Hoạt động trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
Nhận biết dung dịch, chất tan và dung môi
Chuẩn bị: nước, muối ăn, sữa bột (hoặc bột sắn, bột gạo, …), copper(II) sulfate; cốc thuỷ tinh, đũa khuấy.
Tiến hành:
- Cho khoảng 20 mL nước vào bốn cốc thuỷ tinh, đánh số (1), (2), (3) và (4).
- Cho vào cốc (1) 1 thìa (khoảng 3g) muối ăn hạt, cốc (2) 1 thìa copper(II) sulfate, cốc (3) 1 thìa sữa bột, cốc (4) 4 thìa muối ăn. Khuấy đều khoảng 2 phút, sau đó để yên.
Quan sát và trả lời câu hỏi:
1. Trong các cốc (1), (2), (3), cốc nào chứa dung dịch? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết? Chỉ ra các chất tan, dung môi trong dung dịch thu được.
2. Phần dung dịch ở cốc (4) có phải là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng không? Giải thích.
Hướng dẫn giải chi tiết Hoạt động trang 20
Phương pháp giải
Quan sát hình 4.1 và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết
1. Cốc (1) và cốc (2) chứa dung dịch. Do hai cốc này là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.
+ Cốc (1): chất tan là muối ăn; dung môi là nước.
+ Cốc (2): chất tan là copper(II) sulfate; dung môi là nước.
2. Phần dung dịch ở cốc (4) là dung dịch bão hoà ở nhiệt độ phòng. Do ở điều kiện này dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan được nữa.
-- Mod Khoa học tự nhiên 8 HỌC247
-
Tính nồng độ mol của các dung dịch sau
bởi Vũ Vy 28/08/2024
a. 0,6 mol MgCl2 trong 10,5 lít dung dịch
b.400g CuSO4 trong 5 lít dung dịch
Theo dõi (0) 0 Trả lời
Bài tập SGK khác
Mở đầu trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi trang 20 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 21 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 1 trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Giải Câu hỏi 2 trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT
Hoạt động trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức – KNTT