YOMEDIA
NONE

Bài 2: Các công điều tiết vĩ mô, tổng cung và tổng cầu


Bài học có nội dung trình bày các chính sách kinh tế vĩ mô, sự cân bằng giữa tổng cung và tổng cầu... để tìm hiểu chi tiết nội dung bài học, mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 2: Các công điều tiết vĩ mô, tổng cung và tổng cầu sau đây.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Các công cụ điều tiết vĩ mô 

Các nhà kinh tế có hai nhiệm vụ: Phân tích nguvên nhân của sự thay đổi trong các biến số kinh tế và dự kiến kết quả của những thay đổi trong lựa chọn chính sách. Khi các biến mục tiêu xa rời giá trị mong muốn, có thể dùng những chính sách kinh tế để thực hiện những thay đổi cần thiết. Các chính sách kinh tế vĩ mô chính là các công cụ điều tiết nền kinh tế, bao gồm: Chính sách tài khóa, Chính sách tiền tệ, Chính sách ngoại thương, Chính sách thu nhập.

Sự phân tích tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô có thể trình bày một cách đơn giản, là nhằm đối phó với những thay đổi không nên có trong chi tiêu của tư nhân.

  • Chính sách tài khóa có thể làm tăng sản lượng và số việc làm, bằng cách chính phù tăng chi tiêu hoặc cắt giảm thuế suất. Ngược lại để kiểm chế lạm phát, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế suất.

Về cơ bản, chính sách tiền tệ tác động đến hai biến số kinh tế chủ yếu là cung tiền và mức lãi suất. Theo lý thuyết tiến tệ, thì mức cung tiền có liên quan trực tiếp với mức hoạt động kinh tế. Nghĩa là, số cung tiền nhiều hơn khuyến khích hoạt động kinh tế mở rộng, vì tạo cho dân chúng có khả năng mua hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Những người ủng hộ lý thuyết này cho rằng bằng cách kiểm soát nguồn cung tiền, chính phủ có thể điểu hòa hoạt động kinh tế và kiểm soát lạm phát. Theo lý thuyết Keynes, số cung tiền mở rộng sẽ làm tăng khả năng có những quỹ tiền tệ cho vay. Số cung tiến vượt quá số cẩu, sẽ dẫn đến lãi suất giảm. Lãi suất giảm đến lượt nó, sẽ khuyến khích những người kinh doanh mở rộng đầu tư của họ. Đầu tư tăng làm tăng tổng cầu, dẫn đến hoạt động kinh tế ở mức cao hơn, tạo nhiểu công ăn việc làm hơn. Tương tự, thời kỳ có tổng cầu tăng quá mức dẫn đến lạm phát, chính phủ theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm hạn chế tổng cầu bằng cách giảm cung tiền, tăng lãi suất và do đó đưa lại mức đầu tư thấp hơn , với kỳ vọng lạm phát giảm.

  • Chính sách ngoại thương: Tác động đến cán cân thương mại và cán cân thanh toán thông qua chính sách về tỷ giá hối đoái, thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch...
  • Chính sách thu nhập: Bao gồm chính sách giá cả và chính sách tiền lương.
  • Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ giữ vai trò trực tiếp và gián tiếp trong những cỏ gắng của chính phủ, nhằm mở rộng hoạt động kinh tế trong những thời kỳ thất nghiệp cao và công suất dư thừa, và giảm bớt hoạt động đó trong những thời kỳ cầu quá lớn và lạm phát cao.

Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó, vì có nhiều quốc gia ở trong tình trạng đình lạm, nghĩa là mức thất nghiệp và lạm phát đều cao. Hay vấn đề có thể đi xa hơn khi nền kinh tế thực sự mở cửa với thế giới, nghĩa là phát sinh nhiều hơn các nhân tố bất định, có nhiều mục tiêu cần hướng đến để ổn dinh nền kinh tế.

Trong khi các mục tiêu đều đáng mong muốn, thì những mâu thuẫn nghiêm trọng có thế nẩy sinh nếu tất cả đều được deo đuổi với mức tập trung như nhau. Do đó trong những điều kiện và những giới hạn xã hội, kinh tế và thể chế hiện hành, thông thường cần phải xác định một mục tiêu hay vài mục tiêu ưu tiên đặc biệt trong kế hoạch phát triển. Những mục tiêu khác khi đó có thể tạo nên dạng những điều kiện phụ, hay là những ưu tiên thứ cấp để được thực hiện, tùy theo khả năng trong quá trình thi hành những mục tiêu ưu tiên.

2. Tổng cung và tổng cầu

2.1 Tổng cung

Tổng cung là giá trị tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế tương ứng với mỗi mức giá chung, trong một khoảng thời gian nhất dịnh và trong những điều kiện nhất định.

GDP là một trong nhiều chi tiêu dùng để đo lường tổng cung.

Để dung hòa việc tranh luận - tiền để để xây dựng lý thuyết tổng cung- vấn đề tiền lương được giả định là cố định hay linh họat, cẩn phân biệt tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn.

  • Tổng cung ngắn hạn (SAS) được xây dựng trong điều kiện giá cả các yếu tố sản xuất không đổi, trong mô hình lý thuyết tiền lương danh nghĩa là yếu tố quan trọng (và thường cùng là duy nhất) được đưa vào. Trên trục đồ thị mà trục ngang là mức sản lượng (Y) và trục đứng là chỉ số giá (P), thì đường SAS thường có hình dạng như chữ L ngược (trên đồ thị 1.2). Điều này được giải thích là ở những mức sản lượng thấp (dưới mức sản lượng tiềm năng) sự biến động của sản lượng cung ứng không hoặc rất ít gây ra sự biến động giá cả. Khi sản lượng thực tế vượt mức sản lượng tiềm năng thì đường tổng cung bắt đầu dốc lên và sau đó trở nên thẳng đứng tại một mức sản lượng tối đa (Ymax), đồng nghĩa với việc sản lượng cung ứng tăng (và chỉ đến mức giới hạn vì năng lực sản xuất vật chất của nền kinh tế là có giới hạn) kéo theo sự tăng lên của chỉ số giá. Có thể thấy rằng, sự gia tăng sản lượng của các doanh nghiệp làm xuất hiện sự cạnh tranh trong việc sử dụng các nguồn lực có giới hạn, thậm chí đòi hỏi phải huy động cả những nguồn lực kém hiệu quả, do đó đẩy mức giá chung tăng lên.
  • Trong dài hạn, nhìn trên đồ thị 1.3 đường tổng cung dài hạn (LAS) sẽ là một đường thẳng đứng tại mức san lượng tiềm năng. Lý giải điều này là khi giá cá các yếu tố sản xuất đều thay đổi theo cùng tỷ lệ, điều đó cùng được hiểu là giá tương đối của các yếu tố không đổi. Khi đó sự di chuyển các nguồn lực giữa các ngành do cạnh tranh về giá cả không còn, và mỗi doanh nghiệp đều đà hoạt động ở mức năng lực sản xuất tối ưu, nền kinh tế đang ở trạng thái toàn dụng.

2.2 Tổng cầu

Tổng cầu là giá trị tổng khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các thành phần kinh tế (dân cư, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài) muốn mua ở mỗi mức giá chung, trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.

Đường tổng cầu dốc xuống về bên phải thể hiện mối quan hệ nghịch biến với mức giá chung hay chỉ số giá. Mức giá chung tăng lên, người ta sẽ giảm lượng cầu về các hàng hóa và dịch vụ (giữ tiền lại cho mua sắm trong tương lai, chuyển sang mua hàng nhập khẩu hoặc đầu tư tài chính nhiều hơn)

2.3 Sự cân bằng tổng cung - tổng cầu

Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi tổng cung dự kiến bằng mức tổng cầu dự kiến

Trên đồ thị 1.5, điểm cân bằng ngắn hạn là E0 với sản lượng cân bằng Y0 và mức giá chung cân bằng là P0.

  • Khi sản lượng cân bằng nhỏ hơn sản lượng tiềm nàng (Y< Yp): Nền kinh tế cân bằng trong tình trạng thiểu dụng hay khiếm dụng, khi đó tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
  • Khi sản lượng cân bằng bằng sản lượng tiềm năng (Y= Yp): Nền kinh tế cân bằng ở mức toàn dụng, tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ thất ng­hiệp tự nhiên.
  • Khi sản lượng cân bằng lớn hơn sản lượng tiềm năng (Y> Yp): Nền kinh tế cân bằng trên mức toàn dụng, hay tăng trưởng nóng đang có tỷ lệ lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

2.4 Trạng thái cân bằng thay đổi

hi đường tổng cung (SAS) hoặc đường tổng cầu (AD) dịch chuyển, thì điểm cân bằng sẽ thay đổi.

  • Khi tổng cung SAS không đổi, tổng cầu tăng, trên đồ thị 1.6 đường AD dịch chuyển sang phải, kết quả là sản lượng cân bằng tăng (nền kinh tế tăng trưởng), thất nghiệp giảm, nhưng lạm phát xuất hiện.

  • Khi tổng cầu không đổi, mà tổng cung ngắn hạn giảm, trên đồ thị 1.7 đường SAS dịch chuyển sang trái; kết quả là nền kinh tế vừa suy thoái vừa lạm phát: sản lượng cân bằng giảm, thất nghiệp tăng, và mức giá chung tăng (hình 1.7)

 

Mô hình trình bày ở chương này được đơn giản tối đa, để giúp người mới tiếp cận các vấn đề kinh tế vĩ mô không nản lòng trước sự phức tạp vốn có của một môn học, mà nhiều thế kỷ qua vẫn tiếp tục còn có nhiều cuộc tranh luận. Nhung mô hình đơn giản này lại rất hữu ích, vì qua đó giúp các bạn lý giải các mục tiêu và chính sách đã phân tích ở các phần trên một cách rõ ràng, đến mức mà bạn tưởng như chỉ cẩn công cụ này là bạn có thể xoay chuyển cả tình hình kinh tế rối rắm hiện nay của quốc gia mà bạn đang sống.

  • Đường tổng cung ngắn hạn (SAS) có hình chữ L ngược, có nghĩa là khi nền kinh tế suy thoái thì bất kỳ chính sách nào có thể kích cầu tăng lên, đều làm tăng sản lượng quốc gia, cải thiện tốc độ tăng trưởng với mức giá chung tăng nhẹ, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp. Ngược lại sự gia tăng tổng cầu quá mức, tất yếu sẽ không làm sản lượng tăng nhiểu, thậm chí không tăng, mà còn dẫn đến hậu quả là tỉ lệ lạm phát tăng cao (hình 1.6).
  • Đường tổng cung dài hạn (LAS) có dạng thẳng đứng, cho thấy trong dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải tác động về phía cung, bằng việc tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, thể hiện trên hình 1.8.

  • Trong dài hạn, khi nguồn lực sản xuất không đổi, thì mọi nỗ lực tác động về phía cầu, chỉ đẩy nền kinh tế đến tình trạng lạm phát cao hơn, còn sản lượng không thay đổi, thể hiện trên hình 1.9.

 

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON