YOMEDIA
NONE

Soạn bài Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp - Ngữ văn 8

Qua bai học giúp các em thấy được mục đích, tác dụng của việc học chân chính: học để làm người, học để biết và làm, học để góp phần làm cho đất nước hưng thịnh; đồng thời thấy được tác hại của lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Ngoài ra các em cần nhận thức được phương pháp học tập đúng, kết hợp học với hành.
 

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Bằng cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, đoạn trích Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích, tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, có năng lực vận dụng tri thức vào cuộc sống góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải học rộng, học sâu và phải nắm được cốt lõi của vấn đề.

1.2. Nghệ thuật

  • Lời bàn luận chân thật, thẳng thắn, lập luận chặt chẽ, chứng cứ cụ thể.
  • Nghệ thuật ẩn dụ, phủ định 2 lần để khẳng định có sức thuyết phục.

2. Soạn bài Bàn về phép học

Câu 1: Phần đầu tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Mục đích đó là gì?

  • Trong phần đỉầu bài văn tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học là: Học để làm người có đức, có tri thức, học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.

Câu 2. Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học ấy là gì?

  • Tác giả phê phán lối học chuộng hình thức (lối học thuộc lòng từng chữ mà không hiểu nội dung), cầu danh lợi (học để có danh tiếng, để được trọng vọng, được nhàn nhã, nhiều lợi lộc). 
  • Tác hại của lối học ấy là: chỉ có danh mà không có thực chất, biến con người thành những kẻ hèn kém “chúa tầm thường, thần nịnh hót”. Nguy hại hơn, cách học ấy làm cho triều chính rối loạn, “nước mất, nhà tan”.

Câu 3. Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì?

  • Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách sau:
  • Mở rộng việc học: học ở mọi nơi (trong tất cả các phủ, huyện, trường tư), học ở mọi đối tượng (“con cháu các nhà văn võ, thuộc lại”...).
  • Việc học phải được bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng.  

Câu 4. Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”, đó là những “phép học” nào? Tác dụng và ý nghĩa của những phép học ấy? Từ thực tế của việc học của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất? Vì sao?

  • Những phép học mà bài tấu nêu ra là: 
    • Học phải theo tuần tự từ thấp đến cao, từ dễ đến khó. Phép học này có tác dụng nắm được kiến thức một cách chắc chắn trên nền tảng, cơ sở có trước. 
    • Học rộng nhưng phải biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu (“học rộng rồi tóm lược cho gọn”). 
    • Học phải kết hợp với hành (“theo điều học mà làm”). Từ những phép học này em liên hệ với thực tế việc học của mình.

Để chuẩn bị cho bài học đạt kết quả cao các em tham khảo thêm bài giảng Bàn luận về phép học.

3. Một số bài văn mẫu về bài Bàn về phép học

Để hiểu hơn về văn bản Bàn về phép học của Nguyễn Thiếp, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Bàn về phép học

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF