Hướng dẫn soạn bài Tình thái từ sẽ giúp các em chuẩn bị bài học Tình thái từ được tốt hơn trước khi đến với tiết học chính thức. Mong rằng, những gợi ý hướng dẫn soạn bài dưới đây sẽ giúp các em nắm được khái niệm, chức năng và một số loại tình thái từ trong cuộc sống tốt hơn. Chúc các em có thêm phần soạn bài chu đáo.
1. Tóm tắt nội dung bài
- Khái niệm và chức năng của tình thái từ
- Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
- Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng...
- Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với...
- Tình thái từ cảm thán: thay, sao...
- Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà...
- Những lưu ý: Khi nói, khi viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tinh cảm...).
2. Soạn bài Tình thái từ
Câu 1: Trong các câu dưới đây, từ nào (trong các từ in đậm) là từ tình thái, từ nào không phải là từ tình thái?
TT |
Câu có từ in đậm |
Tình thái từ |
Không phải tình thái từ |
a |
Em thích trường nào thì thi vào trường nấy |
|
✓ |
b |
Nhanh lên nào, anh em ơi! |
✓ |
|
c |
Làm như thế mới đúng chứ! |
✓ |
|
d |
Tôi đã khuyên bảo nó nhiều lần rồi chứ có phải đâu! |
|
✓ |
e |
Cứu tôi với! |
✓ |
|
g |
Nó đi chơi với bạn từ sáng. |
|
✓ |
h |
Con cò đậu ở làng kia |
|
✓ |
i |
Nó thích nhất dân ca Nghệ Tĩnh kia! |
✓ |
|
Câu 2: Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm trong những câu dưới đây:
- Ngữ liệu a SGK trang 82
- Chứ: biểu thị thái độ nghi vấn.
- Ngữ liệu b SGK trang 82
- Chứ: biểu thị sự khẳng định dứt khoát
- Ngữ liệu c SGK trang 82
- ư: Trợ từ này vừa biểu thị thái độ nghi ngờ ngạc nhiên vừa được sử dụng như một phương tiện cú pháp tạo thành câu.
- Ngữ liệu d SGK trang 82
- Trợ từ nhỉ biểu thị sự băn khoăn, chờ đợi
- Ngữ liệu e SGK trang 82
- Trợ từ nhé biểu thị thái độ thân mật
- Ngữ liệu g SGK trang 82
- Trợ từ vậy bày tỏ sự miễn cưỡng
- Ngữ liệu h SGK trang 82
- Trợ từ cơ mà bày tỏ sự phân trần giải thích
Câu 3: Đặt câu với các tình thái từ mà, đấy, chứ lị, thôi, cơ, vậy
- Ngày mai em mới đi học mà!
- Những năm hào dầu cơ dấy!
- Thôi! Chúng ta đi tới trường nào!
- Em không ăn kem đâu em ăn kẹo cơ!
- Muộn rồi chúng mình đành ở nhà vậy!
Câu 4: Đặt câu hỏi có dùng các từ tình thái từ nghi vấn phù hợp với những quan hệ xã hội sau đây:
- Học sinh với thầy giáo hoặc cô giáo
- Thưa cô, bao giờ lớp ta xuống dưới sân ạ!
- Bạn nam với bạn nữ cùng lứa tuổi
- Các cậu có thể làm như vậy mà?
- Con với bố mẹ hoặc chú, bác, cô, dì.
- Mẹ ơi! con đi học nhé ? (con nói với mẹ)
- Con đã chuẩn bị lên đường rồi chứ ! (bố nói với con)
Câu 5: Tìm một số tình thái từ trong tiếng địa phương em hoặc tiếng địa phương khác mà em biết
- Bạn đi mô rứa? (bạn đi đâu vậy?)
- Tụi mình đi chơi hè (nhé)!
- Răng mà mặn dữ ri (vậy)?
- Cậu mua cho mình hai quyển sách hí! (nhé)
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tình thái từ để nắm vững hơn nội dung lí thuyết bài học này. Chúc các em có thêm bài học hay.
3. Hỏi đáp về bài Tình thái từ
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.