YOMEDIA
NONE

Khoa học tự nhiên 8 CTST Bài 36: Thực hành: Cấp cứu, băng bó vết thương, đo huyết áp ở người


Nội dung của Bài 36: Thực hành: Cấp cứu, băng bó vết thương, đo huyết áp ở người nhằm giúp các em thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu xảy ra rất nhiều trong cuộc sống. Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết của bài thực hành.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

- Dụng cụ: băng y tế, gạc y tế, bông y tế, miếng dán vết thương, dây garo, máy đo huyết áp.

- Hoá chất: xà phòng rửa tay, dung dịch sát trung (iodine, nước muối sinh li, oxy già (hydrogen peroxide)).

1.2. Cách tiến hành

a. Cấp cứu người bị chảy máu

* Cấp cứu người bị chảy máu mao mạch và tĩnh mạch

- Bước 1: Rửa tay sạch, kiểm tra vết thương, xác định vị trí chảy máu.

- Bước 2: Dùng ngón tay giữ chặt vết thương đến khi máu ngưng chảy.

- Bước 3: Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng

+ Nếu vết thương nhỏ: Dùng miếng dán vết thương dán kín chỗ bị thương .

+ Nếu vết thương lớn: Đặt một ít bông vào giữa hai miếng gạc rồi đặt vào miệng vết thương, sau đó dùng băng cuốn và buộc chặt lại.

- Bước 4: Theo dõi tình trạng vết thương sau khi băng.

* Cấp cứu người bị chảy máu động mạch và vết thương chảy nhiều máu

Hình 36.1. Các bước cấp cứu người chảy máu động mạch

b. Cấp cứu người bị đột quỵ não

- Bước 1: Nhận biết dấu hiệu đột quỵ thông qua biểu hiện bên ngoài.

- Bước 2: Cho bệnh nhân nằm ở trên mặt phẳng, cứng.

- Bước 3: Nới lỏng quần, áo hoặc để bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.

- Bước 4: Gọi cấp cứu 115

c. Cấp cứu người bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim

- Bước 1: Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim.

- Bước 2: Xử lí tại chỗ:

+ Nếu còn tỉnh táo, bệnh nhân cần:

• Dừng ngay mọi hoạt động đang làm, ngồi nghỉ ngơi.

• Buông lỏng phần vai và hai cánh tay; nhắm mắt lại, hít thở nhẹ nhàng bằng mũi.

• Nới lỏng quần áo.

• Uống theo đơn của bác sĩ (nếu có).

• Gọi xe cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất.

+ Nếu bệnh nhân bất tỉnh, người cấp cứu cần thực hiện theo một trong hai cách sau:

• Cách 1: Ép tim ngoài lồng ngực 

Hình 36.2. Vị trí ép tim ngoài lồng ngực

• Cách 2: Hô hấp nhân tạo

Hình 36.3. Hô hấp nhân tạo

 

d. Đo huyết áp

- Bước 1: Kiểm tra pin theo hướng dẫn.

- Bước 2: Lắp vòng bít vào bắp tay, mở vòng bít theo hình vòng tròn và luồn vào bắp tay sao cho mép dưới của vòng bít sát khuỷu tay.

- Bước 3: Xiết vòng bít vào bắp tay nhưng không quá chặt, khoảng cách vừa hai ngón tay.

- Bước 4: Bấm nút khởi động, vòng bít sẽ tự động bơm đúng áp suất đo và xả hơi khi đo xong.

- Bước 5: Đọc kết quả tự động hiện trên màn hình máy đo.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1: Tại sao khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ, phải cho bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng.

 

Hướng dẫn giải

Bệnh nhân có thể không chết vì đột quỵ nhưng nếu ngã hoặc va đập mạnh có thể dẫn tới chấn thương sọ não. Chính vì thế, khi bệnh nhân có dấu hiệu của đột quỵ cần cho bệnh nhân nằm ở trên mặt phẳng, cứng

 

Ví dụ 2: Tại sao người bệnh phải thường xuyên đo huyết áp?

 

Hướng dẫn giải

Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không

– Giúp bạn có thể chẩn đoán sớm những vấn đề có thể xảy ra

– Giúp theo dõi tình trạng điều trị của bạn.

– Giúp bạn giảm bớt chi phí khám chữa bệnh

Luyện tập Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Học xong bài này các em cần biết:

– Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, tai biến, đột quỵ; băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.

– Thực hiện được các bước đo huyết áp.

3.1. Trắc nghiệm Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Chảy chậm, áp lực dòng chảy thấp
    • B. Nhanh, ồ ạt, áp lực dòng chảy lớn
    • C. Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ rộng của miệng vết thương 
    • D. Cả A, B, C
    • A. Chảy chậm, áp lực dòng chảy thấp
    • B. Nhanh, ồ ạt, áp lực dòng chảy lớn
    • C. Máu chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ rộng của miệng vết thương 
    • D. Cả A, B, C
    • A. Nhồi máu cơ tim
    • B. Tai biến mạch máu não
    • C. Hở hàm ếch
    • D. Viêm gan B

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

Hỏi đáp Bài 36 Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON