YOMEDIA
NONE

Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt - Ngữ văn 8


Qua bài học giúp các em nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở học kì 1 và biết vận dụng vào làm các bài tập.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

1.1. Từ vựng

a. Nghĩa của từ

  • Từ có phạm vi nghĩa khái quát không giống nhau, không đồng đều:
    • Từ nghĩa rộng
    • Từ nghĩa hẹp

b. Trường từ vựng

  • Trường từ vựng có cơ sở là tính hệ thống về mặt nghĩa của từ vựng. Hệ thống từ vựng gồm nhiều hệ thống nhỏ, mỗi hệ thống nhỏ lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn...

c. Từ tượng hình, từ tượng thanh

  • Giống nhau:
    • Phần lớn là những từ láy thuần Việt
    • Đều có khả năng biểu đạt gợi cảm, cụ thể, sinh động
  • Khác nhau:
    • Từ tượng thanh được cấu tạo theo phương thức mô tả âm thanh trong hiện thực
    • Từ tượng hình có khả năng gợi tả sự vật, hiện tượng, hoạt động, trạng thái.

d. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

  • Giống nhau:
    • Đều là những lớp từ không phổ biến t trong cộng đồng ngôn ngữ dân tộc, không thuộc lớp từ ngữ toàn dân.
    • Chỉ được sử dụng ở một số vùng, miền hoặc ở một tầng lớp XH nhất định.
  • Khác nhau:
    • Từ ngữ địa phương: chỉ sử ở một số địa phương nhất định
    • Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội.

e. Các biện pháp tu từ từ vựng

  • Nói quá: phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của SV, hiện tượng nhằm tạo sắc thái biểu cảm, gây ấn tượng mạnh
  • Nói giảm, nói tránh: dùng cách nói tế nhị, khéo léo...tránh gây cảm giác nặng nề, ghê sợ...

f. Khái niệm các thể loại truyện dân gian đã học

  • Truyền thuyết: là loại truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử xa xưa, có nhiều yếu tố thần kì.
  • Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian, kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc(người mồ côi, bất hạnh...)
  • Truyện ngụ ngôn: là loại truyện dân gian mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió chuyện con người
  • Truyện cười: dùng hình thức gây cười để mua vui hoặc phê phán, đả kích.

g. Thực hành

  •  Tìm trong ca dao hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hay nói giảm, nói tránh. 

“Ước gì sông rộng một gang 

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi”. 

“Làm trai cho đáng nên trai 

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng".

"Muốn cho biển hẹp như ao 

Bắc cầu đòn gánh mà trao nhân tình" 

"Lỗ mũi mười tám gánh lông 

Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho".

 

  • Viết hai câu, một câu tượng hình, một câu tượng thanh.
  • Câu tượng hình:

"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.

(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)

  • Câu tượng thanh:

“Chớp Rạch ngang trời Khô khốc

Sấm Ghé xuống sân Khanh khách Cười”. 

1.2. Ngữ pháp

a. Trợ từ

  • Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật.

b. Thán từ

  • Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.

c. Tình thái từ

  • Tình thái từ được thêm vào câu để cấu tạo các kiểu câu và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.

d. Câu ghép

  • Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C- V không bao chứa nhau tạo thành.

e. Luyện tập

  • Viết hai câu, trong đó một câu dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ :
    • Ơ, quyển vợ chỉ có hai ngàn đồng thôi à ?
    • Chính nó hư đến thế ư ? 
  • Đọc đoạn trích ở SGK (trang 158), xác định câu ghép. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không ? Nếu được thì có làm thay đổi ý cần diễn đạt không? 
    • Câu đầu tiên của đoạn trích là câu ghép, có thể tách câu ghép này thành 3 câu đơn:
      • "Pháp chạy" 
      • "Nhật hàng" 
      • "Vua Bảo Đại thoái vị"
    • Nhưng khi tách thành ba câu đơn thì sự liên tục của sự kiện không được thể hiện rõ ràng bằng khi gộp lại thành câu ghép.
  • Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích ở SGK (trang 158). 
    • Đoạn trích gồm 3 câu: Câu thứ nhất và câu thứ ba là hai câu ghép, các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).

2. Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

 Để nắm vững những nội dung về từ vựng và ngữ pháp Tiếng Việt đã học ở học kì 1, các em có thể tham khảo

bài soạn Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt.

3. Hỏi đáp Bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF