Mời các em cùng tìm hiểu nội dung của Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để tìm hiểu về Qúa trình hình thành và phát triển của châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng. Chế độ nước sông Hồng
a. Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ sông Hồng
- Khái quát: Rộng khoảng 15 000 km2, có dạng tam giác, đỉnh ở Việt Trì (Phú Thọ), đáy là đường bờ biển từ Quảng Yên (Quảng Ninh) đến cửa sông Đáy (Ninh Bình).
- Quá trình hình thành và phát triển:
+ Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.
+ Khi đổ ra biển, phù sa được lắng đọng ở cửa sông và hình thành châu thổ. Cùng với thời gian, châu thổ sông Hồng ngày càng tiến ra biển (ở Kim Sơn – Ninh Bình, Tiền Hải – Thái Bình tốc độ tiến ra biển lên tới hàng chục mét/năm).
+ Phù sa sông còn có tác dụng bồi cao để hoàn chỉnh bề mặt châu thổ. Để mở rộng diện tích sản xuất đồng thời để phòng chống lũ lụt, ông cha ta đã xây dựng một hệ thống đê dài hàng nghìn ki-lô-mét dọc hai bên bờ sông. Điều này đã làm cho địa hình bề mặt châu thổ có sự thay đổi.
Hình 1. Một phần châu thổ sông Hồng
b. Chế độ nước sông Hồng
Hình 2. Biểu đồ lưu lượng nước sông Hồng tại trạm Hà Nội
- Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.
- Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.
- Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.
- Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu hệ thống sông thì chế độ nước sống đã trở nên điều hoà hơn.
1.2. Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long. Chế độ nước sông Cửu Long
a. Qúa trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long
Hình 3. Một phần châu thổ sông Cửu Long
- Khái quát: Đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, có diện tích hơn 40 nghìn km2, bao gồm phần đất nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền, sông Hậu và một phần đất nằm ngoài phạm vi tác động đó nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông (như bán đảo Cà Mau).
- Quá trình hình thành và phát triển:
+ Vào mùa lũ, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10 000 km2 (chủ yếu ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.
+ Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.
b. Chế độ nước sông Cửu Long (Mê Công)
Hình 4. Biểu đồ lưu lượng nước sông Tiền tại trạm Mỹ Thuận
- Chế độ nước sông Cửu Long đơn giản và điều hòa.
- Chia thành hai mùa:
+ Chim và được điều tiết bởi hồ Tôn-lê Sáp.
+ Mùa cạn dài 7 tháng (từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau), chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.
+ Vùng hạ lưu châu thổ chịu tác động rất mạnh của chế độ thuỷ triều.
1.3. Qúa trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long
- Tổ tiên của những tộc người sinh sống trên đất nước Việt Nam đã biết khai thác nguồn lợi từ sông nước, cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của các con sông từ rất sớm.
- Đối với sông Hồng:
+ Từ xa xưa, con người đã chú ý đến việc điều tiết và chế ngự nguồn nước sông Hồng đào kênh để dẫn nước hoặc tiêu nước, tổ chức đắp đê, trị thuỷ để phát triển sản xuất và bảo vệ cuộc sống.
+ Thời Lý: Nhà nước Đại Việt cho đắp đê dọc theo hầu hết các con sông lớn.
+ Thời Trần: Nhà nước cho gia cố các đoạn đê xung yếu, đặt ra chức quan chuyên trách về đê điều là Hà để sử.
+ Thời Lê tổ chức quai đê lấn biển, khai thác bãi bồi vùng cửa sông. Thời Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh công việc này.
Hình 5. Hoạ tiết hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn
- Đối với sông Cửu Long:
+ Vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn và trở thành trung tâm nông nghiệp lúa nước thời Vương quốc Phù Nam. Trên nền tảng kinh tế nông nghiệp phát triển, Vương quốc Phù Nam để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử từ thế kỉ I – đầu thế kỉ VII.
+ Tình trạng ngập mặn đã ảnh hưởng đến nghề trồng lúa, đến thế kỉ XIII Nam Bộ vẫn còn là vùng đất tương đối hoang vu. Quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long là quá trình thích ứng với tự nhiên. Quá trình khai hoang, phục hoá đồng ruộng bắt đầu được đẩy mạnh từ khoảng thế kỉ XVII. Nhiều dòng kênh lớn được đào và đưa vào khai thác.
+ Các cộng đồng cư dân cùng nhau khai phá, phát triển vùng đất Nam Bộ dẩn trở thành trung tâm kinh tế của đất nước.
+ Cuộc sống trên sông nước, gần sông nước và những ứng xử thường xuyên với môi trường đã tạo nên một nền văn hoá đậm chất sông nước.
Bài tập minh họa
Bài 1: Sông Hồng có chế độ nước sông như thế nào?
Hướng dẫn giải
- Chế độ nước sông Hồng tương đối đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt.
+ Mùa lũ kéo dài 5 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10), chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.
+ Mùa cạn kéo dài 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau), chỉ chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt.
- Từ khi các hệ thống hồ chứa nước được xây dựng ở thượng lưu hệ thống sông thì chế độ nước sông đã trở nên điều hoà hơn.
Bài 2: Nêu quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long?
Hướng dẫn giải
- Quá trình hình thành và phát triển châu thổ sông Cửu Long:
+ Hệ thống sông Mê Công là một trong những hệ thống sông lớn ở châu Á và thế giới. Phần sông Mê Công chảy trên lãnh thổ Việt Nam (còn gọi là: sông Cửu Long) dài hơn 230 km, gồm hai nhánh chính là sông Tiền và sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt trên bề mặt châu thổ.
+ Tổng lượng dòng chảy của hệ thống sông Cửu Long rất lớn, đạt 507 tỉ m3/năm, chiếm 60,4% tổng lượng nước của tất cả sông ngòi ở Việt Nam, vì vậy tuy hàm lượng phù sa không cao nhưng tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long vẫn rất lớn.
+ Do không có hệ thống đê ven sông như ở châu thổ sông Hồng nên khi mùa lũ đến, nước sông Cửu Long dâng tràn ngập một vùng rộng khoảng 10.000 km (chủ yếu ở Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên), bồi đắp phù sa cho bề mặt châu thổ.
+ Trước đây, hằng năm châu thổ sông Cửu Long tiến ra biển ở khu vực bán đảo Cà Mau tới hàng trăm mét mỗi năm. Hiện nay, do biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm nên nhiều nơi ở ven biển của châu thổ bị sạt lở.
Luyện tập Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Học xong bài này các em cần biết:
- Trình bày được quá trình hình thành và phát triển châu thổ; mô tả được chế độ nước. của các dòng sông chính.
- Trình bày được quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.
3.1. Trắc nghiệm Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chủ đề chung 1 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Sự sáng tạo của con người Việt Nam
- B. Sự độc đáo của người dân nơi đây
- C. Cách thích ứng với môi trường sông nước của cư dân đồng bằng sông Cửu Long
- D. Đáp án khác
-
- A. Mùa hè mưa nhiều, nước chảy liên tục; các mùa còn lại đều cạn khô
- B. Trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt
- C. Nước chảy xiết quanh năm
- D. Tất cả các đáp án trên
-
- A. Thần sông ban cho người Việt cổ nhiều thứ quý giá, góp phần duy trì sự bền vững của dân tộc
- B. Mạng lưới sông Hồng là nơi cung cấp nguồn thức ăn, là đường giao thông liên kết giữa các vùng
- C. Sông Hồng là nơi triều đình Thăng Long trấn thủ quân xâm lược Tống
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chủ đề chung 1 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 157 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 158 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 159 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục 2a trang 160 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục 2b trang 160 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 162 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi trang 163 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 163 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 163 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 163 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Chủ đề chung 1 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!