YOMEDIA
NONE

Bài 3: Ngân hàng trung ương - Ngân hàng của các ngân hàng và Định hướng về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 3: Ngân hàng trung ương - Ngân hàng của các ngân hàng sau đây để tìm hiểu về khái niệm về NHTW, chức năng của ngân hàng Trung ương, hệ thống tổ chức của ngân hàng Trung ương trên thế giới, vai trò của ngân hàng Trung ương ở Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm về NHTW

Ngân hàng Trung ương (có khi gọi là ngân hàng dự trữ, hoặc cơ quan hữu trách về tiền tệ) là tổ chức đặc trách quản lý hệ thống tiền tệ của quốc giai nhóm quốc gia  vùng lãnh thổ và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ. Mục đích hoạt động của ngân hàng Trung ương là ổn định giá trị của tiền tệ, ổn định cung tiền, kiểm soát lãi suất, cứu các ngân hàng thương mại có nguy cơ đổ vỡ. Hầu hết các ngàn hàng Trung ương thuộc sở hữu của Nhà nước, nhưng vẫn có một mức độ độc lập nhất định đối với Chính phủ

2. Chức năng của ngân hàng Trung ương

2.1 Phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết lưu thông tiền tệ

Đi liền với sự ra đời của Ngân hàng Trung ương thì toàn bộ việc phát hành tiền được tập trung vào Ngân hàng Trung ương theo chế độ Nhà nước độc quyền phát hành tiền và nó trở thành trung tâm phát hành tiền của cả nước.

Trên thế giới có Ngân hàng Trung ương của Mỹ là Hệ thông Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB)

Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng Trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó, việc phát hành tiền của Ngân hàng Trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, nó đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt.

Các nguyên tắc cơ bản cho việc phát hành tiền tệ đã từng được đặt ra là:

  • Nguyên tắc cân đối
  • Nguyên tắc bảo đảm
  • Nguyền tắc tập trung thống nhất.

Nguyên tắc này quy định việc phát hành giấy bạc ngân hàng vào lưu thông phải được bảo đảm bằng trữ kim hiện hữu nằm trong kho của Ngân hàng Trung ương. Ngân hàng Trung ương phải đảm bảo việc tự do đối giấy bạc ngân hàng ra vàng theo luật định khi người có giấy bạc yêu cầu. Tuy nhiên, vận dụng nguyên tắc này, mỗi nước lại có sự co giãn về mức độ bảo đảm vàng khác nhau, điều đó còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị của mỗi nước.

Nguyên tắc phát hành giấy bạc ngân hàng thông qua cơ chế tín dụng, được bảo đảm bằng giá trị hàng hóa và dịch vụ. Theo cơ chế này, việc phát hành giấy bạc không nhất thiết phải có vàng bảo đảm, mà phát hành thông qua cơ chế tín dụng ngắn hạn, trên cơ sở có bảo đảm bằng giá trị hàng hóa, công tác dịch vụ, thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác có khả năng hoán chuyển thành tiền theo luật định. Đó là tín dụng của Ngân hàng Trung ương, được thực hiện bằng phương thức tái cấp vốn đối với các ngân hàng thương mại. Việc phát hành giấy bạc ngân hàng theo nguyên tắc này, một mặt nó xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do sự tăng trưởng kinh tế, mặt khác tạo ra khả năng để Ngân hàng Trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng theo yêu cầu chính sách tiền tệ.

Ngày nay, trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển đổi ra vàng theo luật định, các nước trên thế giới đều chuyển sang chế độ phát hành giấy bạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt động trên thị trường mở của Ngân hàng Trung ương. Đồng thời, trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, Ngân hàng Trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra từ các ngân hàng thương mại, bằng quy chế dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu...

Như vậy, Ngân hàng Trung ương không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ, mà còn quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, bảo đảm ổn định giá trị đối nội và giá trị đối ngoại của đồng bản tệ.

2.2 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng Trung ương thực hiện một số nghiệp vụ sau đây:

Mở tài khoản tiền gửi và bảo quản dự trữ tiền tệ cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương, gồm có hai loại sau:

  • Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi của các ngân hàng tại Ngân hàng Trung ương nhằm bảo đảm nhu cầu chi trả trong thanh toán giữa các ngân hàng và cho khách hàng.
  • Tiền gửi dự trữ bắt buộc: Khoản tiền dự trữ này áp dụng đốì với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng có huy động tiền gửi của công chúng. Mức tiền dự trữ này được Ngân hàng Trung ương quy định và bằng một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng. Đây là một công cụ của Ngân hàng Trung ương trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Do vậy, dự trữ bắt buộc này sẽ thay đổi theo yêu cầu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

Cho vay đối với các ngân hàng và tổ chức tín dụng:

  • Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm bảo đảm cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, thông qua việc cấp vốn và lãi suất tín dụng để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ.
  • Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu tiền Ngân hàng Trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp với yêu cầu chính sách tiền tệ. Như vậy, về thực chất là Ngân hàng Trung ương thực hiện cung ứng tiền tệ theo nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế, thông qua việc tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác bằng nghiệp vụ chiết khấu hoặc tái chiết khấu.

Ngân hàng Trung ương còn là trung tăm thanh toán của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Với trung tâm này, Ngân hàng Trung ương thực hiện các nghiệp vụ thanh toán như sau:

  • Thanh toán từng lần: Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng gửi các chứng từ thanh toán đến Ngân hàng Trung ương, yêu cầu trích tiền từ tài khoản các ngân hàng đế trả cho ngân hàng hưởng thụ.
  • Thanh toán bù trừ: Ngân hàng Trung ương là trung tâm tổ chức thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, kế cả kho bạc Nhà nước. Việc thanh toán bù trừ được tiến hành giừa các ngân hàng theo định kỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng, hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thông vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại Ngân hàng Trung ương.

2.3 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của nhà nước

Nói chung, Ngân hàng Trung ương là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo pháp luật.

Ngân hàng Trung ương vừa thực hiện chức năng quản lý về mặt Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; vừa thực hiện chức năng là ngân hàng của Nhà nước, ơ đây, Ngân hàng Trung ương thực hiện các nghiệp vụ chủ yếu sau:

Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý về mặt Nhà nước các hoạt động của cả hệ thống ngân hàng hằng pháp luật:

  • Xem xét và cấp và thu hồi giấy phép hoạt động cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
  • Kiểm soát tín dụng thông qua cơ chế tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
  • Quy định về các thể chế nghiệp vụ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động cho các ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
  • Thanh tra và kiểm soát các hoạt động của toàn bộ hệ thông ngân hàng. Áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật, nhằm đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả.
  • Quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất khả năng thanh toán.

Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm đối với kho bạc Nhà nước

  • Mở tài khoản, nhận và trả tiền gửi của kho bạc Nhà nước.
  • Tổ chức thanh toán cho kho bạc Nhà nước trong quan hệ thanh toán với các ngân hàng.
  • Làm đại lý cho kho bạc Nhà nước trong một số nghiệp vụ.
  • Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá.
  • Cho ngân sách Nhà nước vay khi cần thiết...

Ngân hàng Trung ương thay mặt cho Nhà nước trong quan hệ với nước ngoài trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng.

  • Ký kết các hiệp định về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng với nước ngoài.
  • Đại diện cho Nhà nước tại các tổ chức Tài chính quốc tế mà nước đó là thành viên như IMF, WB, ADB...

3. Hệ thống tổ chức của ngân hàng Trung ương trên thế giới

  • Tuy có nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Dự trữ Liên bang... nhưng đều có tính chất chung, đó là một cơ quan thuộc bộ máy Nhà nước, được độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, với mục tiêu cơ bản là ổn định giá trị đồng tiền, duy trì sự ổn định và an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.
  • Do tính chất đó, Ngân hàng Trung ương nắm giữ một trong những công cụ quan trọng nhất để quản lý nền kinh tế vĩ mô, đó là chính sách tiền tệ. Bởi vậy, Ngân hàng Trung ương có vị trí đặc thù trong bộ máy quản lý và điều hành vĩ mô của Nhà nước. Cho đến nay trên thế giới có hai mô hình tổ chức và quản lý của Ngân hàng Trung ương:
  • Ngân hàng Trung ương trực thuộc Quốc hội, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước Quốc hội. Với mô hình này, Ngân hàng Trung ương được độc lập với Chính phủ. Bởi lẽ, Chính phủ là người thực thi chính sách Tài chính, quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước. Nếu Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ sẽ dỗ bị Chính phủ lạm dụng công cụ phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt của ngân sách Nhà nước, gây ra lạm phát. Lúc đó, Ngân hàng Trung ương không thế chủ động trong việc thực thi chính sách tiền tệ, với mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền. Mô hình này có Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang của Cộng hòa Liên bang Đức...
  • Ngân hàng Trung ương trực thuộc Chính phủ, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trước Chính phủ. Bởi vì Chính phủ là người thực hiện chức năng điều hành và sử dụng các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô. Vì vậy, để thực hiện chức năng, Chính phủ cần quản lý Ngân hàng Trung ương và thông qua Ngân hàng Trung ương đề tác động đến chính sách tiền tệ. Theo mô hình này có Ngân hàng Pháp quốc, Ngân hàng Anh quốc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam...
  • Như vậy, mỗi nước đều có Ngân hàng Trung ương thuộc sở hữu Nhà nước, hoặc một hệ thống các ngân hàng làm nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương, nhưng đặt dưới sự điều hành của một Hội đồng duy nhất được Nhà nước bổ nhiệm. Ngân hàng Trung ương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Nhưng nó khác với tính chất quản lý của các cơ quan khác trong bộ máy Nhà nước. Ngân hàng Trung ương thực hiện chức năng quản lý không chỉ đơn thuần bằng các luật lệ, các biện pháp hành chính, mà còn thông qua các nghiệp vụ mang tính kinh doanh sinh lời. Ngân hàng Trung ương có các khoản thu nhập từ các tài sản có như: chứng khoán chính phủ, cho vay chiết khấu, kinh doanh trên thị trường ngoại hối... Hai mặt quản lý và kinh doanh gắn chặt với nhau trong tất cả các hoạt động của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh chỉ là phương tiện để quản lý, tự nó không phải là mục đích của Ngân hàng Trung ương. Hầu hết các khoản thu nhập của Ngân hàng Trung ương sau khi trừ các chi phí hoạt động, đều phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

Về hệ thống tổ chức của Ngân hàng Trung ương nói chung đều được bố trí theo kiểu hình chóp hai cấp:

  • Trụ sở chính Ngân hàng Trung ương đặt tại thủ đô.
  • Các chi nhánh đặt tại các tỉnh, thành phố hoặc khu vực.

Tại trụ sở Trung ương sẽ bố trí thành các khôi đế thực hiện chức năng nhiệm vụ có tính chất chuyên ngành cao (hoạch định chính sách, phát hành, tín dụng...); tại các chi nhánh cũng sẽ bố trí các cơ cấu tố chức thành các phòng ban đé đảm nhiệm các nhiệm vụ trên địa bàn.

4. Vai trò của ngân hàng Trung ương ở Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò đó thể hiện qua các mặt sau đây:

  • Ngân hàng nhà nước tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
  • Xây dựng dự án chính sách tiền tệ Quốc gia để chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ; xây dựng chiến lược phát triển hệ thông ngân hàng và các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.
  • Xây dựng các dự án Luật, pháp lệnh và các dự án khác về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; ban hành các văn bản quy định vi phạm pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
  • Cấp, thu hồi giấy phép thành lập đối với các tổ chức tín dụng; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng cho các tổ chức tín dụng và cho tổ chức khác; quyết định giải thể, chấp thuận chia, tách, hợp nhất, sáp nhập các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra hoạt động ngân hàng; kiểm soát tín dụng, xử lý các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
  • Thực hiện quản lý việc vay, trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.
  • Chủ trì lập bảng cán cân thanh toán quốc tế, và theo dõi kết quả thực hiện cán cân thanh toán Quốc tế; quản lý hoạt động ngoại hối và quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
  • Ký kết tham gia các điều ước quốc tế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; đại diện cho Việt Nam tại các tổ chức Tài chính, tiền tệ quốc tế khi được ủy quyền.
  • Tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ngân hàng.
  • Tổ chức in, đúc, bảo quản việc chuyển tiền; thực hiện nghiệp vụ phát hành, thu hồi thay thế và tiêu hủy tiền.
  • Thực hiện tái cấp vốn nhằm cung cấp tín dụng ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho nền kinh tế.
  • Điều hành thị trường tiền tệ; thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (nghiệp vụ mua, bán các giấy tờ có giá ngắn hạn)
  • Kiểm soát dự trữ quốc tế (bao gồm dự trữ ngoại hối nhà nước và dự trữ ngoại hối của các tổ chức tín dụng) thực hiện quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước.
  • Tổ chức hệ thống thông qua ngân hàng, làm dịch vụ thanh toán, quản lý việc cung ứng các phương tiện thanh toán.

Làm đại lý và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho kho bạc nhà nước...

5. Tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo Luật “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” thì Ngân hàng Nhà nước được tố chức thành hệ thống tập trung, thống nhất gồm bộ máy điều hành và hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính và các chi nhánh ở các tỉnh, thành trực thuộc, các văn phòng đại diện trong nước, nước ngoài và các đơn vị trực thuộc. Trong đó, các chi nhánh là đơn vị trực thuộc, được thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo ủy quyền của Thống Đốc, mà thực chất là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ trên địa bàn.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Bộ máy của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

6. Định hướng về tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước hiện nay ở nước ta, toàn hệ thông hiện có 52 ngân hàng thương mại, 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 31 tổ chức tín dụng phi ngân hàng, 1 quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, 1.083 quỹ tín dụng cơ sở và 1 tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Với số lượng ngân hàng không nhỏ như trên, trong bôi cảnh kiềm chế lạm phát và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra thông điệp khuyến khích việc mua bán - sáp nhập (M&A) giữa các tổ chức tín dụng. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước thực hiện Nghị quyết.

Số lượng tổ chức tín dụng lớn, chủ yếu tập trung ở các đô thị, đang dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, gây áp lực lên lợi nhuận, qua đó tạo sức ép buộc các tổ chức tín dụng chấp nhận mức rủi ro cao, đe dọa đến tính an toàn của hệ thống.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF