YOMEDIA
NONE

Soạn bài Quê hương của Tế Hanh - Ngữ văn 8

Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê vùng biển trong vài Quê hương của Tế Hanh. Thấy được tình cảm quê hương đằm thắm và bút pháp bình dị, giàu cảm xúc của nhà thơ.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Quê hương đã khắc họa được bức tranh tươi sáng, khoẻ khoắn, đầy sức sống về cuộc sống lao động của một làng quê miền biển, qua đó thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, đằm thắm của tác giả.

1.2. Nghệ thuật

  • Bài thơ bình dị, giọng thơ mộc mạc, chân thành, hình ảnh thơ giàu tính sáng tạo và gợi cảm.

2. Soạn bài Quê hương

Câu 1: Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có nét gì nổi bật đáng chú ý? 

  • Hai câu thơ đầu tác giả giới thiệu khái quát về làng quê của mình, cách giới thiệu giản dị, tự nhiên:                             

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới              

Nước bao vây, cách hiển nửa ngày sông. 

  • Từ câu 3 trở đi là những câu thơ tả cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi và cảnh đón thuyền cá về bến. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu tiếp theo. Thời điểm ra khơi là một buổi sáng đẹp trời, thời tiết rất thuận lợi cho việc đi biển: bầu trời cao rộng, trong trẻo, gió mát nhẹ, bình minh nhuốm màu hồng rực rỡ. Dân chài là những chàng trai căng tràn sức lực, háo hức ra khơi:            

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng        

Dân trai tráng đi thuyền đi đánh cá. 

  • Hình ảnh con thuyền băng mình ra khơi một cách dũng mãnh được ví như con tuấn mã đẹp và khỏe mạnh từ ngữ diễn tả con thuyền: hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt càng tạo nên khí thế đầy ấn tượng, một vẻ đẹp hùng tráng của chuyến ra khơi:                           

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã    

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang. 

  • Bốn câu thơ trên là hình ảnh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
  • Hai câu thơ sau miêu tả cánh buồm:                            

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Câu 2. Phân tích các câu thơ sau:                             

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...                            

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. 

  • Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở câu nàycó hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió... 

  • Một vật cụ thể, hữu hình là “cánh buồm” được so sánh với cái trừu tượng, vô hình là “mảnh hồn làng”. Đây là một sự so sánh độc đáo và bất ngờ. Cánh buồm trắng no gió biển khơi quen thuộc, gần gũi bỗng trở nên thiêng liêng và thơ mộng. Biện pháp so sánh đã không làm cho sự vật được miêu tả cụ thể hơn nhưng nó lại gợi được vẻ đẹp bay bổng, ý nghĩa lớn lao. Cánh buồm còn được nhân cách hóa “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...”. Cánh buồm cô vươn cao hơn, căng mình ra đón gió đưa con thuyền vượt lên phía trước. Cánh buồm trở thành biểu tượng của làng chài. Những người con làng chài tự hào về cánh buồm, về làng quê thân yêu của mình.                      

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm. 

  • Câu thơ đầu là một câu tả thực làm nổi bật nét ngoại hình tiêu biểu của những người dân chài. Những ngư dân này hằng ngày lao động trên mặt biển, dưới cái nắng chói chang nên ai cũng có “làn da ngăm rám nắng”. Câu thơ thứ hai đầy sáng tạo, độc đáo và gợi cảm. Cái mơ hồ, vô hình “nồng thở vị xa xăm” được thể hiện trong cái “thân hình” hữu hình, cụ thể. Câu thơ vừa miêu tả được vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh của những người dân làng chài, vừa thể hiện được tình cảm của tác giả với biển cả mặn mòi, khoáng đạt, đầy nghĩa tình. Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường

Câu 3. Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông. 

  • Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm, sâu sắc. Xa quê, tác giả luôn nhớ về quê mình với vị mặn mòi, màu xanh của biển, với cánh buồm trắng, những con thuyền ra khơi và những hình vạm vỡ của những người dân chài...
  • Nếu không có tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người và cuộc sống lao động của làng chài quê hương thì Tế Hanh sẽ không có được những câu thơ xuất thân, độc đáo như vậy.

Câu 4. Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức biểu cảm, tự sự hay trữ tình? 

  • Đặc sắc nghệ thuật nổi bật của bài thơ là hình ảnh thơ phong phú và nhiều sáng tạo. Nhiều câu thơ cảnh vật, con người được miêu tả chân xác, cụ thể và sinh động (Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng...), nhưng cũng có những câu thơ hình ảnh bay bổng, lãng mạn và rất có hồn (Cả thân hình nồng thở vị xa xăm...). 
  • Mặc dù số câu thơ trong bài thơ phần lớn là miêu tả nhưng đây là bài thơ trữ tình, phương thức biểu đạt là biểu cảm. Hệ thống hình ảnh miêu tả chỉ là sự tái hiện phong cảnh, cuộc sống và người dân chài quê hương trong nỗi nhớ của chủ thể trữ tình (nhà thơ). Những câu thơ thấm đẫm cảm xúc chủ quan của tác giả.

Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Quê hương.

3. Một số bài văn mẫu về bài Quê hương

Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù. Ngoài ra, để nắm vững nội dung bài học và cách viết hoàn thiện các bài văn về tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Quê hương

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF