YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người


Khi nghe một bài hát, chúng ta có thể phân biệt được âm thanh trầm, bổng. Hoạt động của cơ quan, hệ cơ quan nào giúp chúng ta tiếp nhận, phân biệt được cao độ của âm thanh? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ thần kinh

a. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh

- Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương (não bộ, tuỷ sống), bộ phận ngoại biên (dây thần kinh, hạch thần kinh). 

- Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hoà và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Hình 41.1. Cấu tạo hệ thần kinh

b. Một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng, chống

- Một số bệnh về hệ thần kinh

+ Thiếu máu não, mất ngủ,…

- Cách phòng, chống

+ Ngủ đủ giấc; làm việc, nghỉ ngơi hợp lí; tránh lo âu, phiền muộn; tránh sử dụng các chất có hại cho hệ thần kinh, ...

1.2. Các giác quan

a. Cấu tạo, chức năng của mắt, một số bệnh, tật về mắt và cách phòng, chống

- Cấu tạo:

+ Cấu tạo ngoài của mắt gồm các bộ phận: lông mày, lông mi, mi mắt, ...

+ Cầu mắt có cấu tạo gồm các bộ phận: màng giác, thuỷ dịch, thuỷ tinh thể, dịch thuỷ tinh, ...

Hình 41.2. Sơ đồ cấu tạo cầu mắt

- Chức năng:

+ Quan sát, thu nhận lại hình ảnh, màu sắc của sự vật chuyển về trung ương thần kinh (não bộ) để xử lí dữ liệu.

- Một số bệnh, tật về mắt và cách phòng chống

+ Tật khúc xạ (cận thị, viễn thị,…), bệnh đau mắt đỏ, bệnh đục thủy tinh thể,…

Hình 41.3. Một số tất khúc xạ ở mắt

Bảng. Một số tật khúc xạ ở mặt, nguyên nhân và cách khắc phục

+ Cách phòng, chống bệnh về mắt:  

Cần giữ vệ sinh mắt, rửa mắt bằng nước muối sinh lí, đọc sách nơi đủ ánh sáng, không dùng chung khăn…không để mắt tiếp xúc trực tiếp với tia UV; không sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục; cung cấp vitamin A, E; ...

b. Tìm hiểu các bệnh/tật về mắt trong trường học, tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ mắt

c. Cấu tạo của tai, một số bệnh về thính giác và cách phòng, chống

- Cấu tạo:

+ Tai gồm các bộ phận: vành tai, ống tai, màng nhĩ, chuỗi xương tai, vòi nhĩ, ốc tai. 

- Chức năng:

+ Tai có chức năng cảm nhận âm thanh. Sóng âm di chuyển từ bên ngoài qua vành tai, ống tai vào làm rung màng nhĩ; sau đó, sóng âm truyền qua chuỗi xương tai vào tai trong, đến ốc tai.

- Một số bệnh về thính giác:

+ Viêm tai ngoài, viêm tai giữa

- Cách phòng tránh

+ Giữ vệ sinh tai, mũi, họng; tránh nơi có tiếng ồn hoặc tiếng động mạnh, ...

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương không bao gồm thành phần nào dưới đây ?

A. Tiểu não

B. Trụ não

C. Tủy sống

D. Hạch thần kinh

 

Hướng dẫn giải

- Ở hệ thần kinh người, bộ phận ngoại trung ương bao gồm:

+ Não bộ

+ Tủy sống

- Hạch thần kinh nằm ở bộ phận ngoại biên

Đáp án D

 

Ví dụ 2: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là

A. màng cơ sở.

B. màng tiền đình.

C. màng nhĩ.

D. màng cửa bầu dục.

 

Hướng dẫn giải

Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ.

Đáp án C

Luyện tập Bài 41 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Nêu được các bộ phận chính và chức năng của hệ thần kinh.

Trình bày được một số bệnh về hệ thần kinh và cách phòng các bệnh đó.

– Nêu được chức năng và các bộ phận cấu tạo của các giác quan thị giác, thính giác.

– Trình bày được một số bệnh về thị giác, thính giác và cách phòng, chống các bệnh đó.

3.1. Trắc nghiệm Bài 41 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Não bộ, tủy sống
    • B. Dây thần kinh, hạch thần kinh
    • C. Tim, gan
    • D. Hồng cầu, bạch cầu
    • A. Não bộ, tủy sống
    • B. Dây thần kinh, hạch thần kinh
    • C. Tim, gan
    • D. Hồng cầu, bạch cầu
    • A. Điều khiển, điều hòa nhiệt độ cơ thể
    • B. Phối hợp hoạt động của các cơ quan
    • C. Tiếp nhận, tổng hợp, xử lí thông tin và đưa ra các tín hiệu để trả lời các kích thích
    • D. Dẫn truyền xung thần kinh giữa các cơ quan và trung ương thần kinh

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 41 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 41 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 41 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON