YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 44: Hệ sinh dục ở người và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên


Làm mẹ là một "thiên chức" thiêng liêng, cao cả và đầy sự hi sinh của người phụ nữ. Vì sao phụ nữ có thể thực hiện được "thiên chức" đó? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 44: Hệ sinh dục ở người và bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ sinh dục

a. Chức năng của hệ sinh dục

- Đảm nhận chức năng sinh sản và duy trì nòi giống

b. Cơ quan sinh dục nam

Hình 44.1. Cấu tạo cơ quan sinh dục nam

- Cơ quan sinh dục nam gồm các bộ phận: tinh hoàn chứa trong bìu, ống dẫn tinh, túi tinh, mào tinh hoàn, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật. Cơ quan sinh dục nam có chức năng sản xuất, lưu giữ, nuôi dưỡng tinh trùng và giải phóng tinh trùng trong quá trình thụ tinh; sản xuất hormone điều hoà quá trình sinh tinh trùng.

c. Cơ quan sinh dục nữ

Hình 44.2. Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ

- Cơ quan sinh dục nữ gồm các bộ phận: buồng trứng, ống dẫn trứng, phễu dẫn trứng, tử cung, tuyến tiền đình, ống dẫn nước tiểu, âm đạo. Cơ quan sinh dục nữ có chức năng sản xuất trứng; là nơi diễn ra quá trình thụ tinh, thụ thai, nuôi dưỡng thai và sinh con; sản xuất hormone điều hoà quá trình sinh trứng.

1.2. Thụ tinh và thụ thai

- Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng trong ống dẫn trứng tạo thành hợp tử.

- Thụ thai là quá trình phổi bám vào niêm mạc tử cung, làm tổ và phát triển thành thai.

Hình 44.3. a) Thụ tinh; b) Thụ thai

1.3. Hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai

- Kinh nguyệt là hiện tượng xảy ra khi trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu.

- Để phòng tránh thai, có thể sử dụng các biện pháp:

+ Ngăn cản quá trình chín và rụng trứng: sử dụng thuốc tránh thai.

+ Ngăn cản không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh: sử dụng bao cao su, thắt ống dẫn tinh (triệt sản nam), thắt ống dẫn trứng (triệt sản nữ), tính vòng kinh. 

+ Ngăn cản không cho phôi làm tổ và phát triển thành thai: đặt vòng tránh thai (dụng cụ tử cung).

1.4. Một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục

1.5. Bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên

- Một số biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên:

+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

+ Có lối sống lành mạnh.

+ Chủ động tìm hiểu kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản.

+ Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền trong và ngoài nhà trường tại các địa phương. 

+ Ban hành các chính sách nhằm chăm sóc, bảo vệ và tăng cường sức khỏe sinh sản vị thành niên. 

- Điều tra hiểu biết của học sinh trong trường về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng ?

 

 

Hướng dẫn giải

Tinh hoàn là là nơi sản xuất ra tinh trùng ở cơ quan sinh dục nam.

 

Ví dụ 2:  Bệnh nào dưới đây thường khó phát hiện ở nữ giới hơn là nam giới và chỉ khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện thành triệu chứng ?

A.Tất cả các phương án còn lại

B. HIV

C. Lậu

D. Giang mai

 

Hướng dẫn giải

Các triệu chứng bệnh lậu ở nam giới rầm rộ, còn ở nữ thì âm thầm, đến khi phát hiện thì đã nặng.

Đáp án C

 

Luyện tập Bài 44 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Nêu được chức năng của hệ sinh dục.

– Kể tên được các cơ quan và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ.

– Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai.

– Nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai.

– Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục và trình bày được cách phòng chống các bệnh đó.

– Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên

–  Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân.

– Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về sức khoẻ sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục).

3.1. Trắc nghiệm Bài 44 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. 14 – 20 ngày. 
    • B. 28 – 32 ngày.
    • C. 24 – 28 ngày.
    • D.      35 – 40 ngày.
  • Câu 2:

    Bộ phận nào dưới đây thuộc cơ quan sinh dục nữ?

    • A. Tử cung
    • B. Âm đạo
    • C. Tuyến tiền đình
    • D. Tất cả các đáp án trên
  • Câu 3:

    Bộ phận nào dưới đây không thuộc cơ quan sinh dục nữ?

    • A. Tử cung
    • B. Tuyến tiền liệt
    • C. Âm đạo   
    • D. Tuyến tiền đình

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 44 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 44 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON