YOMEDIA
NONE

Bài 1: Các nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện


Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Các nguyên tắc khách quan và nguyên tắc toàn diện sau đây để tìm hiểu về nguyên tắc khách quan và toàn diện.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

Từ 2 nguvền lý ((1) nguyên lý liên hệ phổ biến, (2) nguyên lý biến hoá và 3 quy luật cơ bản: (1) mâu thuẫn biện chứng, (2) biến đổi về lượng dẫn tới biến đổi về chất và ngược lại và (3) phủ định của phủ định biện chứng, ta cụ thể hoá thành các nguyên tắc cơ bản của lôgic biện chứng sau đây.

1. Nguyên tắc khách quan

Xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, Ăngghen đã kháng định tư duy biện chứng có tính chất khách quan. Ông đã viết: "Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh sự chi phối, trong toàn bộ giới tự nhiên, của sự vận động".

Từ quan niệm đó của Ăngghen, chúng ta có thể rút ra những nhận xát:

  • Biện chứng chủ quan, tức là tư duy biện chứng, và biện chửng khách quan, về thực chất là thống nhất. Bởi vì tư duy của con người và tồn tại khách quan là có tính thống nhất, tư duy có thể phản ánh tồn tại một cách chân thực.
  • Sự thống nhất giữa biện chững khách quan và biện chứng chủ quan chỉ là về những quy luật chung nhất của thế giới, những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy. Do đó không thể cho rằng những quy luật riêng lẻ của một môn khoa học nào đó, như vật lý học, hóa học... cũng là quy luật của lôgic học. Chỉ có những quy luật như quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, quy luật từ những biến đổi về lượng thành nhũng biến đổi về chất và ngược lại, quy luật phủ định của phủ định và những cặp phạm trù của phép biện chứng mới vừa là quy luật của thế giới hiện thực khách quan, đồng thời cũng là những quy luật cửa tư duy biện chứng.
  • Sự khác nhau giữa những quy luật biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan là ở hình thức thể hiện của nó. Những quy luật biện chứng khách quan tồn tại trong thế giới hiện thực khách quan, nó không phụ thuộc vào ý thức của con người. Còn những quy luật biện chứng chủ quan, tuy có nội dung khách quan của thế giới hiện thực, nhưng nó lại được thể hiện bằng các hình thức chủ quan như khái niệm, phán đoán, lập luận... trong đầu óc của con người và được vận hành một cách tự giác trong quá trình hoạt động tư duy.

Ăngghen đã giải thích một cách rõ ràng và sâu sắc về sự thống nhất giữa hai loại quy luật đó (quy luật biện chứng khách quan và quy luật biện chứng chủ quan) như sau: "Nếu người ta dặt câu hỏi ràng tư duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng đúng là sản vật của bộ óc con người và bản thân con người, là sản vật của giới tự nhiên, một sản vật đã phát trìến trong một môi trường nhất định và cùng với môi trường đó.

Vì vậy, lẽ tự nhiên là những sản vật của bộ óc con người, quy đến cùng, cũng là nhũng sản vật của giới tự nhiên, không mâu thuẫn mà lại còn phù hợp với mọi liên hệ còn lại của giới tự nhiên. Quy luật của phép biện chứng chủ quan (tư duy biện chứng) phù hợp với quy luật của biện chứng khách quan. Sự phù hợp này không phải là tuyệt đổi mà là tương đối, là một quá trình mãi mãi diễn ra.

Trong logic hình thức cũng có sự thống nhất giữa quy luật của tư duy với quy luật của tồn tại, nhưng quy luật của tư duy logic hình thức chỉ phản ánh mặt hạn hẹp của tồn tại khách quan mà thô. Quy luật của biện chứng chủ quan mới phản ánh quy luật của biện chứng khách quan đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Song, quy luật của biện chứng chủ quan cũng có những nét riêng của nó.

Điều đó thể hiện cụ thể như sau:

  • Những quy luật, phạm trù riêng của tư duy như từ trừu tượng đến cụ thể, phân tích và tổng hợp, không có nhũng thực thể vật chất tương ứng với nó.
  • Những quy luật tư duy ấy xuất phát từ ban thân nhận thức của con người. Ví dụ như con người phải từ nhận thức cảm tính đô hiểu được hiện tượng của sự vật rồi sau đó hiếu bản chất của sự vật: chủ thể phải tiếp cận với kết quả trước, rồi sau mới đi tới nguyên nhân.
  • Trong tư duy của con người diễn ra một quá trình chế biến những tài liệu mà thế giới khách quan đem lại.

Xuất phát từ nguyên tắc khách quan, trong "Bút ký triết học" Lênin đã nhiều lần khẳng định sự thống nhất giữa phép biện chứng, nhận thức luận và lôgic học. Chính vì vậy, chúng ta coi những quy luật cơ hản của phép biện chứng là nền tảng của lôgic biện chứng cũng như những quy luật đồng nhất, phi mâu thuẫn và bài trung là nền móng của lôgic hình thức. Ngoài quy luật chung của phép biện chứng, lôgic biện chứng còn nghiên cứu những quy luật riêng của tư duy biện chứng. Những quy luật này được vận dụng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người sẽ trờ thành những phường pháp tư duy biện chứng.

Quy luật của thế giới khách quan và hoạt động thực tiễn của con người chỉ là cơ sở và căn cứ khách quan để hình thành phương pháp tư duy mà không phải là bản thân phương pháp tư duy. Quy luật khách quan và hoạt động thực tiễn của con người phải được nội hóa vào trong đầu óc con người, chuyển hóa thành quy luật bên trong của hoạt động tư duy, thống qua các hình thức lôgic liên hệ vối hoat động tinh thần của con người mới có thể trở thành phương pháp tư duy, thành quy tắc suy nghĩ của Con người, Phương pháp tư duy là quy luật khách quan mà con người đã nhận thức được và trở thành những quy tắc, trình tự bước đi và biện pháp...Tóm lại, phương pháp tư duy không thể trái với quy luật mà phải phù hợp với nó, do đó mà có tính khách quan của tư duy con người.

2. Nguyên tắc toàn diện

Nguyên tắc toàn diện của tư duy xuất phát từ cơ sở khách quan là mối liên hệ phổ biến của sự vật. Ăngghen đã chỉ ra: "Khi chúng ta dùng tư duy để xem xét giổi tự nhiên, lịch sử loài người, hay hoạt động tinh thần của bản thân chúng ta thì trưức nhất, chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại".

Mối liên hệ giữa các sự vật là có tính khách quan và tính phổ biến, bởi vì:

  • Mọi vật trên thế giới đều có chung bản chất và nguồn gốc, đó là tính vật chất của thế giới.
  • Sự tồn tại khách quan của các sự vật cụ thể đều là biểu hiện của mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bện ngoài. Không có mối liên hệ giữa các yếu tố bên trong thì không có bản thân sự vật đó, không có mối liên hệ giữa sự vật với những vật xung quanh thì sự vật đó củng không có điều kiện để tồn tại được.
  • 3. Sự vật nào vùng là khâu trung gian và mối giới của nhau, do đó mà các sự vật liên hệ với nhau thành một thể thống nhất mà môi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của nó.

Ngày nay, nguyên tắc toàn diện lại được phát triển sâu sắc thêm trong lý thuyết hệ thống. Lý thuyết này có những dặc trưng chủ yếu sau:

  • Đặc trưng thứ nhất của lý thuyết này là quan điểm về tính toàn diện, tính toàn thể. Đây là đặc trưng bản chất. Lý thuyết hệ thống cho rằng các yếu tố trong hệ thống tác động lẫn nhau tạo thành một thể thống nhất.
  • Đặc trưng thứ hai là tính trật tự của kết cấu. Trong một hệ thống gồm có các yếu tối bản thân hệ thống lại là một yếu tố của hệ thống bao quát hớn. Hệ thống được tổ chức theo chiều dọc bao gồm các cấp độ, thứ bậc và chiều ngang của các bình diện khía cạnh khác nhau. Trong kết cấu như vậy các yếu tố đều có vị trí nhất định và toàn thể hệ thống có chức năng nhất định. Như vậy, hệ thống giữ được tính ổn định tương đối về kết cấu và tính định hướng của hoạt động bên trong.
  • Đặc trưng thứ ba là xu hướng tối ưu của kết cấu bên trong, đó là sự kết hợp các yếu tố để phát huy chức năng của toàn thể hệ thống. Hệ thống nào cũng ở trong môi trường cạnh tranh và chọn lựa nên bao giờ cũng hướng sự kết hợp các yếu tố theo phương án tối ưu, nếu không thì hệ thống khó mà tồn tại và phát triển lên được.
  • Nguyên tắc tính toàn diện quy định phương pháp tư duy ngày càng đa dạng và phân tầng. Nhìn tổng thể, dựa vào phạm vi tác dụng của phương pháp tư duy có thể chia thành ba thứ bậc: phương pháp tư duy triết học, phương pháp tư duy khoa học nói chung và phương pháp tư duy khoa học cụ thể.
  • Phương pháp tư duy triết học ở thứ bậc cần nhất trong phương pháp tư duy. Những nguyên lý quy luật và phạm trù triết học được vận dụng để trở thành những phương pháp tư duy, chúng mang tính phổ biên rộng rãi nhất. Đó là các phương pháp tư duy: quy nạp và diễn dịch, phân tích và tổng hợp, trừu tượng và cụ thế, lịch sử và lôgic... Đây là nhũng phương pháp tư duy mà khoa học nào cũng phải sử dụng, là những phương pháp phổ biến trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
  • Phương pháp tư duy khoa học nói chưng là phương pháp chung trong lĩnh vực khoa học như: phương pháp toán học, phương pháp thông tin. phương pháp điều khiển, phương pháp hệ thống, phương pháp cấu trúc, phương pháp tiên đề, phương pháp mô hình, phương pháp lý tưởng hóa, phương pháp phán tích nhân quả... Đó đều là những phương pháp tư duy thống dụng trong các khoa học hiện đại. Cơ sở khách quan của những phương pháp tư duy này là những thuộc tính chung và những quy luật chung của đối tương các môn học. Nắm được phương pháp tư duy khoa học nói chung là điểu kiện không thể thiếu để xác lập phương thức tư duy hiện đại.
  • Phương pháp tư duy của khoa học cụ thể là phương pháp đặc thù do tính đặc thù của đối tượng nhận thức quyết định, như toán học, vật lý học, sử học, luật học, kinh lế học, khoa học quản lý,... Trong từng lĩnh vực đó đều có phương pháp tư duy phù hợp. Đó là những điều kiện và phương tiện không thể thiếu để nghiên cứu bản chất riêng biệt của các đối tượng trong từng môn khoa học cụ thể.

Quan hệ giữa phương pháp tư duy triết học, phương pháp tư duy khoa học nói chung và phương pháp tư duy khoa học cụ thể là mối quan hệ giữa cái phổ biến, cái đặc thù và cái cá biệt.

Lênin đã nói về yêu cầu của nguyên tắc toàn diện như sau: "Lôgic biện chứng đòi hỏi chúng ta phải đi xa hơn nữa. Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sự cứng nhắc".

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON