YOMEDIA
NONE

Bài 2: Nguyên tắc phát triển, thực tiễn và lịch sử - cụ thể


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Nguyên tắc phát triển, thực tiễn và lịch sử - cụ thể sau đây để tìm hiểu về nguyên tắc phát triển, thực tiễn và lịch sử - cụ thể.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Nguyên tắc phát triển

Như trên đã khẳng định mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ với nhau, đó cũng là nguyên nhân làm cho mọi sự vật, hiện tượng đều vận động, biến đổi và phát triển. Lênin nói ràng: phép biện chứng là lý luận về sự tiến hóa dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện nhất.

Nguyên tắc phát triển bao hàm ba nội dung chủ yếu như sau:

  • Một là: Mọi sự vật đều có một quá trình biến đổi, phát triển; bản thân sự vật nào cũng là kết quả là biểu hiện của những quá trình vận động và phát triển. Nhìn chung, thế giới là sự thống nhất của những quá trình vận động và phát triển. Trong thế giới đó mỗi quá trình vận động, phát triển của các sự vật cụ thể đều là một giai đoạn, một vòng khâu, một bộ phận của quá trình vận động, phát trí ổn bao quát, rộng lớn nói chung.
  • Hai là: Xu hướng tiến lên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình biến đối của mọi sự vật. Quá trình vận động và phát triển diễn ra vô cùng phức tạp, mang nhiều tính chất ngẫu nhiên, song xu hướng tiến lên từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp đến cấp cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện là chủ đạo. Đặc trưng quan trọng nhất của phát triển là chất mới ra đời và chất cũ mất đi.
  • Ba là: Từ nguyên tắc biến đổi phát triển chung ta nhận thức sâu sấc sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy: phương pháp biện chững và phương pháp siêu hình. Khi so sánh hai phương pháp đó trong nghiên cứu khoa học tự nhiên, Ăngghen đã nói: "Siêu hình học cũ - cho răng các sự vật đã được cấu tạo nhất thành bất biến - là sản phẩm của một khoa học tự nhiên nghiên cứu những vật vô sinh và những vật hữu sinh như là nhũng vật nhất thành bất biến. Nhưng khi việc nghiên cứu ấy tiến đến mức có thế có được bước: tiến quyết định, nghĩa là bước chuyển sang nghiên cứu có hệ thống những biến đổi mà những vật đó trãi qua ở ngay trong tự nhiên thì lúc đó, trong lĩnh vực triết học, già cáo-chung của siêu hình học cũ đã điểm".

Tiếp đó, Ăngghen đã chỉ ra sự đối lập của hai phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, rằng "nếu như đến cuối thế kỷ trước, khoa học tự nhiên chủ yếu là một khoa học sưu tập, một khoa học về các vật nhất thành bất biến, thì trong thế kỷ của chúng ta, khoa học tự nhiên, về thực chất, đã trở thành một khoa học hệ thống hóa, khoa học về các quá trình, về sự phát sinh và sự phát triển của các sự vật đó và về mối liên hệ gắn bó các quá trình đó của tự nhiên thành một chình thể lớn".

Thế giới là gồm những sự vật không thay đổi hay là cả quá trình biến đổi phát triển. Thế giới biến đổi tuần hoàn không có định hướng hay biến đổi phát triển đi lên theo định hướng, đó là sự khác biệt của hai phướng pháp biện chứng và siêu hình. Phép biện chứng đã chí ra xu hướng biên đổi, phát triển tiến lên; còn phương pháp siêu hình, tuy thừa nhận vận động, thậm chí cũng thừa nhận sự chuyển hóa, nhưng sự vận động đó, sự chuyển hóa đó thực chất vẫn chỉ là sự tuần hoàn giữa các sự vật, thế giới từ xưa tới nay vẫn chỉ là những sự vật như cũ, không có gì mới, nhìn tổng thể thì thế giới là không thay đổi.

Nguyên tắc phát triển đòi hỏi nhìn thế giới và các sự vật luôn ở trong quá trình thay cũ đổi mới, mà phương hướng chung là sự vật. hiện tượng mới ra đời thay thế cho sự vật, hiện tượng cũ mất đi. Sự vật, hiện tượng mỏi cố đặc điếm là phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử, tiến bộ hơn và có tiền đồ phát triển. Sự vật, hiện tượng cũ dần mất đi tính tất yếu của nó và cuối cùng đi đến chỗ diệt vong.

Từ nguyên tắc biến đổi phát triển có thể nêu lên nhũng yêu cầu đối với phương pháp tư duy như sau:

  • Tư duy biện chứng hướng nhận thức của con người vươn tới tương lai. Chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen đã bóp méo phép biện chứng, do đó quá trình nhận thức đến Hêghen là đạt đến chân lý tuyệt đối và không phát triển nữa. Tư duy biện chứng ở Hêghen không hướng về tương lai mà quay trở lại quá khứ.
  • Phương pháp tư duy siêu hình và kinh nghiệm chủ nghĩa không nhìn thấv sự phát triển nên cùng thường hướng về quá khứ, dừng kinh nghiệm và nhũng khuôn mẫu của quá khứ để điểu chình hiện tại, do đó mang nhiều tính chất tự phát. Tư duy biện chứng phản ánh được quy luật vận động phát triển của sự vật, hiện tượng nên đã dự tính tương lai để quy hoạch và để chỉ đạo hiện tại hương tới tương lai.
  • Quy luật của tư duy phản ánh quy luật của hiện thực khách quan, tu duy biện chứng do biện chứng khách quan quy định. Do đó những phạm trù, khái niệm của tư duy biện chứng phải mểm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển, để có thể phản ánh biện chứng khách quan của sự vật, hiện tượng.
  • Sau khi khẳng định "có phép biện chứng của những khái niệm". Lê nin đã đặt vấn để một cách rồ ràng, dứt khoát: "Vấn đề không phải là sự vận động có tồn tại không, mà là thể hiện nó như thế nào trong lôgíe của những khái niệm".
  • Phương pháp tư duy là con đường dẫn dắt con người nhận thức chân lý khách quan, nhưng theo nguvền tắc biến đổi phát trien thì nhận thức được chân lý chưa phải là kết thúc quá trình nhận thức, không chỉ vì tri thức còn phải dem vận dụng vào hoạt động thực tiễn mà còn vì bán thân chân lý cũng có một quá trình vận động và phát triển. Lênin đã tán đồng quan niệm của Hêghen khi ông trích dẫn câư nói của Hêghen: "Chân lý không phải ở điểm bắt đau, mà là ở điểm kết thúc, nói cho đúng hơn, ở trong sự tiếp tục".

Về nguyên tắc biến đổi phát triển, Lênin nới rằng: "Lôgic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển, trong "sự tự vận động" (như Hêghen có lúc đã nói), trong sự biến đổi của nó.

2. Nguyên tắc thực tiễn

Nguyên tắc thực tiễn dựa trên cơ sở khẳng định thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Thực tiễn có vai trò to lớn đối với quá trình nhận thức. Thực tiễn là cơ sở mục dích và động tực của nhận thức. Ăngghen nói: "Chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, với tính cách giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triền song song với việc người ta đã học cải biến tự nhiên".

Từ nguyên tắc thực tiễn mà có những ý nghĩa và yêu cầu đối vói phương pháp tư duy như sau:

  • Phương pháp tư duy quy đến cùng chịu sự chi phối của phương thức hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là cái nguyên bản phong phú nhất của mọi phương pháp của con người. Con người đã học được các phương pháp từ thế giới khách quan thông qua các hoạt động thực tiễn. Các "cách của lôgic" được rút ra từ các "cách của hành vi", được con người lặp đi lặp lại hàng triệu lần; các lôgic của thực tiễn có trước, rồi sau đó mới nâng lên thành cái lôgíc của tư duy trừu tượng.
  • Lênin nói "Hoạt động thực tiễn của con người phải làm cho ý thức của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần những hình tương lôgic khác nhau, đê cho nhũng hình tượng này có thể có được ý nghĩa những công lý".
  • Quy mô và mức độ của thực tiễn xã hội, trình độ thực tiễn của phương thức hoạt, động thực tiễn quyết định trình độ phát triển của phương pháp tư duy con người
    • Ví dụ như trong xã hội cổ đại do sự phân công xã hội không phát triển, quy mô sản xuất còn hạn hẹp, các môn khoa học còn đang hình thành, các biện pháp kỹ thuật còn lạc hậu, những điều đó đã quyết định phương pháp tư duy của ngươi ta, một mặt, có ưu điểm xem xét sự vật trong tính toàn thể của nó, nhưng mặt khác, gọi là cách nhìn mơ hồ đơn giản, chất phác.
  • Ngày nay, quy mô của hoạt động thực tiễn được mở rộng chưa từng có, trình độ của hoạt động thực tiễn được nâng cao, khoa học kỹ thuật đã trở thành tực lượng sản xuất hàng đầu, trên cơ sở phương thức hoạt động thực tiễn hiện nay đã hình thành phương pháp tư duy hiện dại có đặc trưng là kết hợp sự phân tích sâu sắc với sự tổng hợp cao. Sự hình thành và phát triển của phương pháp tư duy phụ thuộc vào sự phát triển của phương thức hoạt động thực tìẽn của con người.
  • Về nguyên tắc thực tiễn, Lênin đã khẳng định rằng: "toàn bộ thực tiễn của con người, - thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa vứt tính cách là kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người, - cần phải được bao hàm trong "định nghĩa" đầy đủ của sự vật".

3. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể

  • Bản thân nguyên tắc lịch sử-cụ thể đòi hỏi chúng ta trước hết phải xem xét phương pháp tư duy là có tính lịch sử.
  • Những phương pháp cơ bản của tư duy biện chứng là kết quả của quá trình lịch sử nhận thức, lịch sử tư duy, đã thể hiện ở việc con người đi sâu nhận thức thế giới, và vận dụng phép biện chứng vào quá trình tư duy của con người.
  • Phương pháp tư duy là sản phẩm của thời đại lịch sử, nó được hình thành và phát triển trong những điều kiện lịch sử nhất định.
  • Khoa học về tư duy cũng như các khoa học khác là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duy.

Phương pháp tư duy của con người đã trải qua một quá trình phát sinh và phát triển, trải qua một quá trình từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp. Có thể phân chia sự phát triển phương pháp tư duy của con người thành bốn giai đoạn như sau:

  • Phương pháp tư duy nguyên thủy;
  • Phương pháp biện chứng chất phác thời cổ đại;
  • Phương pháp tư duy cận đại;
  • Phương pháp biện chứng hiện đại.

Những phương pháp đó tạo thành một hệ thống phương pháp dựa vào nhau và phân biệt với nhau. Tính lịch sử tính thời đại của phương pháp tư duy của con người chứng tỏ không có tư duy lý luận vĩnh hằng, không có phương pháp tư duy cứng nhắc không thay đổi.

Trong lịch sử nhận thức, lịch sử tư duy của con người, phướng pháp tư duy mối được hình thành trên cơ sở khac phục những mâu thuẫn của phương pháp tư duy cũ. Ví dụ, phương pháp chiếm địa vị chủ dạo của thời Cận đại là phương pháp tư duy giác tính, nó được hình thành trong điều kiện: tư duy biện chứng chất phác thời cổ đại có những mâu thuẫn, có những hạn chế.

Phương pháp tư duy biện chứng thời Cổ đại tuy có thể nắm được bức tranh toàn cảnh về vận động, biến hóa và phát triển của thế giới, nhưng lại không biết đến những bộ phận của bức tranh đó, nên trong nhận thức còn mơ hồ, chưa thật chính xác, chưa khoa học. Phương pháp tư duy giác tính cận đại mới cơ thể đi sâu hơn vào các chi tiết, các bộ phận của bức tranh toàn thể của thế giới, đó là phương pháp nghiên cứu khoa học giải phẫu và phân tích, tiến hành phân loại sự vật, hiện tượng.

Quá trình nhận thức đi từ cụ thể, cảm tính đến trừu tượng, từ tổng thể đến bộ phận như vậy là giai đoạn tất yếu của sự nhận thức. Do đó, phương pháp tư duy giác tính tất nhiên đã trở thành phương pháp tư duy có địa vị chi phối trong một giai đoạn nhất định của lịch sử nhận thức loài người. Song, khi khoa học đã tích lũy được một 80 lượng lớn tài liệu tri thức thực chứng, trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu cần phải hệ thống những tài liệu đó lại thì phương pháp tư duy giác tính không còn phù hợp nữa, lúc này chỉ có phương pháp tư duy biện chứng mới có thể là phương pháp phù hợp để đi từ lĩnh vực nghiên cứu này sang lĩnh vực nghiên cứu khác, để nghiên cứu mối liên hệ phổ biến của tự nhiên và của xã hội.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có đòi hỏi quan trọng nhất là khi sử dụng những phương pháp của tư duy biện chứng phải biết phân tích cụ thể đối với những sự vật, quá trình trong thực tế. Có nghĩa là khi xem xét và giải quyết các vấn đề phải chú ý tới hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tới quá trình phát sinh và phát triển, nói tình hình thực tế xung quanh nó.

Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có những đòi hỏi mang tính tổng hợp từ các nguyên tắc khác như đã trình bày ở trên. Quán triệt nguyên tắc này trong quá trình vận dụng phương pháp tư duy sẽ đưa nhận thức của con người tới chân lý. Một khi xa rơi những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, thì chân lý sẽ trở thành sai lầm... Lênin thường nhắc nhở chúng ta khi vận dụng phương pháp tư duy là: "lôgic biện chứng dạy rằng "không có chân lý trừu tượng", rằng "chân lý luôn luôn là cụ thể.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON