YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 42: Hệ nội tiết ở người


Nội dung của Bài 42: Hệ nội tiết ở người nhằm giúp các em nắm được chức năng của các tuyến nội tiết và vận dụng để bảo vệ sức khỏa bản thân và người thân trong gia đình. Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học!

ATNETWORK
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các tuyến nội tiết

Hình 42.1. Một số tuyến nội tiết ở người

- Một số tuyến nội tiết ở người gồm: tuyến yên, tuyến tùng, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến trên thận, tuyến tuỵ, tuyến sinh dục (tinh hoàn ở nam giới và buồng trứng ở nữ giới).

- Các tuyến nội tiết sản xuất hormone, được máu vận chuyển đến các cơ quan đích tham gia điều hoà các hoạt động sống của cơ thể.

Bảng 42.1. Một số tuyến nội tiết ở người và chức năng của mỗi tuyến

1.2. Một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng tránh

a. Bệnh tiểu đường: 

Tiểu đường là bệnh phổ biến hiện nay do rối loạn quá trình chuyển hoá carbohydrate, dẫn đến hàm lượng đường trong máu và nước tiểu tăng cao. 

b. Bệnh bướu cổ do thiếu iodine:

 Là bệnh lí do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Nguyên nhân là do trong khẩu phần ăn hằng ngày thiếu iodine làm cho hormone thyroxine không được tiết ra, lúc này tuyến yên sẽ tiết hormone TSH kích thích tuyến giáp tăng cường hoạt động tạo ra sản phẩm và tích luỹ trong nang tuyến giáp ngày càng nhiều dẫn đến tuyến giáp phình to.

Hình 42.2. Tuyến giáp ở người bình thường (a) và người mắc bệnh bướu cổ do thiếu iodine (b)

c. Bệnh lùn và bệnh khổng lồ

- Bệnh lùn và bệnh khổng lồ: Do hoạt động của tuyến yên bị rối loạn gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone GH. Khi lượng hormone GH cao hơn mức bình thường sẽ kích thích sự phân chia mạnh mẽ của các tế bào sụn và tế bào tạo xương gây bệnh khổng lồ (cao hơn 2 m); ngược lại, khi lượng hormone GH thấp hơn mức bình thường sẽ gây bệnh lùn (thấp hơn 1,2 m)

* Cách phòng tránh các bệnh liên quan đến hệ nội tiết:

 Cần có lối sống lành mạnh; chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi hợp lí; tránh tiếp xúc với các chất độc hại; thường xuyên luyện tập thể thao; khám sức khoẻ định kì để phát hiện sớm các bệnh nội tiết; ...

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết ?

A. Tuyến cận giáp

B. Tuyến yên

C. Tuyến trên thận

D. Tuyến sinh dục

 

Hướng dẫn giải

Tuyến sinh dục vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây ?

A. GH      

B. Glucagôn

C. Insulin      

D. Ađrênalin

 

Hướng dẫn giải

Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của Insulin.

Đáp án C

QUẢNG CÁO

Luyện tập Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Kể được tên và nêu được chức năng của các tuyến nội tiết.

– Nêu được một số bệnh liên quan đến hệ nội tiết và cách phòng chống các - bệnh đó.

– Vận dụng được hiểu biết về các tuyến nội tiết để bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân trong gia đình.

– Tìm hiểu được các bệnh nội tiết ở địa phương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 42 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 42 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 42 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON