Trong tác phẩm Bản án chế độ thức dân Pháp của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc có đoạn: "Miền Cận Đông và Viễn Đông, kể từ Xi-ri đến Triều Tiên - chỉ tính những nước thuộc địa và nửa thuộc địa thôi - có một diện tích rộng hơn 15 triệu km2, với số dân hơn 1.200 triệu người. Tất cả những nước rộng lớn ấy hiện đang ở dưới ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc tư bản". (Nguyễn Ái Quốc, Bản án chế độ thực dân Pháp, NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr. 133).
Vấn để đặt ra: Tại sao xuất hiện các nước thuộc địa và nửa thuộc địa? Hiện tượng này liên quan đến vấn để lịch sử nào trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kĩ XX? Cùng HOC247 tham khảo nội dung Bài 10: Sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở các nước Âu - Mỹ (Cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX) trong chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức để có thể giải quyết vấn đề này.
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc
- Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển với tốc độ nhanh chóng chưa từng thấy. Những phát minh khoa học, kĩ thuật nở rộ đã tạo động lực cho những chuyển biến lớn trong sản xuất và đời sống xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ.
- Sự cạnh tranh gay gắt dẫn tới quá trình tập trung sản xuất và tư bản, dần hình thành các công ti độc quyền lớn, dưới các hình thức khác nhau.
- Các công ti độc quyền đã lũng đoạn thị trường và nền kinh tế, chi phối đời sống chính trị, xã hội các nước đế quốc. Các nước đế quốc đều đầy mạnh xâm lược, khai thác và bóc lột thuộc địa. Chủ nghĩa đế quốc ra đời.
- Lược đồ về các đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX đã khái quát về sự hình thành và chi phối thế giới của chủ nghĩa đế quốc với hệ thống thuộc địa trải rộng khắp thế giới gắn với từng nước đế quốc cụ thể.
Hình 1. Lược đồ về các đế quốc và thuộc địa đầu thế kỉ XX
1.2. Các nước đế quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
a. Anh:
- Về kinh tế:
+ Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, kinh tế Anh phát triển chậm lại, tụt xuống vị trí thứ ba, sau Mỹ và Đức; tuy nhiên, Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
+ Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước thao túng nền kinh tế.
Hình 2. Biểu đồ thể hiện diện tích và dân số của đế quốc Anh
- Về đối nội: là nước quân chủ lập hiến; hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau năm quyển, bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Về đối ngoại: tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, có nhiều thuộc địa nhất thế giới.
b. Pháp:
- Về kinh tế:
+ Tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại, đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp tụt xuống thứ tư (sau Mỹ, Đức, Anh); nông nghiệp thì trong tình trạng sản xuất nhỏ.
+ Các công ti độc quyền vẫn ra đời và dần chi phối nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản.
Hình 3. Ngân hàng BNP Pa-ri Bat được thành lập năm 1848, ngày nay là một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới
- Về đối nội: nền Cộng hoà thứ ba được thành lập; chính phủ Cộng hoà thi hành chính sách đàn áp nhân dân và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân.
- Về đối ngoại: đẩy mạnh xâm lược, bóc lột thuộc địa, là nước có hệ thống thuộc địa lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Anh.
c. Đức:
- Về kinh tế:
+ Sau khi hoàn thành thống nhất đất nước (1871), Đức phát triển nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa; đến cuối thế kỉ XIX, vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới (sau Mỹ) về công nghiệp.
+ Quá trình tập trung sản xuất và tư bản diễn ra mạnh mẽ, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền.
- Về đối nội: là một nước liên bang theo chế độ quân chủ lập hiến, quý tộc địa chủ liên kết chặt chẽ với tư bản độc quyền để thống trị nhân dân.
- Về đối ngoại: chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, .... Vì vậy, giới cầm quyển Đức chủ trương chạy đua vũ trang, dùng vũ lực để chia lại thuộc địa trên thế giới.
d. Mỹ:
- Về kinh tế:
+ Từ vị trí thứ tư (sau Anh, Pháp, Đức), vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Đến năm 1894, sản lượng công nghiệp đã gấp đôi Anh.
+ Có những công ti độc quyền khổng lồ đồng thời là những đế chế tài chính như: “vua dấu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gân, “vua ô tô” Pho, ...
+ Nông nghiệp cũng đạt được nhiều thành tựu lớn.
Hình 4. Các ông vua công nghiệp Mỹ
- Về đối nội: chế độ Cộng hoà để cao vai trò của tổng thống hai đảng Cộng hoà và Dân chủ thay nhau nắm quyền, đều thi hành các chính sách phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản.
Hình 5. Tranh đương thời nói về quyền lực của các tổ chức độc quyền ở Mỹ
- Về đối ngoại: Đến thập kỉ cuối thế kỉ XIX, tăng cường bành trướng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, gây chiến với Tây Ban Nha (chiếm Phi-líp-pin và Cu-ba). Thông qua viện trợ kinh tế, đầu tư, can thiệp quân sự đã biến Trung và Nam Mỹ thành khu vực độc quyền ảnh hưởng của mình.
Bài tập minh họa
Bài 1: Trình bày những chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Hướng dẫn giải
- Chuyển biến về kinh tế của đế quốc Pháp:
+ Do hậu quả nặng nề của Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 - 1871), tốc độ phát triển của kinh tế Pháp chậm lại. Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Pháp tụt xuống thứ tư (sau Mỹ, Đức, Anh); nông nghiệp thì trong tình trạng sản xuất nhỏ.
+ Các công ti độc quyền ra đời và dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.
+ Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản.
Bài 2: Nêu những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc?
Hướng dẫn giải
- Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc:
+ Quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất dẫn đến sự hình thành của các công ty độc quyền.
+ Sự kết hợp giữa tư bản công nghiệp với tư bản ngân hàng tạo nên tầng lớp tư bản tài chính.
+ Đẩy mạnh xuất khẩu tư bản, dưới 2 hình thức chủ yếu là: đầu tư sản xuất, kinh doanh trực tiếp tại các thuộc địa hoặc cho vay lãi.
+ Tăng cường xâm chiếm thị trường, thuộc địa.
Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Học xong bài này các em cần biết:
- Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc.
- Nhận biết được những chuyển biến lớn vé kinh tế, chính sách đối nội và đối ngoại của các để quốc Anh, Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thể kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Tư bản công thương
- B. Tư bản tài chính
- C. Tư bản nhà nước
- D. Tư bản nông nghiệp
-
- A. Tầng lớp tư bản ngân hàng
- B. Tầng lớp tư bản công nghiệp
- C. Các công trường thủ công
- D. Các công ty độc quyền
-
- A. Cuối thế kỉ XVIII
- B. Cuối thế kỉ XIX
- C. Cuối thế kỉ XX
- D. Đầu thế kỉ XXI
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Mở đầu trang 44 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục 1 trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2a trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2a trang 45 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 1 mục 2b trang 46 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi 2 mục 2b trang 46 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục 2c trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Giải Câu hỏi mục 2d trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 1 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Luyện tập 2 trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Vận dụng trang 47 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức - KNTT
Hỏi đáp Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 KNTT
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!