Qua bài học giúp các em xác định được quyết tâm phòng chống thuốc lá trên cơ sở nhận thức được tác hại to lớn và nhiều mặt của thuốc lá đối với đời sống cá nhân và cộng đồng. Thấy được sự kết hợp chặt chẽ giữa hai phương thức lập luận và thuyết phục trong văn bản.
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Nội dung
- Tệ nghiện thuốc lá là ôn dịch nguy hiểm, hủy hoại sức khỏe người hút và cộng đồng xung quanh, gặm nhắm lối sống đạo đức con người muốn chống lại cần có quyết tâm và hành động lâu dài.
1.2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ hiện đại, độc đáo.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghị luận và thuyết minh.
- Kết hợp hài hòa giữa tư duy khoa học và tư duy hình tượng.
2. Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá
2.1. Soạn bài tóm tắt
2.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không? Vì sao?
- Thói quen hút thuốc lá là một thứ bệnh - bệnh nghiện. “Dịch” trong ôn dịch có nghĩa là một thứ bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. Ôn dịch còn là tiêng chửi rủa : “đồ ôn dịch”.
- Dấu phẩy đặt giữa hai từ thuốc lá và ôn dịch với mục đích tu từ, nhằm nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa ghê tởm.
- Đầu đề trên có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch bởi nó đều diễn đạt nội dung như đã nói ở trên.
Câu 2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận?
- Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá nhằm mục đích lấy lối so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài để thuyết minh một vấn đề ý học.
- Khói thuốc không làm cho người “lăn đùng ra chết ngay” mà nó gặm nhấm dần sức khỏe của người như tằm ăn lá dâu, nghĩa là người hút không thấy ngay tác hại của nó… Điều này có tác dụng rất sắc sảo trong lập luận.
Câu 3. Vì sao tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !” trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá?
- Tác giả đưa ra giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!” trước khi nêu lên những tác hại của thuốc lá không chỉ với người hút mà với cả những người không hề hút. Bằng những chứng cứ khoa học về tác hại của việc hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá bị động, tác giả đã phủ nhận câu nói trên.
- Ảnh hưởng của khói thuốc đối với môi trường sống rất lớn, chống hút thuốc lá không chỉ là đặt ra với người nghiện thuốc lá mà với cả những người không hút thuốc lá. Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng, của toàn xã hội.
Câu 4. Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị: Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này?
- Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là để cho thấy hậu quả của việc hút thuốc lá ở nước ta còn nghiêm trọng hơn ở các nước đó.
- Ta nghèo hơn nhưng lại “xài” thuốc lá tương đương với các nước đó. Đây là điều không thể chấp nhận.
- Thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.
Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Ôn dịch thuốc lá.
3. Một số bài văn mẫu về văn bản Ôn dịch, thuốc lá
Để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:
4. Hỏi đáp về văn bản Ôn dịch, thuốc lá
Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.