YOMEDIA
NONE

Bài 1: Tiền tệ và hoạt động của ngân hàng


Nhằm giúp bạn nắm rõ hơn về chức năng, hình thái của tiền tệ và hoạt động của ngân hàng, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 1: Tiền tệ và hoạt động của ngân hàng dưới đây. Chúc các bạn học tốt!

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1. Tiền tệ

Chúng ta có thể hình dung hình thức trao đổi hiện vật sẽ khó khăn đến mức nào khi mà hoạt động sản xuất được đa dạng hóa. Với ví dụ nhỏ dưới đây bạn sẽ có ngay câu trả lời. Một anh thợ đóng giày đang cần gạo, người thợ dệt vải muốn có giày lại không có gạo mà chỉ có vải. Trong khi đó người trồng lúa đang muốn có cây búa mà người thợ rèn lại muốn có củi. Sau hết bác tiều phu lại cần vải.

Quá trình trao đổi trên vẫn có thể thực hiện được, nhũng hết sức phức tạp và tốn nhiều công sức và thời gian. Đó là lý do cho sự cần thiết để tiền tệ ra đời. Tiền tệ ra đời giúp cho quá trình trao đổi hàng hoá trở nên dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.

Tiền là bất kỳ phương tiện nào được chấp nhận chung, để thanh toán cho việc mua hàng hay để thanh toán nợ nần.

1.1 Các hình thái của tiền

Với tư cách là một công cụ trao đổi, tiền đã trải qua 3 hình thái cơ bản:

Tiền hàng hóa

  • Tiền hàng hóa là một trong các hình thức tiền xuất hiện sớm nhất. Trong hệ thống tiền hàng hóa, vật dùng làm tiền có giá trị vốn có của nó. Nói cách khác, giá trị của tiền bằng đúng giá trị của vật dùng làm tiền.
  • Trong lịch sử nhân loại vào các thời kỳ khác nhau và ở những nơi khác nhau, đã có rất nhiều loại sản phẩm được dùng làm tiền. Từ các vật phẩm không phải là kim loại như: vỏ sò, vỏ ốc, cây trái, gia súc, thuốc lá, dầu ăn, muối, hạt tiêu, đá tảng đến các kim loại như đồng, bạc, vàng, ....
  • Việc thay đổi từ loại vật phẩm không kim loại sang vật phẩm kim loại của tiền là do trong thực tế sử dụng, con người thấy rằng vật dùng làm tiền phải thỏa mãn một số tính chất cơ bản như là có giá trị, lâu bền, dễ vận chuyển, dễ chia nhỏ.
  • Tuy nhiên, hình thái tiền kim loại tuy thỏa mãn được các tính chất trên; nhưng ngoài việc được sử dụng làm tiền, chúng còn có thể được sử dụng cho những mục đích khác, nghĩa là chi phí cơ hội cho việc sử dụng kim loại làm tiền sẽ rất cao. Do vậy người ta lại phải tiếp tục tìm kiếm một hình thái mới của tiền, để tiết kiệm việc sử dụng kim loại và đồng thời thay thế kim loại. Bước đột phá đầu tiên cho ỷ tưởng này là tiền qui ước ra đời.

Tiền qui ước (Fiat money)

  • Tiền qui ước còn được gọi là tín tệ hay chỉ tệ, là loại tiền được lưu hành do chỉ thị. Nó có tên gọi là tiền qui ước vì giá trị ghi trên mặt đồng tiến chỉ là giá trị được qui ước, giá trị này lớn hơn chi phí sản xuất ra tiền rất nhiều, dễ dàng tạo thành khi có nhu cầu và người tạo ra chúng (Ngân hàng trung ương) không cẩn phải có hàng hoá bảo chứng.
  • Khả năng tạo ra tiền qui ước chỉ tồn tại đến chừng nào những người tham gia trên thị trường (tư nhân, ngân hàng và các doanh nghiệp khác) cho là tiền phát hành này vẫn có một giá trị nhất định và hạn chế quyền được cung ứng tiền bằng luật pháp.
  • Những người ủng hộ tiền qui ước cho rằng bằng cách đó, xã hội tiết kiệm các nguồn lực khan hiếm cần thiết để sản xuất ra tiền với tư cách là một phương tiện trao đổi. Trong khi những người chỉ trích lại nhìn thấy đây là một phương thức làm giàu không công bằng của chính phủ.
  • Tiền qui ước có hai loại là tiền giấy và tiền kim loại.

Tiền qua ngân hàng

  • Trong các nền kinh tế hiện đại, ngoài tiền qui ước còn có hình thái tiền qua ngân hàng hay tiền ghi nợ. Nó là một phương tiện trao đổi dựa trên khoản nợ của ngân hàng, và ngân hàng có nghĩa vụ sẽ chi trả ở dạng tiền mặt bất cứ khi nào có yêu cầu. Ví dụ cho loại tiền này là khoản tiền gửi có thể phát hành ở dạng sec, tiền điện tử (Visa card, Master card, ATM card,..).

1.2 Chức năng của tiền

Tiền có 3 chức năng:

Chức năng là trung gian trao đổi (hay phương tiện thanh toán)

  • Trong một nền kinh tế nếu không có một thước đo giá trị chung là tiền, thì một giao dịch chỉ thành công khi có sự phù hợp nhu cầu trao đổi. Ví dụ: Một anh thợ đóng giày muốn đổi giày lấy gạo, nhưng người nông dân có gạo lại không cần giày mà cần vải. Cả hai có thể phải tìm kiếm rất lâu cho đến khi gặp được người có ý định giao dịch phù hợp.
  • Cùng với tiền, quá trình trao đổi trên được thực hiện rất đơn giản. Anh thợ giày có thể bán giày cho người có nhu cầu để lấy tiền và dùng tiền mua gạo của người nông dân. Người nông dân dùng tiền bán gạo để mua vải.
  • Việc phát minh ra tiền tệ cho phép con người vượt qua phương thức trao đổi hiện vật phức tạp, khó thực hiện và tốn nhiều công sức. Do đó chức năng quan trọng nhất của tiền là phương tiện thanh toán trong mua bán các hàng hóa và dịch vụ. Tiền là một phương tiện thanh toán đơn giản và hiệu quả, vì nó đáp ứng được các đòi hỏi là khả năng giao nhận ngay, được bảo đảm không thể làm giả và có tính khả phân.

Chức năng là đơn vị hạch toán

  • Tiền với vai trò là một thước đo giá trị, thì giá cả trong nền kinh tế có thể được thể hiện bằng đơn vị tiền tệ. Ví dụ: tỷ lệ trao đổi 1 ổ bánh mì = 1.000 đơn vị tiền; 1 giờ lao động = 50.000 đơn vị tiền. Ngoài ra, người ta có thể biết được qui mô hoạt động của một công ty qua số tiền thu được hàng năm, biết được mức độ to lớn, hiện đại hay vị trí của một ngôi nhà qua số tiền phải trả cho nó...
  • Tiền tệ trở thành một thước đo thống nhất được thừa nhận để tính toán giá cả, biểu hiện cho giá trị của sản phẩm và dịch vụ trong nền kinh tế.

Chức năng dự trữ giá trị

  • Một phương tiện thanh toán phải giữ được giá trị của nó. Do đó chỉ những hàng hóa không hư hỏng khi cất giữ mới được dùng làm tiền.
  • Nếu tiền không tồn tại, thì người nông dân chỉ có khả năng trao đổi gạo để lấy vải chừng nào gạo chưa bị mốc hư. Khi tiền tồn tại, người nông
  • dân sẽ chọn cách tốt nhất là đổi gạo lấy tiền, vì đó là phương tiện cất trữ có thể bảo toàn giá trị. Bạn lãnh lương hôm nay, nhưng có thể dùng nó để chi tiêu trong nhiều ngày tới, thậm chí để dành một phần cho đến khi bạn không còn đủ sức lao động để làm việc nữa. Bạn có thể thu tiền bán hàng vào cuối tháng này, để chi trả cho việc nhập hàng trong tháng sau. Nói chung, khi việc thu và chi, mua và bán không diễn ra đồng thời, thì tiền tệ vẫn giữ được giá trị.

Tuy nhiên, khi giá cả tăng nhanh dẫn đến tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế cao, người ta có thể dùng ngoại tệ hay vàng để đo lường hay dự trữ giá trị hơn là dùng tiền.

1.3 Khối tiền tệ (Money - \(\overline{M}\) )

Khái niệm “tiền” không gắn với một vật nhất định. Một vật được gọi là tiền khi thoả mãn 3 chức năng nói trên. Vì các vật khác nhau thỏa mãn các chức năng trên ở các mức độ khác nhau, nên khó có thể xác định ranh giới giữa những gì là tiền, và nhung gì không phải là tiền. Vì lý do này mà các ngân hàng trung ương định nghĩa khái niệm tiền và khối tiền theo nhiếu cách khác nhau.

  • Tiền giao dịch: \(\overline{M_1}\)
    • Định nghĩa chính thức về tiền nêu trên là cách đo lường tiền theo nghĩa hẹp nhất, lượng cung tiền chỉ bao gồm những công cụ tài chính có chức năng trao đổi. Với cách đo lường này, khối tiền tệ (hay cung tiển tệ) là tổng lượng tiền hiện có dùng cho giao dịch, được ký hiệu là \(\overline{M_1}\) bao gồm các thành tố: 
      • Tiền mặt ngoài ngân hàng
      • Tiền gửi không kỳ hạn có thể viết sec
      • Séc du lịch
        \(\overline{M_1} = C^M + D^M + \text{Séc du lịch}\)
        CM: Tiền mặt ngoài ngân hàng
        DM: Tiền gửi không kỳ hạn sử dụng sec

Đặc điểm của \(\overline{M_1}\) là tính thanh khoản rất cao, nghĩa là các thứ tiền này có thể chuyển đổi lập tức thành tiền tại một mức giá cho trức. Do đó \(\overline{M_1}\) còn được gọi là tiền hẹp hay tiền giao dịch.

  • Tiền rộng \(\overline{M_2}\) : bao gồm:
    • Tất cả những công cụ tài chính trong \(\overline{M_1}\)
    • Những khoản tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn
    • \(\overline{M_2} = \overline{M_1}\) + Tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn

Khối tiền tệ có thể được định nghĩa rộng hơn nữa là \(\overline{M_3}\) hay \(\overline{M_4}\) ... khi đó nó bao gồm cả tiền gửi ở các định chế tài chính khác, các giấy tờ cầm cố ...

\(\overline{M_3} = \overline{M_2}\) + Tiền gửi ở các định chế tài chính khác

\(\overline{M_4} = \overline{M_3} + \cdots\)

Trong phân tích kinh tế vĩ mô cơ bản, chúng ta giới hạn \(\overline{M} = \overline{M_1}\)

2. Hoạt động của ngân hàng

Hệ thống ngân hàng hiện đại, bao gồm một Ngân hàng Trung ương và nhiều ngân hàng trung gian

Ngân hàng Trung ương ở Hoa Kỳ là Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed­eral Reserve - gọi tắt là Fed), Ngân hàng Trung ương ở Việt Nam là Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

  • Ngân hàng Trung ương

Ngân hàng Trung ương (NHTW) điều khiển trên một phạm vi rộng các chức năng hoạt động ngân hàng, điều hòa và giám sát. Nó có trách nhiệm công cộâng to lớn và những quyến lực hành pháp rộng rãi. Những chức năng hoạt động chủ yếu của NHTW là:

  • Quản lý các ngân hàng trung gian: cấp giấy phép và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng này, nhằm bảo đảm hệ thống ngân hàng trung gian hoạt động lành mạnh, không trục trặc.
  • Là ngân hàng của các ngân hàng trung gian: cho các ngân hàng trung gian vay khi chúng gặp khó khăn về tài chính, để cũng cố lòng tin vào hệ thống ngân hàng, tránh nguy cơ xảy ra cơn hoảng loạn tài chính, nhằm tránh sự sụp đổ không đáng có trong hệ thống ngân hàng.
  • Là cơ quan độc quyền in và phát hành tiền; can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều hòa tỷ giá hối đoái và quản lý dự trữ tài sản nước ngoài, duy trì giá trị của tiền tệ quốc gia ở nước ngoài.
  • Là ngân hàng của chính phủ: cung cấp cho chính phủ tiền gửi ngân hàng và những phương tiện vav mượn, đồng thời là cơ quan đại diện và thay mặt chính phủ về mặt tài chính.
  • Vận dụng những công cụ của chính sách tiền tệ và tín dụng nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu như kiểm soát lạm phát, thúc đẩy đầu tư, cũng như điều hòa những biến động của tiền tệ quốc tế.

Để có thể tiến hành một loạt các chức năng hành chính và điều hòa như trên, đòi hỏi nền kinh tế phải hòa nhập cao, một hệ thống tài chính hoàn thiện và dân cư có trình độ học vấn cao, được đào tạo tốt để có sự hiểu biết cần thiết. Những đặc điểm đó trong thực tế chỉ có ở các nước phát triển.

Ở các nước đang phát triển thì tình hình khác hẳn, do đó NHTW khó có khả năng linh hoạt, cũng không có khả năng độc lập để đãm nhiệm những chức năng tiền tệ kinh tế vĩ mô và điều hòa như đã nêu trên. Trong điều kiện như vậy, việc lớn nhất mà NHTW ở các nước này có thể làm được là làm cho dân chúng trong nước và đối tác nước ngoài tin vào giá trị của dồng tiền trong nước như một đơn vị thanh toán có thể đứng vững và ổn định được, cũng như tin vào sự thận trọng và trách nhiệm của hệ thống tài chính trong nước.

  • Ngân hàng trung gian

Ngân hàng trung gian (NHTG) bao gồm toàn bộ các ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng đầu tư và tổ chức tài chính có chức năng kinh doanh tiền và đầu tư nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Để biết được hoạt động chủ yếu của một NHTG ta có thể nhìn vào bảng tổng kết tài sản của nó:

Bảng 5.1:

TÀI SẢN CÓ

TÀI SẢN NỢ

Tài sản dự trữ:

900

Tiền gửi có thể phát hành sec

16.000

+ Dự trữ tại NHTW

420

 

 

+ Dự trữ tiền mặt

480

 

 

Tài sản thanh khoản

3.200

Tiền gửi tiết kiệm

9.650

Đầu tư chứng khoán

10.500

Tiền gửi có kỳ hạn

12.600

Cho vay

35.000

Tài sản nợ khác

16.930

Tài sản khác

4.650

 

 

Tổng cộng

55.180

Tổng cộng

55.180

  • Bên tài sản nợ phản ánh nguồn hình thành tài sản của ngân hàng, bao gồm toàn bộ số tiền ngân hàng nhận gửi (tiền gửi có thể phát hành sec, tiền tiết kiệm và các khoản gửi không kỳ hạn khác) và một số khoản liên quan đến "thị trường bán buôn về tiền gửi" - thị trường cho vay lẫn nhau giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính trung gian khác.
  • Bên tài sản có cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn tiền nhận gửi để làm gì. Thứ nhất là gửi một số vào NHTW theo qui định về dự trữ bắt buộc, và dự trữ tùy ý ở dạng tiền mặt tại ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tiền mặt mà khách hàng yêu cầu. Thứ hai là dùng để cho vay. Khoản cho vay này có thể chuyển đổi lập tức sang tiền mặt, mà không có một rủi ro nào, được gọi là tài sản thanh khoản. Phấn khác nằm ở dạng đầu tư chứng khoán (ví dụ như trái phiếu nhà nước dài hạn). Các chứng khoán này ngân hàng có thể bán nhanh chóng khi cần thiết, nhưng so với tài sản thanh khoản, mức rủi ro của nó cao hơn vì mức giá của chứng khoán luôn dao động. Phần khác nữa trong tài sản có là khoản cho các công ty vay để sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình vay cho việc mua sắm các tiện nghi sinh hoạt.

3. Cách tạo tiền và phá hủy tiền qua ngân hàng trung gian

Chúng ta bắt đầu bằng các giả định:

  • Tỷ lệ dự trữ chung của các ngân hàng là d =10%.
  • Mọi người có tiền mặt đều gửi vào ngân hàng.
  • Tỷ lệ cho vay của các ngân hàng (1 - d) = 90%

Tiền dự trữ là tiền gửi mà ngân hàng giữ lại, không cho vay.

Từ đó có thể phân tích quá trình tạo tiền của ngân hàng trung gian qua một ví dụ đơn giản sau đãy:

  • Nếu ông A gửi 1.000 VNĐ vào ngân hàng, ta gọi là NHTM I, sẽ nhận được chứng thư (sổ séc, sổ tiết kiệm,...) có quyền sở hữu 1.000 VNĐ trong NHTM nói trên. NHTM sẽ dự trữ 100 VNĐ (10%) & cho vay 900 VNĐ (90%).
  • NHTM I cho ông B vay 900 VNĐ này để trả nợ cho ông C, ông C sẽ gửi số tiền 900 VNĐ này vào NHTM II và nhận được chứng thư có quyền sở hữu 900 VNĐ. NHTM II sẽ dự trữ 90 VNĐ (10%) & cho vay thêm 810 VNĐ.
  • Quá trình trên cứ tiếp diễn ...

Như vậy từ 1.000 đồng tiền mặt ban đầu, lượng tiền qua ngân hàng sẽ là:

\(\Delta \overline{M} = 1.000+900+800+ ....\)

\(\Delta \overline{M} = \Delta H +(1-d)\Delta H + (1-d)^2\Delta H + ....\)

\(\Delta \overline{M} = \frac{1}{1-(1-d)} \times \Delta H\)

\(\Delta \overline{M} = \frac{1}{d}\times \Delta H\)

\(\Delta \overline{M}= \frac{1}{0,1} \times 1.000 = 10.000\)

Bảng 5.2: Tóm tắt quá trình tạo ra tiền của hệ thống ngân hàng thương mại:

CÁC NGÂN HÀNG

TÀI SẢN NỢ

TÀI SẢN CÓ

 

Tiền gửi

tăng thêm

Cho vay

tăng thêm

Dự trữ

tăng thêm

NH I

1.000

900

100

NH II

900

810

90

NHIII

810

729

81

...

...

...

...

Hệ thống NH

\(\sum\) = 10.000

\(\sum\) = 9.000

\(\sum\) = 1.000

Quả thực các ngân hàng thương mại cỏ khả năng tạo ra tiền, nhưng không phải là một con số vô hạn. Độ lớn khối tiền được tạo ra phụ thuộc vào tỷ lệ dự trữ. Theo ví dụ trên, với tỷ lệ dự trữ là 10% thì sẽ tạo được một lượng tiền lớn gấp 10 (=1/10%) lần lượng tiến ban đầu.

Nếu tỷ lệ dự trữ là 100%, nghĩa là 1.000VNĐ NHTM I nhận gửi từ ông A được đem dự trữ toàn bộ, thì sẽ không có khoản nào để cho vay. Và như vậy 1.000 đồng đưa vào ngân hàng, thì cuối cùng tổng số tiền vẫn là 1.000 đồng. Điều đó cho thấy sở dĩ NHTG có thể tạo ra tiền, là nhờ vào hoạt động cho vav, và hoạt động này chỉ có thể thực hiện được khi tỷ lệ dự trữ nhỏ hơn 100%. Tỷ lệ dự trữ càng nhỏ, thì lượng tiền được tạo ra càng lớn.

Cách huỷ tiền cũng tương tự, khi có người rút tiền ra khỏi ngân hàng 1.000VND, thì cuối cùng lượng tiền sẽ giảm 10.000VNĐ

Qua sự phân tích này, số nhân đơn giản của tiền là nghịch đão của tỷ lệ dự trữ: 1/d

4. Số nhân tiền tệ (kM)

  • Khái niệm:

Từ ví dụ trên ta có thể đưa ra khái niệm về số nhân của tiền tệ như sau:

Số nhân tiền tệ là hệ số phản ảnh mức thay đổi của lượng cung tiền khi lượng tiền mạnh thay đổi một đơn vị:

\(\overline{M} = k^M.H\)

\(\Delta \overline{M} = k^M.\Delta H\)

\(k^M = \frac{\overline{M}}{H}\)                             (5.1)

Hay     \(k^M = \frac{\Delta \overline{M}}{\Delta H}\)

Với \(\overline{M}\): là lượng cung tiền, bao gồm lượng tiền mặt ngoài ngân hàng (CM) và tiền gửi không kỳ hạn (DM)

\(\overline{M} = C^M + D^M\)

     H: là lượng tiền mạnh hay còn gọi là tiền cơ sở, là lượng tiền mà ngân hàng trung ương đã phát hành, bao gồm tổng dự trữ trong hệ thống ngân hàng (RM), cộng với tiền mặt ngoài ngân hàng (CM):

H = CM + RM

  • Công thức tính:
    • Gọi ctỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng so với tổng số tiền gửi. Tỷ lệ này được quyết định bởi tình trạng lưu thông, công nghệ tài chính cũng như bởi tập tục. Thí dụ ở các nước có nền tài chính kém phát triển như Việt Nam, thì thường có nhu cầu dùng một lượng tiền mặt khá lớn trong thanh toán (thay vì dùng séc):
               c = CM/DM, do đó CM = c.DM
    • Gọi dtỷ lệ dự trữ chung bao gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dbb) và tỷ lệ dự trữ tùy ý (dty) tính trên tổng tiền gửi: d = dbb + dty
    • Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dbb) là tỷ lệ dự trữ mà NHTW quy định cho từng loại tiền gửi đối với NHTM và nộp vào tài khoản của NHTM mở ở NHTW.
    • Tỷ lệ dự trữ tuỳ ý (dty) là tỷ lệ dự trữ tự do của mỗi ngân hàng, tiền dự trữ này được giữ tại quỹ của ngân hàng để chi trả cho khách hàng rút tiền khi có yêu cầu.

d = RM/DM, do đó RM = d.DM

\(\rightarrow\) H = CM + RM = c.DM + d.DM =(c+d)DM

\(​​\overline{M}\) = CM + DM =c.DM + DM = (c + 1)DM

Thế vào (5.1), ta có công thức tính số nhân của tiền:

\(k^M = \frac{\overline{M}}{H} = \frac{(c+1)D^M}{(c+d)D^M}\)

\(k^M = \frac{c+1}{c+d}\)                                                  (5.2)

Những điều kiện cần phải có để kM >1 (hay NHTG có thể tạo ra tiền) là d < 1 và NHTG phải cho vay khoản dự trừ thừa.

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON