Hạc)

“Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng (yếu tố tả) Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! (yếu tố biểu cảm). Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng loáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng (yếu tố kể và tả).

Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)

Các đoạn văn trên có yếu tố miêu tả làm hiện ra trước mắt người đọc cảnh vật, sự việc và có tác động đến những câu văn biểu cảm, làm cho đoạn văn bật ra được ý nghĩa sâu sắc đầy hình tượng.

Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em....) sau một thời gian xa cách (chú ý sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong khi kể)

Gợi ý:

  • Đoạn văn phải sử dụng đầy đủ cả 3 yếu tố kể, tả, biểu lộ tình cảm.
  • Độ dài vừa phải.
  • Đoạn văn tham khảo

“Vừa đi học về nhà, em thấy ai trong nhà là lạ quen quen. A! Chú Lâm! Em lao ngay vào ôm cổ chú đu người lên rõ cao. Chú ôm em xoay mấy vòng đến  chóng  mặt rồi đặt em xuống. Hai tay để lên vai em, lùi lại một bước ngắm  nghía:

- Cháu cũng lớn ra phết đấy nhỉ?

Chú Lâm là em ruột của ba em. Chú đi bộ đội đóng quân ở đảo Trường Sa. Mấy năm rồi hôm nay chú mới về phép thăm gia đình. Trông chú cao to hơn và đen hơn hồi ở nhà.”

 Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự để nắm vững hơn các kiến thức trọng tâm của bài học.

3. Hỏi đáp về bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON