YOMEDIA
NONE

Ôn tập về luận điểm - Ngữ văn 8


Qua bài học giúp các em nắm rõ hơn khái niệm luận điểm và thấy rõ mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong một bài văn nghị luận.
 

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm luận điểm

a. Xem lại Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Luận điểm là gì ? Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: 

(1) Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. 

(2) Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận. 

(3) Luân điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

  • Chọn (3): luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ chương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.

b.

(1) Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ngữ văn 7, tập hai, tr. 24 - 25) có những luận điểm nào? Chú ý phân biệt luận điểm xuất phát dùng làm cơ sở và luận điểm chính dùng làm kết luận của bài. 

  • Bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có những luận điểm:
  • Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
  • Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta.
  • Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.
  • Bổn phận của chúng ta phải làm cho tinh thần yêu nước được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(2) Một bạn cho rằng "Chiếu dời đô" của Lí Công Uẩn gồm hai luận điểm: Xác định như vậy có đúng không? Vì sao?

– Luận điểm 1: Lí do cần phải dời đô. 

– Luận điểm 2: Lí do có thể coi thành Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 

  • Xác định hai luận điểm như vậy là đúng. Vì đây là 2 câu trả lời cho luận đề "Cần phải dời đô đến Đại La", một câu căn cứ vào lịch sử, một câu căn cứ vào thực tế thành Đại La.

1.2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 

a. 

(1) Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là gì? Có thể làm sáng tỏ vấn đề đó được hay không, nếu trong bài văn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn”? 

  • Vấn đề được đặt ra trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" là tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  • Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn" thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.

(2) Trong Chiểu dời đô của Lí Công uẩn chỉ đưa ra luận điểm: “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban chiếu có thể đạt được không? Tại sao?

  • Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua khi ban "Chiếu dời đô" có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ sáng tỏ vấn đề "cần phải dời đô đến Đại La".

​b. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận?

  • Trong bài văn nghị luận, vấn đề và luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ. Bài nghị luận phải có vấn đề, vấn đề phải được làm sáng tỏ từ các luận điểm. Luân điểm phải phù hợp với vấn đề và phải đủ để giải quyết vấn đề.

1.3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

a. Để viết bài tập làm văn theo đề bài: “Hãy trình bày rõ vì sao chúng ta cần phải đổi mới phương pháp học tập”, em sẽ chọn hệ thống luận điểm nào trong hai hệ thống luận điểm sau: (SGK, tr. 74) 

(Xét xem hệ thống luận điểm nào đạt được yêu cầu:

– Hoàn toàn chính xác.

– Thật sự liên kết nhau.

– Phân biệt rành mạch các ý với nhau, bảo đảm cho chúng không bị trùng lặp, chồng chéo

– Được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: luận điểm trước đặt cơ sở cho luận điểm sau, còn luận điểm sau phát huy được kết quả cho luận điểm trước.)

  • Hệ thống (1) là hệ thống đúng. 
  • Hệ thống (2) không đạt được các yêu cầu đó vì:
    • Luận điểm (a), (b) chưa chính xác.
    • Luận điểm (c) chưa phù hợp với vấn đề. Ngoài ra, luân điểm (c) còn làm cho các luận điểm không liên kết với nhau chặt chẽ.
    • Nếu viết theo hệ thống luận điểm này thì bài làm không thể rõ ràng, rành mạch, các ý không tránh khỏi luẩn quẩn, trùng lặp, chồng chéo.

b. Từ sự tìm hiểu trên, em rút ra được kết luận gì vé luận điểm và mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài vãn nghị luận?

  • Mối quan hệ giữa luận điểm và vấn đề cần giải quyết là mối quan hệ khăng khít
  • Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với vấn đề và đủ để giải quyết vấn đề. 
  • Các luận điểm phải được liên kết chặt chẽ với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

1.4. Ghi nhớ

  • Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra ở trong bài.
  • Trong bài nghị luận luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính (dùng làm kết luận của bài, là cái kết của bài viết) và luận điểm phụ (dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng.)
  • Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với vấn đề và đủ để giải quyết vấn đề.
  • Các luận điểm cần liên kết chặt chẽ lại vừa cần có sự phân biệt với nhau. Các luận điểm phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau, còn luận điểm nêu sau dẫn đến luận điểm kết luận.

2. Soạn bài Ôn tập về luận điểm

Để nắm rõ hơn kiến thức về luận điểm, các em có thể tham khảo bài soạn Ôn tập về luận điểm.

3. Hỏi đáp Bài Ôn tập về luận điểm Ngữ văn 8

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON