YOMEDIA
NONE

Bài 1: Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử logic học


Nội dung bài giảng Bài 1: Lý luận và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử logic học sau đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu về quan niệm về lịch sử lôgic học, nguyên tắc phân kỳ lịch sử logic học, phân loại lôgic học theo đặc điểm phân kỳ lịch sử, cơ cấu khái lược lịch sử lôgic học.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Quan niệm về lịch sử lôgic học

  • Lịch sử lôgic học được xác định trước hết phụ thuộc vào quan niệm vô lôgíc học. Do có nhiều quan niệm khác nhau về lôgic học, cho nên đương nhiên có nhiều cách khác nhau, thậm chí đối lập nhau khi xác định lịch sử lôgic học.
  • Chẳng hạn, trong Logic học phổ thông của Hoàng Chúng, tác giả cho rằng "lôgic học nghiên cứu cấu trúc của sự suy luận chính xác". Từ đó, tác giả phân tích lịch sử lôgic học ra thành hai thời kỳ lớn: (1) - tiền khoa học về lôgic, người ta suy luận hợp lôgic, nhưng không ý thức chính xác và đầy đủ về logic: (2) - khoa học logic người sáng lập là Anxtốt (Hy Lạp cổ đại). Khoa học logic phân ra thành hai giai đoạn chính: (2.1) logic học truyền thống là khoa học về những quy luật và hình thức cấu tạo của tư duy chính xác (hình thức của tư duy là khái niệm, phán đoán và suy luận); (2,2) logic học hiện đại chỉ là khoa học về suy luận diễn dịch. Như vậy, theo Hoàng Chúng, lịch sử logic học là quá trình thu hẹp dần phạm vi của khoa học logic từ khoa học về suy luận nói chung đến khoa học về sự suy luận diễn dịch; mặt khác, còn là quá trình chuyên biệt hóa dần hệ vấn đề nghiên cứu khoa học, từ bất phân với triết học đến tách khỏi triết học, trở thành một chuyên ngành khoa học cụ thể, chỉ nghiên cứu hình thức (cấu trúc) của suy luận diễn dịch, một năng lực quan trọng của tư duy. Theo Hoàng Chúng, logic ký hiệu ra đời không chỉ có ý nghĩa quyết định đối vối sự phát triển của logic học mà còn góp phần vào việc hình thành và phát triển của logic toán học, một ngành rất quan trọng về mặt lý thuyết và thực tiễn.
  • Sách Tìm hiểu logic học của Lê Tử Thành phê phán quan điểm nêu trên, cho rằng quan điểm của Hoàng Chúng thực chất là quy giản logic học về logic toán học, quy giản năng lực luận lý về năng lực suy luận diễn dịch, làm như thế là thu hẹp quá đáng phạm vi đối tượng của khoa học logic và chuyên môn hóa qua thiên lệch bộ máy công cụ lôgíc học. Theo Lê Tử Thành thì quan niệm sau đây hợp lý hơn: "Lôgic học là khoa học về những quy luật và hình thức cấu tạo chính xác của sự suy nghĩ", hay "lôgic học là khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy"". Đối chiếu với sách của Hoàng Chúng thì đây là lôgíe học truyền thông. Như vậy, theo quan điếm của Lê Tử Thành, khuynh hưóng chuyên môn hóa cao dộ trong lôgíc học không thủ tiêu lôgíe học theo nghĩa rộng. Nói cách khác, lịch sử lôgic học phức tạp hơn nhiều so với bức tranh đơn giản hóa của Hoàng Chúng, ngoài khuynh hướng thu hẹp, chuyên biệt hóa còn có cả khuynh hướng bảo lưu, duy trì lôgíc học truyền thông.
  • Cũng trong Tìm hiểu lôgíc học, tác giả Lê Tủ Thành phê phán cả quan điểm đồng nhất lôgíc học truyền thông với lôgíc hình thức truyền thông, bởi lẽ, truyền thông lôgíc học bao gồm không chỉ là truyền thông lôgic hình thức mà còn có cả truyền thống lôgic biện chứng. Từ đó lịch sử lôgic không chỉ là lịch sử hình thành, phát triển lôgic hình thức mà còn là lịch sử hình thành, phát triển lôgic biện chứng, và quan trọng hơn nữa là lịch sử tương tác (có thống nhất và có cả cạnh tranh) giữa hai khuynh hướng chuyên ngành khoa học dó.
  • Khuynh hướng đồng nhất lôgíc học với luận lý học đã bị phê phán. Trong Từ điển lôgíc - tra cứu của N.I.Cônđacốp. tác giả đã ghi nhận ràng lôgic học ngày nay được người ta, đặc biệt là ở Hoa Kỳ quan niệm bao gồm ba khuynh hướng lớn: (1)- lôgic triết học là lôgic học theo nghĩa truyền thống, nghiên cứu tư duy trong quan hộ với thực tại, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học vổ quan hệ giữa lôgíc của tư duy và lôgíc của thực Lại: (2) - lôgíc. toán học lả lôgíc học theo nghĩa hiện đại, tức là lôgíc hình thức hiện đại, thực chất là toán học hóa lôgic hình thức truyền thống; (3) - tích hợp lôgíc toán học với lôgic triết học là khuynh hướng kết hợp hai quá trình hình thức hóa và biện chứng hóa trong các chuyên ngành lôgic hiện đại, như lôgic đa trị, lôgic tình thái, lôgic xác suất, lôgic mờ, v,v...
  • Bộ sách bốn tập của Anton Dumitriu Lịch sử lôgic học đã xác định khái niệm "lịch sử lôgic học" theo nghĩa rộng lớn nêu trên. Trong đó, lôgic học được quan niệm là môn học về lôgic. Một cách tương ứng lịch sử lôgic học là lịch sử môn học về lôgic, bao gồm các trình độ và các khuynh hướng chuyên môn hóa khác nhau, nhằm một mục tiêu chung là làm sáng tỏ vấn đề: lôgíc là gì? dùng để làm gì? lợi, hại của nó dối với quá trình tư duy, nhận thức và hoạt động thực tiễn là như thế nào?
  • Ngoài sự phụ thuộc căn bản vào quan niệm về lôgíc học việc trình bày lịch sử logci học còn phụ thuộc vào các sử liệu đã thu thập được. Nhíều khi chỉ vì thiếu nguồn sử liệu cụ thể mà người ta buộc phải chấp nhận khái lược lịch sử. Cho đến nay, tình trạng khái lược lịch sử logic học ở phương Đông thời cổ - trung đại vẫn chưa thể vượt qua được, vì hầu hết các tác giả viết về lịch sử logic học đều bỏ qua phần lịch sử logic học phương Đông.

2. Nguyên tắc phân kỳ lịch sử logic học

  • Phân kỳ lịch sử logic học phụ thuộc vào phân kỳ lịch sử triết học (khi coi logic học là bộ phận hợp thành triết học), phân kỳ lịch sử khoa học cụ thể (khi coi logic học là một chuyên ngành khoa học cụ thể) và theo nghĩa rộng lớn của khái niệm "logic học" thì phân kỳ lịch sử logic học còn phụ thuộc vào phân kỳ lịch, sử của tư duy, nhận thức, hoạt động thực tiễn, của xã hội loài người nói chung.
  • Cho đến nay, nguyên tắc chung dùng để phân kỳ lịch sử logic học là dựa vào thông sử. Đại thể theo lịch sử, xã hội loài người phán ra thành các thời đại lớn: (1) Cổ đại, (2) Trang đại, (3) Cận đại và (4) Hiện đại. Tương ứng với bốn thời đại trên, lịch sử logic học cũng phân ra thành bốn thời kỳ lớn: (1) logic học cổ đại, (2) logic học trung đại, (3) logic học cận đại, (4) logic học hiện đại.
  • Trong mỗi thời kỳ lớn có thế phân ra thành một số giai đoạn (thời kỳ nhỏ), thường phân ra thành ba giai đoạn: đầu - giữa - cuối. Lịch sử không tịnh tiến giản đơn mà có cả dứt gãy, nhảy vọt, cách mạng; cho nên trong lịch sử logic học người ta quan tâm tới những thời kỳ đặc biệt, như thời kỳ Phục hưng văn hóa ớ châu Âu, hay như giai đoạn phi cổ điển trong lôgíc học đương đại.v.v..

3. Phân loại lôgic học theo đặc điểm phân kỳ lịch sử

  • Logic học ngày nay có cấu trúc phức hợp, hao gồm nhiều bộ phận hợp thành, trong đó có nhiều chuyên ngành lôgic khác nhau. Phân loại theo đặc diểm phân kỳ lịch sử là một nguyên tắc quan trọng, nó thể hiện mức độ đa dạng hóa bộ môn lôgíc trong quá trình lịch sử.
  • Trước hết là sự phân đôi lôgic học ra thành lôgic học truyền thông và lôgic học hiện đại. Thành phần cơ bản của lôgic học truyền thông là lôgic học cổ truyền, trước hết là lôgic học phương Tây cổ truyền, chủ yếu là lôgic học Arixtốt. Ngoài ra còn có lôgic học phương Đông cổ truyền. Thành phần quan trọng của lôgic học truyền thông là những đóng góp mới của các thời trung - cận đại, chủ yếu là đóng góp mới của lôgic học phương Tây (R.Đềcác, Ph.Bêcơn, G.Laibnít,v.v.). Khái niệm lôgic học truyền thông không quy giản về lôgic hình thức truyền thống, vì ngoài ra còn có lôgic biện chứng truyền thông, với đóng góp cơ bản của lôgic phương Đông cổ truyền (Nhân minh học của Phật giáo, Mặc biện, Danh biện,v.v.).
  • Lôgic học hiện đại không quy giản là lôgic hình thức hiện đại (lôgic toán học, lôgic ký hiệu,v.v.), vì ngoài ra còn có lôgic biện chứng hiện đại. Khái niệm "lôgic học hiện đại" bao gồm hai giai đoạn: (1) lôgic học cổ điển và (2)  phi cô điển. Tương ứng với nó, lôgic hình thức hiện đại bao gồm 2 giai đoạn: lôgic hình thức cổ điển, thực chất đi theo khuynh hương lôgic hình thức thuần túy nhờ vào quá trình toán học hóa lôgic; và lôgic hình thức không thuần túy nhờ vào quá trình biện chứng hóa lôgic hình thức. Còn lôgic biện chứng hiện đại cũng vậy, bao gồm lôgic biện chứng cổ điển, thực chất đi theo khuynh hướng lôgic biện chứng nửa hình thức hoá; và lôgic biện chứng phi cổ điển, thực chất đi theo khuynh hướng lôgic biện chứng hình thức hoá cao độ.

4. Cơ cấu khái lược lịch sử lôgic học

  • Khái lược lịch sử lôgic học được trình bày trước hết nhăm làm rõ đặc điểm các giai đoạn lịch sử hình thành, phát triển của nó, bắt đầu từ thời cổ đại, tiếp đến là thời trung đại, cận đại và cuối cùng là hiện đại. Không nên quá câu nệ vào biên niên sử, mà chủ yếu cần tập trung làm rõ thực chất các quan điểm, học thuyết lôgic.
  • Trên cơ sở làm rõ đặc điểm các giai đoạn lịch sử lôgic học, chúng ta sẽ cố gắng khái quát hóa lịch sử, nêu lên một số đặc điểm chung của lịch sử lôgic học, làm cơ sở cho dự báo triển vọng phát triển tiếp tục của bộ môn khoa học này.
NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON