YOMEDIA
NONE

Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều


Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tính đa dạng sinh học cao với tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, trước thực trạng suy giảm đa dạng sinh học, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên sinh vật đang ngày càng trở nên cấp thiết. Vậy, sự đa dạng của sinh vật ở nước ta được biểu hiện như thế nào? Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học cấp thiết ra sao? Mời các em cùng HOC247 tìm hiểu nội dung của Bài 10: Đặc điểm chung của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam thuộc chương trình SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều để trả lời các câu hỏi trên.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam

Việt Nam là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của thế giới. Sự đa dạng của sinh vật nước ta thể hiện ở đa dạng hệ sinh thái, đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen.

Bản đồ phân bố sinh vật ở Việt Nam

Hình 1. Bản đồ phân bố sinh vật ở Việt Nam

a. Đa dạng về hệ sinh thái

- Nước ta có hệ sinh thái đa dạng và phong phú, chia thành 3 nhóm: hệ sinh thái trên cạn, đất ngập nước và biển.

- Hệ sinh thái trên cạn có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rừng, xa-van, đồng cỏ và hệ sinh thái do con người tác động như nông nghiệp, đô thị.

- Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm nhiều loại khác nhau như ven biển, vùng cửa sông, rừng ngập mặn và đất ngập nước nội địa. Rừng ngập mặn là nơi sinh sống và sinh sản của nhiều loài thuỷ sinh, chim nước.

- Hệ sinh thái biển có nhiều kiểu khác nhau, bao gồm rạn san hô và thảm cỏ biển, có tính đa dạng sinh học và giá trị cao.

 

b. Đa dạng về thành phần loài

- Sự đa dạng về hệ sinh thái góp phần tạo nên đa dạng về thành phần loài ở Việt Nam.

- Việt Nam có số lượng lớn các loài thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm, bao gồm nhiều loài quý như: lim, sến, nghiến, trầm hương, sâm, nấm,... và các loài động vật quý hiếm như: sao la, voi, bò tót, voọc, trĩ,...

 

c. Đa dạng về nguồn gen

- Số lượng cá thể trong mỗi loài tại Việt Nam lớn, tạo nên sự đa dạng nguồn gen di truyền.

- Nguồn gen phong phú, có nhiều nguồn gen quý.

- Đa dạng nguồn gen tạo nên sự đa dạng và giàu có của sinh vật Việt Nam.

1.2. Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

a. Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong việc ổn định hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng loài và nguồn gen.

- Các hệ sinh thái cung cấp thực phẩm, dược liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế, đồng thời có các chức năng quan trọng như điều hoà khí hậu, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất, bảo vệ bờ sông và bờ biển.

Voọc mũi hếch (miền núi phía bắc) - loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam

Hình 2. Voọc mũi hếch (miền núi phía bắc) - loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam

 

b. Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm 

- Việt Nam đang mất dần đa dạng sinh học do nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

- Các hệ sinh thái rừng tự nhiên đang bị thu hẹp và suy giảm về chất lượng, dẫn đến mất môi trường sống cho các loài sinh vật hoang dã.

- Việt Nam có nhiều loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng, và một số nguồn gen tự nhiên đã bị cạn kiệt hoặc suy giảm.

- Để bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam, cần thực hiện tốt các quy định pháp luật, truyền thông về bảo vệ đa dạng sinh học, chống nạn săn bắt và khai thác thuỷ sản quá mức, duy trì và xây dựng các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ và phục hồi môi trường sống cho các loài sinh vật.

Bài tập minh họa

Bài 1: Đâu là đặc điểm chung của sinh vật Việt Nam?

 

Hướng dẫn giải

Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là rất đa dạng và phong phú thể hiện rõ rệt ở Đa dạng về thành phần loài, gen di truyền, kiểu hệ sinh thái, hơn nữa đa dạng về công dụng của các sản phẩm sinh học.

 

Bài 2: Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm những hệ sinh thái nào?

 

Hướng dẫn giải

Hệ sinh thái đất ngập nước bao gồm: hệ sinh thái ngập nước ven biển, hệ sinh thái ngập nước vùng cửa sông, hệ sinh thái đất ngập nước nội địa. Hệ sinh thái đất ngập nước có vai trò quan trọng với thiên nhiên và môi trường: Lọc nước thải, Giữ và ổn định nước ngầm, Hạn chế ảnh hưởng lũ lụt, Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ổn định bờ biển, chắn gió bão,…

Luyện tập Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Học xong bài này các em cần biết:

- Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

- Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều Chương 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 132 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 134 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Giải Câu hỏi trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Luyện tập 1 trang 135 SGK Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài 10 Lịch sử và Địa lí 8 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF