YOMEDIA
NONE

Bài 1: Nguồn gốc, đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vĩ mô


Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng Bài 1: Nguồn gốc, đối tượng, mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vĩ mô để tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc và mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Nguồn gốc và đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô 

1.1 Nguồn gốc của kinh tế vĩ mô

Tuy thuật ngữ kinh tế vĩ mô là sản phẩm của thế kỷ 20, nhưng việc thực hành môn học này đã có từ thế kỷ 16,17; khi những người thuộc phái trọng thương cố vấn cho các ông hoàng trong việc kinh doanh. Tất nhiên vào thời đó sự phân tích các vân đề kinh tế để đưa ra quyết định hãy còn rất thô thiển. Đến thế kỷ 18, phái trọng nông đã đặt nến móng cho việc hình thành một bảng kế toán quốc gia. Sau đó đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ thứ 19, phái cổ điển đã đi sâu phân tích về hành vi của cá nhân và doanh nghiệp trong việc đưa ra quyết định. Cuối thế kỷ 19, từ một vài giả thiết đơn giản bằng phương pháp diễn dịch, các nhà kinh tế tân cổ điển đã giải thích hành vi cá nhân như một mô hình kinh tế vĩ mô thuần túy lý thuyết. Tuy nhiên họ đã thất bại trong nỗ lực chuyển đổi những kết luận được thiết lập ở mức độ sơ đẳng thành mức độ tổng quát của nền kinh tế, cuộc khủng hoảng 1929 là một bằng chứng. Sự ra đời cuốn “Lý thuyết tổng quát” của một người Anh- John Maynard Keynes là bản trình bày đẩu tiên của mồn kinh tế vĩ mô hiện đại.

1.2 Đối tượng của kinh tế vĩ mô

Đổi tượng chung của kinh tế học - bao gồm cả kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô - là những hiện tượng và những hoạt động kinh tế. Nếu kinh tế vi mô nghiên cứu chúng dưới giác độ từng bộ phận, từng chi tiết riêng lẻ thì kinh tế vĩ mô lại nghiên cứu các hiện tượng, các hoạt động kinh tế ở giác độ tổng thể.

Ví dụ cùng nghiên cứu về giá cả: Kinh tế vi mô xem xét giá cả của từng mặt hàng cụ thể như giá thịt, giá trứng, giá ô tô,... thì kinh tế vĩ mô lại nghiên cứu chỉ số giá hay mức giá chung của toàn bộ các mặt hàng. Nếu kinh tế vi mô nghiên cứu sản lượng của từng đơn vị kinh tế (công ty, doanh nghiệp,...) để xác định điểm tối đa hóa lợi nhuận, điểm hòa vốn,... thì kinh tế vĩ mô lại xem xét giá trị sản lượng của cả một quốc gia, biểu hiện cụ thể qua các chỉ tiêu GDP, GNP,... Trong kinh tế vi mô, chúng ta có thể giải thích tại sao một ca sĩ nổi tiếng thường có mức thù lao cao hơn nhiều so với một bác sĩ phẫu thuật danh tiếng,... thì trong kinh tế vĩ mô chúng ta có thể giải thích những biến động trong thu nhập quốc dân của tất cả công dân một nước.

Tóm lại, đối tượng của kinh tế vĩ mô là các hiện tượng, các hoạt động kinh tế được nghiên cứu dưới giác độ tổng thể.

2. Mục tiêu của kinh tế vĩ mô

Mục tiêu tổng quát của kinh tế vĩ mô là sự hoạt động hiệu quả, công bằng, ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế, được thể hiện bằng các mục tiêu cụ thể:

  • Sản lượng thực của quốc gia đạt ngang bằng mức sản lượng tiềm năng.
  • Ngày càng tạo được nhiều việc làm, giảm tỉ lệ thất nghiệp.
  • Kiểm soát được tỉ lệ lạm phát ở mức vừa phải.
  • Ổn định tỉ giá hối đoái và giữ cho cán cân thanh toán không thâm hụt quá lớn và kéo dài.

2.1 Mục tiêu: Sản lượng quốc gia thực đạt ngang bằng mức sản lượng tiềm năng

Sản lượng quốc gia - thường được ký hiệu là Y - là giá trị của toàn bộ sản phẩm cuối cùng mà một quốc gia có thể tạo ra trong một thời gian nhất định. Nếu theo hệ thống các tài khoản quốc gia (gọi tắt là SNA) thì sản lượng quốc gia được biểu hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể như GDP, GNP,... Trong thực tế, xét tại một thời điểm nào đó sản lượng của một quốc gia có thể tăng, giảm nhanh hay chậm, nhưng qua thời gian dài thì nó thường có xu hướng tăng lên.

Sản lượng quốc gia tiềm năng - thường được ký hiệu là Yp - là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể đạt được tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và tỷ lệ lạm phát vừa phải.

  • Theo thời gian, các nguồn lực trong nền kinh tế có khuynh hướng tăng lên, nên YP cũng có khuynh hướng tăng lên.
  • Nếu chúng ta biểu thị sản lượng thực và sản lượng tiềm năng lên trục đứng của một đồ thị mà trục ngang là trục thời gian, thì đường Yp sẽ là một đường thẳng dốc lên và đường Y cũng là một đường dốc lên nhưng ngoằn ngoèo xoay quanh đường Yp.
  • Sự chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng tạo ra các lỗ hổng sản lượng, bao gồm lỗ hổng suy thoái và lỗ hổng lạm phát.
    • Lỗ hổng suy thoái xuất hiện khi sản lượng thực nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng.
    • Lỗ hổng lạm phát xuất hiện khi sản lượng thực vượt quá mức sản lượng tiềm năng

Mặt khác, các nhà kinh tế cũng đưa ra khái niệm chu kỳ kinh tế để mô tả sự thăng trầm của sản lượng thực.

Chu kỳ kinh tế có thể được định nghĩa là sự biến động của sản lượng thực dao động xoay quanh sản lượng tiềm năng (còn được gọi là sản lượng thực theo xu hướng).

Trong lịch sử, các nền kinh tế đều trải qua các chu kỳ kinh tế. Độ dài của một chu kỳ kinh tế không xác định được vì các cú sốc trong nền kinh tế không theo qui luật, nó có thể kéo dài trong hàng chục năm, cũng có thể rất ngắn trong khoảng vài năm. Đường sản lượng thực biểu thị các chu kỳ kinh tế nối tiếp nhau. Một chu kỳ kinh tế bao gồm bốn thời kỳ theo một trình tự nhất định: hưng thịnh, suy thoái, đình trệ và phục hồi.

Điểm A biểu thị sự hưng thịnh, đỉnh của một chu kỳ. Tại B thời kỳ suy thoái bắt đầu và tiếp tục đến khi đình trệ. Tại C, đó là đáy của nền kinh tế. Sau đó là thời kỳ phục hồi, bắt đầu tại D cho đến thời kỳ hưng thịnh tiếp sau tại E - một chu kỳ mới bắt đẩu.

Nhưng giải thích như vậy dễ dẫn đến ý nghĩ rằng tại sao chính phủ không mong muốn duy trì sản lượng ở đỉnh để nền kinh tế có giá trị hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn. Câu trả lời là việc tối đa hóa sản xuất có xu hướng làm cho mức giá chung tăng lên, dẫn đến tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tất nhiên ở cực đối lại, sản lượng ở mức quá thấp lại càng là điều không được mong muốn vì nhiều nguồn lực sẽ không được sử dụng, trong đó có lao động, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Giữa mức sản lượng cao làm tăng tỷ lệ lạm phát và mức sản lượng thấp làm tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thì sản lượng đáng mong muốn là mức trung dung giũa hai cực đó, một mức sản lượng không quá cao để tỷ lệ lạm phát vừa phải và cũng không thấp để tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên. Đó là mức sản lượng mà các nhà kinh tế gọi là sản lượng tiềm năng hay sản lượng xu hướng.

2.2 Mục tiêu: tạo đầy đủ công ăn việc làm hay khống chế tỷ lệ thất nghiệp ở mức tự nhiên

Thực ra trong mục tiêu thứ nhất về sản lượng đã bao hàm cả mục tiêu này, vì rằng sản lượng thực có mối quan hệ chặt chẽ với mức nhân dụng, nhưng việc tách biệt nó thành một mục tiêu riêng để phần tích cũng là cần thiết. Một nền kinh tế toàn dụng hay đầy đủ công ăn việc làm, điều đó không có nghĩa là trong nền kinh tế đó không có người thất nghiệp, hay nói cách khác không một nền kinh tế nào có tỷ lệ thất nghiệp ở mức bằng không. Ví dụ có thời kỳ nền kinh tế Mỹ toàn dụng ở tỷ lệ thất nghiệp xấp xỉ 6%.

Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề bằng cách bắt đầu từ một số khái niệm liên quan.

  • Trước hết là định nghĩa về thất nghiệp. Có thể nói thất nghiệp là tình trạng không có việc làm của người trong độ tuổi lao động có đăng ký tìm việc và sẵn sàng làm việc.

Khi tính tỷ lệ thất nghiệp, người ta tính số người thất nghiệp trong 100 người trong độ tuổi lao động, có đăng ký tìm việc, tức là tính số phần trăm của lực lượng lao động không có việc làm.

  • Lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có việc làm hay chưa có việc làm đang đăng ký tìm việc làm.

Như vậy, không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động đều nằm trong lực lượng lao động. Do đó, không phải tất cả những người trong độ tuổi lao động không có việc làm đều là người thất nghiệp. Ví dụ: các sinh viên đang theo học ở các trường cao đẳng hay đại học, những người địa chủ giàu có, những kẻ nghiện ma túy không làm việc,... không phải là những người thất nghiệp, vì họ không đăng ký tìm việc và cũng không sẵn sàng làm việc, cho dù tất cả họ nằm trong độ tuổi lao động.

Lý do khiến người ta không tìm được việc làm lại là tiêu chí để xếp họ vào một loại thất nghiệp cụ thể, bao gồm các dạng:

  • Thất nghiệp tạm thời hay dai dẳng: là mức thất nghiệp tối thiểu không thể loại trừ trong một xã hội năng động. Đó là những học sinh, sinh viên mới ra trường trong thời gian tìm việc, những người thất nghiệp do đang chuyển công việc hay do thay đổi nơi cư trú .
  • Thất nghiệp cơ cấu: đề cập đến con số thất nghiệp do nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu, tạo ra sự không đồng bộ giữa tay nghề và cơ hội có việc làm.
  • Thất nghiệp chu kỳ: là mức thất nghiệp xuất hiện trong những thời kỳ nền kinh tế suy thoái hay đình trệ, vì vậy một số lao động bị sa thải. Do đó thất nghiệp chu kỳ còn được gọi là thất nghiệp bắt buộc.

Nếu trong một nền kinh tế chỉ tồn tại hai dạng thất nghiệp đầu là: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu thì được xem đã toàn dụng nhân công, hay nói cách khác nền kinh tế đang ở mức thất nghiệp tự nhiên. Như vậy, chỉ khi nào tỷ lệ thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, thì mới xuất hiện mức thất nghiệp chu kỳ.

Nhưng cũng cần làm rõ: tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không phải là một con số bất biến. Nó có thể biến động hoặc do hành vi của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình hoặc do các thay đổi trong chính sách của chính phủ...

Mối quan hệ giữa sản lượng với tỷ lệ thất nghiệp:

Định luật OKUN thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa sản lượng thực tế (Y) với tỷ lệ thất nghiệp thực tế (U).

Có hai cách tính tỷ lệ thất nghiệp thực tế phổ biến là:

  • Theo cách trình bày của Samuelson và Nordhaus

“Khi sản lượng thực tế (Y) thấp hơn sản lượng tiềm năng (Yp) 2%, thì U tăng thêm 1% so với Un”

Công thức tính: \(Ut = Un+ \frac{Yp-Y}{Yp}\times \frac{100}{2}\)                   (1.1)

Ví dụ 1: Quốc gia A có sản lương tiềm năng Yp = 2.000 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Un = 5%. Sản lượng thực tế hiện nay là Y = 1.900 tỷ USD, thì tỷ lệ thất nghiệp thực tế tương ứng là:

\(Ut = 5+\frac{2.000-1.900}{2.000} \times \frac{100}{2} = 7,5\%\)

Nhược điểm cách tính này là: nếu không xác định được tỷ lệ thất ng­hiệp tự nhiên Un, thì không thể tính được tỷ lệ thất nghiệp thực tế U.

  • Theo cách trình bày của Fischer và Dornbusch

“Khi tốc độ tăng của Y tăng nhanh hơn tốc độ tăng của Yp 2,5%, thì U giảm bớt 1% so với thời kỳ trước đó”:

Công thức tính:

\(U_t = U_{t-1} - 0,4 (g-p)\)                 (1.2)

Với     Ut : Tỷ lệ thất nghiệp năm t

Ut-1: Tỷ lệ thất nghiệp năm t-1

g : Tốc độ tăng trưởng của Y

p : Tốc độ tăng của Yp

Trong đó: \(g = \frac{Y_t-Y_{t-1}}{Yp_{t-1}} \times 100\)

Yt: Sản lượng thực năm t

Yt-1: Sản lượng thực năm t-1

Ypt: Sản lượng tiềm năng năm t

Yp : Sản lượng tiềm năng năm t-1

Ví dụ 2: Năm 2017 quốc gia B có sản lượng tiềm năng là 1.100 tỷ USD, sản lương thực là 1.000 tỷ USD, tỷ lệ thất nghiệp là 7%. Năm 2018 có sản lượng tiềm năng tăng lên là 1.155 tỷ USD, sản lượng thực tế là 1.100 tỷ USD. Theo cách tính của nhóm Fischer thì tỷ lệ thất nghiệp năm 2018 của quốc gia B là:

\(g = \frac{1.100-1.000}{1.000} \times 100 = 10\%\)

\(p= \frac{1.1155-1.100}{1.100} \times 100 = 50\%\)

\(U_{2018} = U_{2017}-0,4(g-p)\)

\(U_{2018} = 7-0,4(10-5) = 5\%\)

  • Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng sản lượng quốc gia thực của nền kinh tế.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phấn trăm gia tăng hàng năm của sản lượng quốc gia thực, hay của thu nhập bình quân đầu người.
  • Thu nhập bình quân đầu người hàng năm (PCI:) là thu nhập quốc gia thực tính trung bình trên mỗi công dân hàng năm, được tính bằng cách lấy tổng thu nhập quốc gia thực chia cho dân số hàng năm:

\(PCI = \frac{GNI}{L}\)                    (1.3)

Với      PCI: Thu nhập bình quân đầu người hàng năm

 GNI: Tổng thu nhập quốc gia thực

 L: Dân số hàng năm

Từ biểu thức (1.3), chúng ta có thể suy ra mối quan hệ: 

gPCI = gGNI - gL                       (1.4)

Trong đó:

gPCI: Tốc độ tăng trưởng của thu nhập bình quân đầu người hàng năm

gGNI: Tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập quốc gia thực hàng năm

gL = n: Tốc độ tăng dân số hàng năm

Tuỳ theo tình hình số liệu thu thập mà tính tốc tăng trưởng kinh tế hàng năm, hay tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính theo công thức:

\(g_t = \frac{Y_t - Y_{t-1}}{Y_{t-1}} \times 100\)                                 (1.5)

Với      gt: Là tốc tăng trưởng kinh tế năm t

Yt : Sản lượng thực năm t

Yt-1: Sản lượng thực năm t-1

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn (1-t) được tính:

\(\bar{g}_{1-t}= (\sqrt[t-1] \frac{Y-t}{Y_1})\times 100\)              (1.6)

Ví dụ 3: Quốc gia A có sản lượng thực năm 2016 là 100 tỷ USD và năm 2018 là 121 tỷ USD . Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm trong giai đoạn 2016-2018 là:

\(\bar{g}_{2016-2018}= (\sqrt[2] \frac{121}{100}-1)\times 100 = 10\%\)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cho chúng ta biết xu hướng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế.

Nguyên tắc 70:

Trong quá trình nghiên cứu và tính toán, các nhà kinh tế đã tìm ra “nguyên tắc 70” như sau:

  • Nếu biến số Y có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là g phần trăm, thì số năm để Y tăng gấp đôi là sau 70/g năm:

\(N = \frac{70}{g}\)                                (1.7)

Trong đó N: Số năm để biến Y tăng gấp đôi

    g: Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của biến Y

Từ biểu thức (1.7), chúng ta nhận thấy thời gian để một biến số tảng gấp đôi chỉ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của biến, chứ không phụ thuộc vào giá trị ban đầu của biến số.

Ví dụ 4: Nếu GDP thực của quốc gia A có tốc độ tăng trường bình quân hàng năm là 10%, thì sau N = 70/10= 7 năm, GDP thực sẽ tăng gấp đôi.

2.3 Mục tiêu: Mức giá chung tương đối ổn định hay tỷ lệ lạm phát vừa phải

Khi nền kinh tế chuyên từ mức lạm phát tháp lên một mức lạm phát cao sẽ có nhiều người bị tác động. Một trong những người bị thiệt hại nặng nề nhất là tầng lớp hưởng lương cố định.

  • Như vậy lạm phát là gì? Đó là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên theo thời gian. Khi nói mức giá chung tăng lên không có nghĩa là tất cả các mặt hàng đều tăng giá, mà trong đó có mặt hàng tăng giá nhiêu có mặt hàng tăng giá ít, có mặt hàng giá không đôi, thậm chí có mặt hàng giám giá, nhưng tổng hợp lại thì người ta phái cần một lượng tiền lớn hơn để mua một giỏ hàng như trước đây.
  • Khái niệm lạm phát sẽ được rõ ràng hơn khi đề cập đến cách tính tỷ lệ lạm phát.
    • Tỷ lệ lạm phát (If hay \(\pi\))  của một năm nào đó là tỷ lệ phần trăm tăng lên của chỉ số giá năm đó so với chỉ số giá của năm trước.
      \(I^t_f = \frac{P_t-P_{t-1}}{P_{t-1}}\times 100\)                                     (1.8)

Với:    Pt là chỉ số giá năm t

Pt-1 là chỉ số giá năm t-1

Ví dụ 5: Chỉ số giá của năm 2016 là 125% và chỉ số giá của năm 2017 là 132,5% thì tỷ lệ lạm phát của năm 2017 sẽ là 6%1.

Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể phàn chia lạm phát thành ba loại:

  • Lạm phát vừa phải hay còn gọi là lạm phát một sổ khi tỷ lệ lạm phát chì dừng lại ở hàng đơn vị, nghĩa là dưới 10%/năm. Tuy nhiên đối với các nứơc phát triển tỷ lệ này có thể chỉ ở khoảng 2%/năm.
    Lạm phát vừa phải là mục tiêu của chính phù các nước hướng đến một nền kinh tế ổn định.
  • Lạm phát phi mã còn gọi là lạm phát hai, ba số, nghĩa là tỷ lệ tăng mức giá chung từ 10% đến dưới 1.000%/năm.
  • Siêu lạm phát hay lạm phát bốn số trở lên, nghĩa là tỷ lệ lạm phát lớn hơn 1.000%/năm. Siêu lạm phát ở Zimbabwe năm 2008 là trường hợp điển hình. Thiếu hụt vốn đáu tư nước ngoài khiến tỷ lệ lạm phát ở đây vượt mức 11 triệu phần trăm. Một số nhà phần tích độc lập cho rằng con số thực còn lớn hơn thế rất nhiều, có thể gẩn 15 triệu phần trăm.

2.4 Mục tiêu: Cán cân thanh toán thuận lợi

Trong xu thế hội nhập, hầu hết các quốc gia đều hoạt động trong tình trạng mở cửa với thế giới, nghĩa là công dân và chính phủ một nước có nhiều giao dịch với công dân và chính phủ các nước khác. Bảng ghi chép một cách có hệ thống các giao dịch đó được gọi là cán cân thanh toán. Nói cách khác cán cân thanh toán được lập nên là để tóm tắt các giao dịch tài chính của một nước với thế giới bên ngoài.

Cán cân thanh toán có thể ở một trong ba tình trạng:

  • Cán cân thanh toán cân bằng khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước ngang bằng với lượng ngoại tệ đi ra.
  • Cán cân thanh toán thặng dư khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước nhiều hơn lượng ngoại tệ đi ra.
  • Cán cân thanh toán thâm hụt khi lượng ngoại tệ đi vào trong nước ít hơn lượng ngoại tệ đi ra.

Tình trạng cán cân thanh toán phản ánh kho dự trữ quốc tế của một nước. Dự trữ quốc tế của ngân hàng trung ương sẽ tăng (giảm) khi cán cân thanh toán thặng dư (thâm hụt). Nhiều vấn đề này sinh khi kho dự trữ quốc tế sụt giảm, có thể hình dung như vấn đề khó khăn mà một gia đình phải đối mặt khi kho tiền cạn đi.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON