Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Khái niệm, chức năng và phân loại các tổ chức tài chính trung gian sau đây để tìm hiểu về khái niệm tổ chức tài chính trung gian, chức năng của các tổ chức tài chính trung gian, phân loại các tổ chức tài chính trung gian.
Tóm tắt lý thuyết
1. Khái niệm tổ chức tài chính trung gian
- Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn.
- Như chúng ta đã biết không như dạng tài chính trực tiếp, người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối, nghĩa là người người cần vốn muôn có được vôín phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tố’ chức tài chính trung gian.
- Các tổ chức tài chính trung gian chủ yếu là các ngân hàng, các hiệp hội cho vay, các liên hiệp tín dụng, các công ty bảo hiểm, các công ty tài chính....
2. Chức năng của các tổ chức tài chính trung gian
Chức năng tạo vốn
Các trung gian tài chính huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, hình thành các quỳ tiền tệ tập trung. Bằng cách trả lãi suất, các trung gian tài chính đem lại lợi ích cho người có tiền tiết kiệm và đồng thời cũng được hưởng lợi trong giai đoạn cung ứng vốn.
Chức năng cung ứng vốn
Trong nền kinh tế thị trường, người cần vốn là các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nước. Tổ chức tài chính trung gian sẽ đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn và nhận được một khoản lợi nhất định thông qua việc cho vay với lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất các tổ chức này trả cho người tiết kiệm.
Chức năng kiểm soát
Các tổ chức trung gian sẽ kiểm soát nhằm giảm tới mức tối thiểu sự rủi ro bằng cách thường xuyên hoặc định kỳ kiểm soát trước khi cho vay, trong và sau khi cho các doanh nghiệp vay vốn.
3. Phân loại các tổ chức tài chính trung gian
Tổ chức tài chính trung gian bao gồm hai loại chủ yếu sau đây:
- Tổ chức tín dụng ngân hàng
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
3.1 Tổ chức tín dụng ngân hàng
Khái niệm: Tổ chức tín dụng ngân hàng là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.
Hoạt động của tổ chức tín dụng ngân hàng.
- Các hoạt động chủ yếu của một tổ chức tín dụng ngân hàng.
- Huy động vốn: gồm nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, vay vốn của Ngân hàng Nhà nước.
- Cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính.
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: mở tài khoản, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, tham gia các hệ thống thanh toán.
- Các hoạt động khác: góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, kinh doanh bất động sản, kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn...
Hoạt động của Ngăn hàng Thương mại(NHTM).
- Hoạt động tạo lập nguồn vốn.
- Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội: Đây là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu của NHTM. Nó tạo ra nguồn vốn chủ lực trong kinh doanh của bất kỳ NHTM nào. NHTM thường huy động vốn nhàn rỗi qua các phương tiện nhận tiền gửi, phát hành trái phiếu ngân hàng. Huy động tiền gửi là hình thức huy động vốn phổ biến của NHTM. Xã hội ngày nay phát triển nhanh, các nguồn vốn tiền gửi ngày càng phong phú và phức tạp. Song về mặt kỹ thuật của Ngân hàng, các khoản tiền gửi có thể được chia thành tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn.
- Huy động vốn thông qua các chứng từ có giá: Là việc NHTM phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng để huy động. Trong hình thức huy động này, ngân hàng chủ động đứng ra thu gom vốn trong xã hội nhằm bổ sung nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.
- Nguồn vốn đi vay của ngân hàng khác: Đây là nguồn vốn được hình thành bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín dụng với NHTW.
- Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn này bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác theo quy định của NHTW.
- Xét về đặc điểm, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của một ngân hàng vì nó là cơ sở đế thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo sự uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Đồng thời, vốn chủ sở hữu là cơ sở để xác định hệ số an toàn trong kinh doanh ngân hàng.
Hoạt động sử dụng và khai thác nguồn vốn.
- Sử dụng và khai thác nguồn vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhâ't của NHTM. Hướng cơ bản của hoạt động này là cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại cho vay phổ biến của NHTM, nhằm bổ sung vốn tạm thời thiếu hụt của các doanh nghiệp, dân cư.
- Cho vay trung và dài hạn của NHTM là loại cho vay được thực hiện đôi với những chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội có thời hạn từ 12 tháng trở lên. Loại cho vay này ngày càng được NHTM quan tâm. Một mặt, chúng đáp ứng yêu cầu vay vốn trung và dài hạn của xã hội để mở mang ngành nghề sản xuất - kinh doanh, đầu tư và xây dựng cơ bản. Mặt khác, chúng cũng phù hợp với khả năng huy động vốn ngày một nhiều của NHTM.
- Hoạt động đầu tư chứng khoán giúp NHTM sử dụng và khai thác tôi đa các nguồn vốn đã huy động. Tăng cường khả năng thanh khoản cho dự trữ của NHTM. Đồng thời nó cũng mang lại nguồn thu nhập cho NHTM.
- Hoạt động ngân quỹ là hoạt động phục vụ cho việc chi trả đối với khách hàng, nó bao gồm nghiệp vụ quỹ tiền mặt, tiền gửi ở các ngân hàng khác và NHTW, tiền trong quá trình thu nhận. Mặc dù hoạt động ngân quỹ là hoạt động không sinh lời, nhưng lại rất quan trọng đối với NHTM bởi nó góp phần tăng cường khả năng thanh toán và chi trả đối với khách hàng.
Các hoạt động khác.
Đây là những hoạt động được thực hiện theo sự uỷ thác của khách hàng: Bảo lãnh thanh toán hộ tiền hàng, dịch vụ quản lý tài sản, cung cấp thông tin và tư vấn về kinh doanh, đầu tư và quản trị doanh nghiệp. Những hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng hoạt động tạo lập nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả của việc khai thác và sử dụng vốn.
Vai trò của Ngân hàng thương mại (NHTM):
- NHTM giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở' rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Trong nền kinh tế thị trường để mở rộng được quy mô sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn để đổi mới thiết bị và công nghệ lạc hậu, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong điều kiện đó, NHTM một mặt đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt, cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mặt khác, thông qua các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, tiền tệ, các NHTM hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. NHTM góp phần phân bố hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.
- Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM một mặt góp phần hình thành, duy trì và phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Mặt khác, các NHTM góp phần điều chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối, hoặc khi cần có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường. NHTM tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của NHTW.
- Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về NHTW. Để thực thi chính sách tiền tệ phải sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở. Chính các NHTM là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của những công cụ này, và đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Mặt khác, cũng qua NHTM và các định chế Tài chính trung gian khác, tình hình sản lượng, giá cả, việc làm, nhu cầu tiền mặt, lãi suất, tỷ giá của nền kinh tế được phản hồi về cho NHTW, để Chính phủ và NHTW có những chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể.
- NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đôi ngoại giữa các quốc gia. Với xu hướng phát triển kinh tế theo hướng hội nhập vào cộng đồng kinh tế khu vực và toàn thế giới, nên việc mở rộng và giao lưu kinh tế là một tất yếu, nó giúp cho mọi quốc gia phát huy được lợi thế riêng. Để hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh tế này đạt được hiệu quả cao, góp phần khẳng định vị trí và tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên trường quốc tế, thì vai trò của NHTM là không thể thiếu được thông qua các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức Tài chính, ngân hàng và các doanh nghiệp quốc tế, giúp cho việc thanh toán trao đối mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả.
Quá trình ra đời và phát triển của Ngân hàng ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam, trước khi Pháp đến nước ta, nhân dân hầu như không biết đến ngân hàng là gi, nền kinh tế trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nền sản xuất lớn chưa hình thành, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tại các làng xóm thường là hoạt động gia đình, sản xuất nhỏ, không cần nhiều vốn. Hoạt động thương mại trong nước cũng như quốc tế không có gì đáng kể. Dân trong nước còn nghèo nàn không dư tiền, không có bảo vật cần gửi tại các nơi chắc chắn, không có những vụ chuyển tiền ra nước ngoài. Do vậy, chưa cần thiết có các cơ quan làm những dịch vụ ngân hàng.
- Từ giữa thế kỷ 19, Pháp tiến hành xâm lược nước ta và đến cuối thế kỷ 19, nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Ớ các đô thị của Việt nam, thực dân Pháp đã thành lập các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn, các nhà máy sản xuất lớn như nhà máy xi măng, nhà máy giấy, thuốc lá, sợi, đường, rượu, ngoài ra họ còn lập ra các đồn điền lớn, các trang trại lớn.
- Các hoạt động kinh tế của người Pháp phát triển rất rộng, nên người Pháp phải lập ra các ngân hàng để hỗ trợ cho các hoạt động của họ. Lúc đầu, có hai ngân hàng của Pháp được thiết lập, có trụ sở đặt tại chính quốc, nhưng chi nhánh được đặt tại khắp các đô thị lớn ở Việt Nam như Ngân hàng Đông Dương, Pháp - Hoa Ngân hàng.
- Ngân hàng Đông dương là cơ quan Tài chính lớn nhất của chính quyền và tài phiệt Pháp. Ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng Đông dương còn là một ngân hàng kinh doanh và thương mại lớn nhất - đã cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông dương: Công ty hoả xa Hải Phòng - Vân Nam, công ty than Hồng Gai - Cẩm Phả, công ty rượu Đông Dương, công ty xi măng Hải Phòng, công ty sợi Nam Định, công ty đường Hiệp Hoà, công ty cao su Đất đỏ.
- Ngân hàng quan trọng thứ hai của Pháp là Pháp - Hoa Ngân hàng được thành lập để hỗ trợ các việc giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương và Trung Quốc, và một vài nước Á Đông (Nhật, Thái lan.)
- Ngoài các ngân hàng của Pháp, các nước châu Âu có quyền lợi kinh tế ở Á Đông, nhất là Anh, cũng thiết lập các ngân hàng tại các hải cảng Việt Nam (Sài Gòn, Hải Phòng) như: Các chi nhánh của hai ngân hàng The Chartered Bank và The Hongkong and Sanghai Banking Corporation (HSBC).
- Trung Quốc cũng có mở tại các hải cảng Việt Nam chi nhánh các ngân hàng: Trung Quốc Ngân hàng và Giao thông Ngân hàng.
- Như vây, từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 hoạt động ngân hàng đều ở trong tay người ngoại quốc.
- Đến năm 1927, ở miền Nam Việt Nam, một nhóm kinh tế Tài chính Việt Nam mới lập tại Sài Gòn một ngân hàng, lấy tên là An Nam Ngân hàng với vốn hoàn toàn của người Việt Nam, hỗ trợ nhiều nhất cho các hoạt động nông nghiệp của Việt Nam. Nhờ tài quản lý giỏi, ngân hàng này tồn tại mãi cho đến năm 1975. Mãi về sau này, vào khoảng năm 1949 - 1950, một ngân hàng Việt Nam thứ hai được thành lập: Việt Nam Công Thương Ngân hàng. ,
- Hai cuộc chiến tranh giành độc lập thông nhất đất nước kéo dài trong suốt 30 năm (từ năm 1945 đến 1975) đã tạo ra cục diện mới. Trên đất nước Việt Nam tồn tại hai hệ thống ngân hàng thuộc hai chế độ chính trị khác nhau. Một hệ thống ngân hàng của chính quyền cách mạng, một hệ thông ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp và chính quyền Nam Việt Nam.
- Hệ thông ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp trước cách mạng tháng 8 năm 1945 được duy trì ở Việt Nam cho đến tháng 5 năm 1955 khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam. Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 4 năm 1975, chính quyền Nam Việt Nam đã tạo dựng được một hệ thống ngân hàng của nền kinh tế thị trường.
- Đến giữa năm 1971, ỏ Miền Nam đã có 30 ngân hàng Việt Nam. Các ngân hàng Việt Nam lớn nhất là: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Thương tín (vốn của chính quyền Miền Nam), Việt Nam Công thương Ngân hàng, Sài Gòn Ngân hàng, Đại Nam Ngân hàng. Ngoài ra, một số Ngân hàng ngoại quốc cũng thiết lập các chi nhánh ở Việt Nam rihư: Bank of American, Chase Manhattan Bank, BangKok Bank, Bank of Tokyo. Hệ thống ngân hàng của chính quyền Miền Nam được phân chia thành hai cấp rõ rệt với Ngân hàng Quốc gia Việt nam đóng vai trò ngân hàng Trung ương, còn các ngân hàng khác thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng. Đến 30/4/1975, hệ thông ngân hàng của chính quyền Miền Nam sụp đổ hoàn toàn.
- Hệ thống ngân hàng của nước ta đã được hình thành ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập với các định chế như: Nông nghiệp Tín dụng thuộc Bộ Canh nông (1945), Kinh tế Tín dụng thuộc Bộ Kinh tế (1945), Nha Tín dụng Sản xuất (1947).
- Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 15/LCT của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đến tháng 9 năm 1960 được mang tên là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, một số ngân hàng khác cũng được thành lập như Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957).
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được tổ chức theo mô hình một cấp, vừa quản lý, vừa kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và thanh toán. Hộ thống ngân hàng không ngừng lớn mạnh góp phần quan trọng vào sự thắng lợi của hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và sự thống nhất đất nước.
- Sau khi đất nước đã giành được độc lập thống nhất hoàn toàn, hệ thống ngân hàng đã trải qua nhiều thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức cũng như về quy mô hoạt động. Đặc biệt là từ năm 1988, bằng Quyết định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), hai Pháp lệnh Ngân hàng (23/5/1990), Hệ thông Ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển đổi sâu sắc từ hệ thông ngân hàng một cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thành hệ thống ngân hàng hai cấp của nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng đối nội và đôi ngoại. Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng dưới sự quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đó là các ngân hàng thuộc nhiều hình thức sở hữu khác nhau của Việt Nam, của nước ngoài, hoặc đồng sở hữu của Việt Nam và nước ngoài, thực hiện toàn diện hay một vài nghiệp vụ ngân hàng với nhiều tên gọi rất phong phú.
- Sau khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (2007), hệ thống ngân hàng đã có bước phát triển vượt bậc và là lĩnh vực mở cửa hội nhập đầu tiên. Hiện nay, về mặt quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 63 chi nhánh ngân hàng đặt tại 63 tỉnh thành phố.
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011, ở Việt Nam có các tổ chức tín dụng ngân hàng sau:
- Các ngân hàng thương mại thuộc các hình thức sở hữu vốn: nhà nước, cổ phần, liên doanh,... loại hình ngân hàng thương mại ở nước ta phát triển khá nhanh.
- Các ngân hàng chính sách như: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Các tổ chức tín dụng nước ngoài: Văn phòng đại diện, ngân hàng liên doanh, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính liên doanh....
- Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của các quỹ tín dụng nhân dân, do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật các Tổ chức Tín dụng, nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thông, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
3.2 Các tổ chức Tài chính phi ngân hàng
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam bổ sung sửa đổi năm 2010 và có hiệu lực từ 01/01/2011 thì:
Các tổ chức tài chính phỉ ngân hàng: Là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện một số hoạt động như là nội dung kinh doanh thường xuyên của ngân hàng nhưng không được nhận tiền gửi của cá nhân, không làm dịch vụ thanh toán qua tài khoản của ngân hàng.
Phân loại
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm:
- Các công ty bảo hiểm
- Các quỹ trợ cấp
- Các công ty tài chính.
- Các quỹ đầu tư.
- Các công ty chứng khoán.
Trong nền kinh tế của chúng ta, các tổ chức Tài chính phi ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi các nguồn vốn tương tự một ngân hàng, từ những người cho vay - những người tiết kiệm tới những người vay - những người chi tiêu. Ngày nay, các tổ chức Tài chính phi ngân hàng cạnh tranh trực tiếp hơn với các ngân hàng qua các dịch vụ tương tự như hoạt động ngân hàng.
Nội dung hoạt động của một số tổ chức Tài chính phi ngăn hàng chủ yếu
Các công ty bảo hiểm thương mại:
Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với khả năng xảy ra những tai họa nào đó có thể đưa đến các tổn thất Tài chính lớn. Những tổn thất này có thể là rất lớn so với khá năng Tài chính của chúng ta, để bảo vệ chính bản thân chúng ta cần mua một hợp đồng bảo hiểm với công ty Bảo hiểm. Hợp đồng đó sẽ thanh toán cho chúng ta một khoản tiền nếu các tai họa xảy ra.
Các nguyên tắc quản lý bảo hiểm thương mại:
- Sàng lọc: Các công ty bảo hiểm cố gắng sàng lọc những người ít có khả năng bị rủi ro khỏi những người có nhiều khả năng bị rủi ro. Do vậy các phương thức tập hợp thông tin có hiệu quả là một nguyên tắc quan trọng trong quản lý bảo hiểm.
Dựa vào những thông tin thu thập được, công ty bảo hiểm có thể quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu bảo hiểm của khách hàng, vì nếu đưa ra một bảo hiểm rủi ro quá lớn sẽ là một khách hàng không có lợi nhuận đô'i với công ty bảo hiểm này.
- Phí bảo hiểm rủi ro: Đối với công ty bảo hiểm, việc thu phí bảo hiểm trên cơ sở mức độ rủi ro của một người được bảo hiểm là một nguyên tắc quản lý bảo hiểm đúng đắn.
- Những điều khoản hạn chế: Đây là một công cụ quản lý để giảm bớt rủi ro đạo đức. Các điều khoản hạn chế có thể đòi hỏi một thái độ cư xử nào đó về phía người được bảo hiểm để cho một khiếu nại đòi bồi thường khó có thể xảy ra.
- Việc phòng ngừa gian lận: Các công ty bảo hiểm cũng đôi mặt với rủi ro đạo đức, bởi vì một cá nhân bảo hiểm có thể muốn gian dối công ty và tìm cách có một khiếu nại đòi bồi thường cho dù khiếu nại này không có căn cứ. Như vậy, một nguyên tắc quản lý quan trọng cho những công ty bảo hiểm là thực hiện những cuộc điều tra ngăn ngừa gian lận, để chỉ những người khiếu nại có căn cứ mới nhận được bồi thường.
- Hủy bỏ bảo hiểm: Một công cụ quản lý bảo'hiểm khác, là sẵn sàng hủy bỏ các hợp đồng. Các công ty bảo hiểm có thể kiềm chế rủi ro đạo đức nếu họ đe dọa sẽ hủy bỏ hợp đồng, trong trường hợp người đang được bảo hiểm có những hoạt động dễ gây ra các khiếu nại đòi bồi thường.
- Khoản khấu trừ: Là một khoản tiền cố định được khấu trừ bớt từ tổn thất của người được bảo hiểm khi được thanh toán. Khoản khấu trừ là một công cụ quản lý hỗ trợ cho các công ty bảo hiểm giảm rủi ro đạo đức, khoản khâu trừ là phần mà người được bảo hiểm sẽ phải gánh chịu một tổn thất cùng với công ty bảo hiểm khi khiếu nại đòi bồi thường được thực hiện.
- Đồng bảo hiềm: Khi một người được bảo hiểm cùng gánh chịu một tỷ lệ tổn thất với công ty bảo hiểm, sự dàn xếp như thế được gọi là đồng bảo hiểm. Đồng bảo hiểm CC tác dụng giảm rủi ro đạo đức do người được bảo hiểm phải gánh chịu một tốn thất cùng với công ty bảo hiếm, nên họ sẽ giảm bớt ý muốn thực hiện những hoạt động liên quan đến các khiếu nại. Như thế, đồng bảo hiểm là một công cụ quản lý rất hữu ích cho các công ty bảo hiểm.
Những giới hạn của Số tiền bảo hiểm:
Một nguyên tắc quan trọng khác của việc quản lý bảo hiểm là phải có những giới hạn đối với số tiền bảo hiểm phải trả cho khách hàng, vì tiền bồi thường bảo hiểm càng lớn thì người được bảo hiểm càng dễ tham gia hơn trong các hoạt động rủi ro, khiến cho việc thanh toán bảo hiểm dễ xảy ra và do đó rủi ro đạo đức lớn hơn. Các công ty bảo hiểm phải bảo đảm rằng tiền bồi thường bảo hiểm của họ không cao đến mức để rủi ro đạo đức dẫn đến các tổn thất lớn.
Các loại công ty bảo hiểm:
Các công ty bảo hiểm sinh mạng: Công ty bảo hiểm sinh mạng đầu tiên ở Mỹ (Presbyterian Ministers’ Fund ở Philadelphia) được thiết lập năm 1759 và hiện còn tồn tại. Hiện có khoảng 2000 công ty bảo hiểm sinh mạng ở Mỹ được tố chức theo hai dạng:
- Một dạng là các công ty cổ phần: Do các cổ đông sở hữu.
- Một dạng là công ty bảo hiểm tương trợ: Do những người có hợp đồng bảo hiểm sở hữu.
Có hai dạng hợp đồng bảo hiểm sinh mạng chủ yếu là:
- Bảo hiểm sinh mạng thường xuyên (như bảo hiểm sinh mạng toàn vẹn, bảo hiểm sinh mạng thay đổi...).
- Bảo hiểm sinh mạng nhất thời (ví dụ như bảo hiểm theo kỳ hạn). Các hợp đồng bảo hiểm sinh mạng lâu dài có phí bảo hiếm không thay đổi trong toàn bộ thời gian sống của hợp đồng đó.
Ngược lại, bảo hiểm có kỳ hạn có một mức phí bảo hiểm được giữ cho tương xứng hàng năm với số tiền cần thiết để bảo hiểm đề phòng tử vong trong thời gian của kỳ hạn (ví dụ một năm hoặc năm năm).
Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn:
Các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn được tổ ohức giống như các công ty cổ phần và công ty tương trợ, các công ty này hoạt động theo cách tương tự như các công ty bảo hiểm sinh mạng. Trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn đã không làm ăn trôi chảy, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 và lạm phát gần đây.
Công ty bảo hiểm tài sản và tai nạn sẽ bảo hiểm đề phòng các tổn thất do hầu hết mọi bất trắc mang lại như cháy nổ, mất trộm, động đất, tai nạn xe hơi... Nếu một tổn thất nào đó có thể được bảo hiểm là quá lớn đổi với một công ty nào đó, thì thường một vài công ty sẽ cộng tác với nhau phát hành một hợp đồng bảo hiểm đế’ chia phần gánh chịu rủi ro.
Các quỹ trợ cấp;
Ở các nước phát triển trên thế giới trong việc thực hiện chức năng trung gian Tài chính, các quỹ trợ cấp sẽ thanh toán tiền thu nhập hưu trí cho người dân. Những người thuê nhân công, các tổ chức hoặc các cá nhân có thể đề ra những chương trình trợ cấp, các chương trình này thu nhận tiền vcm do các người tham dự chương trình đó nộp vào. Tuy mục đích của tất cả các chương trình trợ cấp là như nhau, các chương trình này có thể khác nhau theo một số các đặc tính:
- Thứ nhất, là điều kiện để thuộc vào chương trình, tức là số thời gian mà một cá nhân phải được ghi tên vào chương trình trợ cấp đó (do là một thành viên của một liên hiệp hoặc do là một người làm thuê cho một công ty) trước khi được quyền nhận trợ cấp. Nói chung các công ty đòi hỏi một người làm thuê làm việc năm năm cho công ty, trước khi người đó được coi là đủ điều kiện thuộc về một chương trình và có thể nhận các trợ cấp, nếu người làm thuê đó rời bỏ công ty đó trước khi đủ năm nâ..i, dù là tự ý ra đi hoặc bị thải hồi, tất cả quyền hưởng trợ cấp bị mất.
- Thứ hai, là phương pháp thanh toán, nếu các khoản trợ cấp được xác định bằng các khoản đóng góp vào chương trình và các khoản thu nhập, thì sự trợ cấp này là một chương trình đóng góp được định rõ; nếu các khoản tiền thanh toán thu nhập tương lai (các khoản trợ cấp, được đề ra từ trước), thì sự trợ cấp này là một chương trình trợ cấp được định rõ.
Một chương trình trợ cấp được định rõ, gọi là được cấp vốn đủ nếu các khoản đóng góp vào chương trình này và các khoản thu nhập của chúng qua các năm đủ để thanh toán các khoản trợ cấp khi đến hạn thanh toán. Nếu các khoản đóng góp và các khoản thu nhập không đủ, thì chương trình như vậy được gọi là chương trình được cấp vốn thiếu.
Các chương trình trợ cấp riêng
- Các chương trình trợ cấp riêng được quản lý bởi một ngân hàng, một công ty bảo hiểm sinh mạng, hoặc một người quản lý quỹ trợ cấp. Trong các chương trình trợ cấp do những tô chức tuyển dụng nhân viên đỡ đầu, các khoản đóng góp thường được chia sẻ giữa tổ chức và nhân viên của tổ chức đó. Một sự hấp dẫn về thuế quan trọng đối với các chương trình này ở điểm là những khoản đóng góp của tổ chức tuyển dụng là những khoản được khấu trừ thuế.
- Các chương trình trợ cấp của nhiều công ty là các chương trình được cấp vốn thiếu, bởi vì họ dự tính sẽ thanh toán hết nghĩa vụ trợ cấp của họ từ các khoản thu nhập hiện hành khi các khoản trợ cấp đến hạn thanh toán. Khi nào các công ty còn có đủ thu nhập, việc cấp vốn thiếu không gây ra vấn đề gì, nhưng việc này không luôn như vậy, do các khó khăn tiềm ẩn trong việc cấp vốn thiếu của công ty, do quản lý yếu kém, do các thủ đoạn gian lận, và do những lạm dụng khác của các quỹ trợ cấp riêng gây ra.
Các chương trình trợ cấp công cộng
- Chương trình trợ cấp công cộng quan trọng nhất là bảo hiểm xã hội, nó bảo hiểm cho hầu hết mọi cá nhân làm thuê cho giới tư nhân. Vốn thu được từ những séc thanh toán và từ thuế theo bảng lương của các chủ thuê nhân công. Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm tiền thu nhập hưu trí, tiền thanh toán y tế và trợ giúp người tàn tật.
- Ở Việt Nam quỹ Bảo hiểm Xã hội mang tính chất là quỹ tài chính công, do cơ quan Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội năm 2006 có hiệu lực từ 01/01/2007 và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ
Các công ty Tài chính:
- Các công ty này thu vốn bằng cách phát hành thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu và dùng tiền thu được để cho vay, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Quá trình trung gian Tài chính của các công ty Tài chính có thê’ được mô tả bằng cách: họ vay những món tiền lớn nhưng lại thường cho vay những món tiền nhỏ. Quá trình này hoàn toàn ngược lại với quá trình của những ngân hàng thương mại, các ngân hàng này phát hành các món tiền gửi với số lượng tiền nhỏ và sau đó thường cho vay với món tiền lớn.
- Một đặc điểm then chốt của các công ty Tài chính so với các ngân hàng và các tố chức tiết kiệm là ở điểm họ gần như không bị điều tiết. Họ điều tiết số tiền khổng lồ mà họ có thể cho các cá nhân người tiêu dùng vay và các hạn kỳ của những hợp đồng nợ, nhưng không có một hạn chế nào về việc mở chi nhánh, về những tài sản có mà họ nắm giữ và họ thu nhận vốn. Việc không có các hạn chế giúp cho các công ty Tài chính có thê làm các khoản cho vay của họ phù hợp một cách tốt hơn với những nhu cầu của khách hàng so với các tổ chức ngân hàng.
Có ba dạng công ty Tài chính:
- Các công ty Tài chính hán hàng thực hiện các khoản cho vay cho những người tiêu dùng để mua các món hàng từ một nhà bán lẻ hoặc một nhà sản xuất riêng. Ví dụ Sears Roebuck Acceptance Corporation tài trợ cho việc mua tiêu dùng tất cả các hàng hóa và dịch vụ ở các cửa hàng Sear, trong khi đó General Motor Acceptance Corporation tài trợ các khoản mua xe hơi GM. Các công ty Tài chính bán hàng trực tiếp cạnh tranh với các ngân hàng về cho vay tiêu dùng và được người tiêu dùng sử dụng, bởi vì các khoản cho vay thường được thực hiện nhanh hơn và tiện lợi hơn tại nơi mua hàng.
- Các công ty Tài chính người tiêu dùng thực hiện các khoản cho vay cho người tiêu dùng để mua những món hàng riêng, ví dụ như đồ đạc và các dụng cụ gia đình đế cải thiện nhà cửa hoặc để giúp thanh toán những món nợ nhỏ. Các công ty Tài chính người tiêu dùng là các công ty riêng biệt (như Household Finance Corporation) hoặc do các ngân hàng sở hữu (Citicorp sở hữu Person- to-Person Finance Company, họ có các văn phòng hoạt động ở khắp nơi). Nói chung, các công ty này cho những người tiêu dùng vay khi họ không có tín dụng từ những nguồn khác và thu các lãi suất cao hơn.
- Các công ty Tài chính kinh doanh cung cấp các dạng tín dụng đặc biệt cho các doanh nghiệp bằng cách mua nhừng khoản tiền sẽ thu (các hóa đơn nợ cua hãng) có chiết khấu, việc cung cấp tín dụng này được gọi là bao thanh toán. Ví dụ, một hãng may quần áo có thể có những hóa đơn chưa thanh toán 100.000 dollar cho các cửa hàng bán lẻ nợ (các cửa hàng bán lẻ này đã tnua quần áo của hãng đó). Nếu hãng đó cần tiền mặt để mua 100 máy khâu lớn, nó có thể bán các khoản tiền sẽ thu đó cho một công ty Tài chính, ví dụ với giá 90.000 dollar, công ty Tài chính này bây giờ được quyền đòi 100.000 dollar tiền nợ đó ở các cửa hàng bán lẻ nói trên. Ngoài việc bao thanh toán, các công ty Tài chính kinh doanh cũng chuyên môn hóa trong việc cho thuê thiết bị (ví dụ như các toa xe, các máy bay, các computer), là những tài sản họ mua và sau đó cho các nhà kinh doanh thuê một số năm.
Các quỹ đầu tư (quỹ ủy thác đầu tư, quỹ tương trợ)
- Khái niệm: Quỹ đầu tư (hay còn gọi là công ty ủy thác đầu tư, hay còn gọi quỹ tương trợ) là tổ chức Tài chính phi ngân hàng, thực hiện việc huy động vốn của người tiết kiệm thông qua việc bán các chứng chỉ góp vốn và dùng số tiền thu được chủ yếu dể đầu tư chứng khoán...
- Bằng cách tập hợp vốn của những người đầu tư để đưa vào quá trình đầu tư, các quỹ đầu tư đã tạo lập điều kiện cho nhừng người tiết kiệm nhỏ có cơ hội đầu tư vào các khoản mục lớn mà bản thân họ không thể thực hiện được, thực chất đấy là hình thức chung vốn đầu tư giữa các cá nhân và các tổ chức, nhằm tăng tính chuyên nghiệp của việc đầu tư, tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro và các chi phí liên quan đến quá trình đầu tư.
- Mục tiêu của quỹ đầu tư là tăng trưởng vốn, tức là tăng giá thị trường của tài sản có, làm cho giá trị của mồi cổ phần tăng lên so với giá trị ban đầu. Tùy theo luật pháp và tập quán mà quỹ đầu tư có thể là quỹ đóng hay quỹ mở: quỹ đầu tư dạng mở là quỹ có thể phát hành liên tục cố phiếu (chứng chỉ đầu tư) ra công chúng và người đầu tư có quyền bán lại các chứng khoán cho quỹ, và quỹ sẵn sàng mua lại cố phiếu của cố đông bất cứ lúc nào, với giá được xác định theo giá tài sản ròng của cổ phiếu quỹ, cả giá mua lại và giá ban đầu đều gắn liền với giá trị tài sản có của quỹ tại thời điểm mua bán, số vốn của quỹ không ngừng thay đổi. Với quỹ đầu tư mở, các cổ phiếu quỹ có tính thanh khoản cao hơn trên thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư dạng đóng chỉ phát hành duy nhất một lần cổ phiếu quỹ đầu tư ra công chúng, và người đầu tư không có quyền bán lại cổ phiếu quỹ đầu tư cho quỹ, trước thời hạn kết thúc hay giải thể. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư không thể rút vốn ra khỏi quỹ, và quỹ cũng không có nghĩa vụ mua lại các chứng chỉ đã phát hành. Tuy nhiên, các nhà đầu tư muốn có vốn có thể bán lại các cổ phiếu quỹ trên thị trường chứng khoán.
- Một trong những quỹ quan trọng của quỹ tương trợ là quỹ tương trợ thị trường tiền tệ. Loại quỹ này đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn có chất lượng rất cao. Ví dụ như: Các tín phiếu kho bạc, thương phiếu và giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng...
Công ty chứng khoán:
Là các công ty hoạt động trong ngành chứng khoán với các nghiệp vụ chính là môi giới, tự doanh bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, và tư vấn đầu tư chứng khoán. Ngày nay, các công ty môi giới và kinh doanh chứng khoán đã tích cực mở rộng phạm vi hoạt động. Ngoài nghiệp vụ môi giới để hưởng phí hoa hồng, họ còn trực tiếp mua và bán các loại chứng khoán để hưởng chênh lệch giá. Đây là một lĩnh vực đặt ra nhiều rủi ro vì giá cả chứng khoán luôn thay đối bất thường.