YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất


Trong bài hát “Hành trình trên đất phù sa” do nhạc sĩ Thanh Sơn sáng tác đã miêu tả một phần giá trị mà đất phù sa mang lại đó là vựa lúa, vựa cây ăn trái cho Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, đất phù sa cũng như đất feralit còn giá trị sử dụng nào khác? Hãy cùng HOC247 tìm hiểu qua nội dung của Bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng

a. Đặc điểm của đất feralit

- Đất feralit ở nước ta có lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước. 

- Đất thường có màu đỏ vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. 

- Trong nhóm đất feralit, ngoại trừ đất feralit hình thành trên đá badan giàu chất dinh dưỡng và tơi xốp, phần lớn nhóm đất này có đặc điểm chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

- Khi bị mất lớp phủ thực vật và lộ ra bề mặt, lớp đá ong này sẽ cứng lại, đất trở nên xấu và không thể trồng trọt.

 

b. Giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp

- Đối với sản xuất nông nghiệp: 

+ Thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn,.. 

+ Ở những nơi có độ dốc nhỏ, có thể kết hợp trồng cây công nghiệp hàng năm, cây thực phẩm và cây lương thực.

- Đối với sản xuất lâm nghiệp: Thích hợp để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.

Cây cà phê trồng trên đất badan ở huyện Krông Búk (Đắk Lắk)

Hình 1. Cây cà phê trồng trên đất badan ở huyện Krông Búk (Đắk Lắk)

1.2. Đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng

a. Đặc điểm của đất phù sa

Đất phù sa ở nước ta chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông nên có đặc điểm chung là tầng đất dày và phì nhiêu.

- Đất phù sa sông:

+ Đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long là loại đất phù sa trung tính, ít chua

+ Đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

- Đất phèn:

+ Là loại đất hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày

+ Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

- Đất mặn: Là loại đất được hình thành ở các vùng cửa sông, ven biển

- Một số loại đất phù sa khác như: đất xám trên phù sa cổ, đất cát ven biển,...

 

b. Giá trị sử dụng đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản

- Đối với sản xuất nông nghiệp: 

+ Đất phù sa ở nước ta có độ phì cao

+ Thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp hàng năm, rau và hoa màu,..

- Đối với sản xuất thuỷ sản: 

+ ác vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. 

+ Là địa bàn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản khác nhau.

Cánh đồng lúa trên đất phủ sa ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp)

Hình 2. Cánh đồng lúa trên đất phủ sa ở huyện Châu Thành (Đồng Tháp)

1.3. Tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất ở nước ta

- Biểu hiện:

+ Đất bị rửa trôi, xói mòn chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi.

+ Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức

+ Đất bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí,..

+ Nguy cơ đất bị hoang mạc hoá xảy ra ở một số nơi khô hạn; mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...

 

- Một số biện pháp:

+ Thực hiện nghiêm Luật đất đai do Nhà nước ban hành.

+ Trồng rừng là biện pháp cấp bách, quan trọng trong việc chống thoái hoá đất, hạn chế được nạn cát bay, chống sạt lở bờ biển.

+ Áp dụng biện pháp canh tác hợp lí trên đất dốc, các mô hình nông – lâm kết hợp.

+ Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thuỷ lợi (ví dụ như hồ chứa nước ngọt) để cải tạo đất được hiệu quả.

+ Thay thế dần các loại phân bón, thuốc trừ sâu hoá học bằng các loại phân bón và thuốc trừ sâu vi sinh trong sản xuất nông nghiệp.

+ Kiểm soát và xử lí nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi đưa vào môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm đất.

Một số biện pháp chống thoái hóa đất ở nước ta

Hình 3. Một số biện pháp chống thoái hóa đất ở nước ta

Bài tập minh họa

Bài 1: Tài nguyên đất có vai trò như thế nào đối với nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta?

 

Hướng dẫn giải

- Trong nông nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để trồng các cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu, cây lương thực, cây ăn quả,…; phát triển chăn nuôi gia súc.

- Trong lâm nghiệp: tài nguyên đất được khai thác để phát triển rừng sản xuất với các loại cây như: thông, keo, bạch đàn và các loại cây lấy gỗ khác.

- Trong thủy sản:đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước thuận lợi cho việc nuôi trồng nhiều loại thủy sản, nước lợ và nước mặn khác nhau.

 

Bài 2: Nêu một số biện pháp mà em có thể làm được để góp phần bảo vệ tài nguyên đất?

 

Hướng dẫn giải

- Dọn dẹp, vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở.

- Vứt rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng rác thải nhựa.

- Trồng cây xanh.

- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

- Vận động người thân và mọi người xung quanh thực hiện nghiêm Luật đất đai do nhà nước ban hành.

- Vận động người thân và mọi người xung quanh tăng cường sử dụng các sản phẩm phân bón sinh học; hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật.

- Phê phán các hành vi gây ô nhiễm môi trường đất (ví dụ: sử dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng,…).

Luyện tập Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích được đặc điểm của đất feralit và giá trị sử dụng đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Phân tích được đặc điểm của đất phù sa và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hoá đất.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 12 Lịch sử và Địa lí 8 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON